Đồng phục nhưng chưa đồng bộ

Thời điểm này, khi năm học mới tới gần, không chỉ mang đến niềm vui mà còn kéo theo biết bao nỗi lo đối với các bậc cha mẹ. Một trong những nỗi lo ấy chính là trang phục các em mặc đến trường hằng ngày - đồng phục học sinh.

Thời điểm này, khi năm học mới tới gần, không chỉ mang đến niềm vui mà còn kéo theo biết bao nỗi lo đối với các bậc cha mẹ. Một trong những nỗi lo ấy chính là trang phục các em mặc đến trường hằng ngày - đồng phục học sinh.

Đồng phục học sinh Trường THCS Chu Văn An Ảnh: Đông Hải

Đồng phục học sinh Trường THCS Chu Văn An

Ảnh: Đông Hải

                                                

Đến hẹn lại lên

 

Kinh doanh đồng phục học sinh đang đem lại lợi nhuận cao và bắt đầu có cạnh tranh.Tháng 7-8 hằng năm là mùa cao điểm để giới kinh doanh đồng phục học sinh "cháy máy may", vì phải hoạt động hết công suất để giao hàng cho các trường kịp vào năm học mới. Khâu tiếp thị mẫu mã, chất liệu và cả hậu mãi kết thúc từ tháng 5 trước đó. Nhiều trường đón trước nhu cầu, còn đặt may đồng phục cho học sinh ngay từ tháng 6. Bước vào hè cũng là khởi động mùa kinh doanh đồng phục cho học sinh của cả nhà trường và nhà kinh doanh.

 

Theo các cơ sở kinh doanh đồng phục học sinh tại Hải Phòng, nét mới của nhu cầu đồng phục học sinh năm nay là các trường đưa mẫu mã hoặc tự thiết kế đồng phục cho học sinh trường để đặt hàng nhà sản xuất. Một cơ sở chuyên may đồng phục cho biết "Mọi năm phải chuẩn bị ít nhất 20 mẫu đồng phục học sinh để tiếp thị đến các trường, năm nay chúng tôi chỉ giới thiệu 4 mẫu. Không có trường nào chọn mẫu sẵn mà đều đề nghị may kiểu riêng".

 

Nhiêu khê đồng phục học sinh

 

Chị Bùi Thị X kể, con chị năm nay vào học lớp 1 tại một trường học có tiếng trên địa bàn thành phố. Trong buổi tập trung đầu tiên, cháu đã nhận được "trát" của cô chủ nhiệm: Mỗi học sinh phải mua 3 bộ đồng phục xấp xỉ 300.000 đồng. Chị X  là nhân viên bán hàng của một công ty may, chồng làm tiếp thị một hãng bảo hiểm, thu nhập cả hai vợ chồng không cao nên số tiền để mua vài bộ đồng phục tuy không lớn nhưng cũng là khó khăn với vợ chồng chị vào thời điểm này. Chị gặp giáo viên chủ nhiệm xin chỉ mua 2 bộ nhưng không được, cô chủ nhiệm bảo đó là lệnh của hiệu trưởng. Biết là lãng phí, chị rất ngạc nhiên khi thấy nhiều phụ huynh cũng bức xúc như chị nhưng lại "ngại" va chạm, sợ con mình bị cô giáo "thành kiến", nên dù trong bụng không vui, vẫn lẳng lặng bỏ tiền ra mua đồng phục cho con.

 

Cũng chuẩn bị vào năm học mới, một  học sinh nữ lớp 12 về nhắc bố mẹ, cô giáo yêu cầu mỗi học sinh mua thêm 1 áo đồng phục giá 75.000 đồng. Khi các em thắc mắc áo cũ vẫn mặc vừa và là năm cuối cấp, cô giáo chủ nhiệm khăng khăng giữ quan điểm và bảo "ai thắc mắc lên gặp hiệu trưởng". Còn em gái của cô bé thì kể: Ở trường em, học sinh không những phải mua quần áo đồng phục mà năm nay, để tạo phong trào dạy tốt học tốt hơn, nhà trường yêu cầu các em mua cả vở đồng loạt do nhà trường đặt in rồi còn cả cặp sách đồng loạt…

 

Chị Thu Nga, có con gái đang học trường TH, phàn nàn: "Đồng phục của trường cháu chán quá. Chất vải ni-lông may áo vừa bí, vừa nóng. Chất vải quần nhìn đã biết rẻ tiền, cứng và bóng loáng, thế mà giá đâu có rẻ, hơn 80.000 đồng/bộ. Mỗi lần mặc đồng phục đi học, mặt con bé cứ dài thượt. Chúng nó lớn rồi nên biết phân biệt thế nào là đẹp, thế nào là xấu...". Cháu Ánh Ngọc, đang học một trường THCS có tiếng của Hải Phòng, kể: "Nhà may có đến đo cho chúng cháu, nhưng chẳng hiểu sao bộ quần áo của cháu rộng thùng thình như nhầm số đo của ai. Áo quá dài,  quần thì bị chị trêu giống thời trang cách đây 30 năm...". Có phụ huynh thẳng thắn nói: "Chúng tôi biết có trường cố tình bắt học sinh phải mua đồng phục, rồi lại bắt học sinh phải thay đổi đồng phục để ăn chia hoa hồng với nhà may. Có nơi họ ăn chia 10 - 15%, có nơi tới 25%! Nếu chất lượng các bộ đồng phục tốt, chúng tôi còn đỡ bực, đằng này đồng phục của bọn trẻ quá tồi. Nhìn con mặc đồng phục mà cảm thấy như bị lừa...".

 

Trở thành “bức xúc” mùa khai giảng

 

Những bức xúc của phụ huynh và học sinh chung quanh chuyện đồng phục không phải không có lý.

 

Công bằng mà nói, vào một trường học nhìn các em mặc đồng phục, nhất là trong giờ chào cờ, sẽ thấy lòng rộn ràng hơn. Đồng phục góp phần tạo "chất" sư phạm ở môi trường học đường thêm thân thiện, lành mạnh, giúp các em học tập, sinh hoạt và xây dựng quan hệ tốt hơn. Nhưng những chuyện "nhiêu khê" quanh bộ đồng phục xuất hiện làm mất đi phần nào tính tích cực của nó. Nhiều khi đồng phục được may xong phát cho các em mặc, bộ thì rộng thùng thình, có em lại không xỏ được chân vào, thế là đổi chác cứ um cả lên. Đó là chưa kể chất lượng vải. Cấp tiểu học, học sinh rất hiếu động nhưng đồng phục được may bằng vải nilon không thấm mồ hôi. Nhiều em chơi một lúc mồ hôi túa ra không thoát được ra ngoài, thấm ngược vào cơ thể nên phát ốm…Lại có trường quy định, chỉ khi trời lạnh dưới 15 độ C, học sinh mới không phải mặc đồng phục, còn nếu muốn mặc áo ấm phải mặc trùm áo bu - dông đồng phục ra ngoài. Trên thực tế, quy định này rất không phù hợp. Lạnh như vậy, các em chỉ có vài cái áo mỏng, liệu có đủ sức chống rét mà học tập ?

 

Hiệu trưởng một trường THCS ở quận Kiến An tâm sự, trong trường đa số là con em những gia đình nghèo hoặc thu nhập thấp, nên nhà trường rất "ngại" yêu cầu học sinh mua nhiều đồng phục. Do đó mỗi em, tuỳ hoàn cảnh có thể mua nhiều, mua ít. Vị hiệu trưởng này cũng cho hay, các trường không nên ép học sinh mua nhiều đồng phục, rất lãng phí và nguy hại hơn, sẽ gây hiểu lầm và bức xúc cho phụ huynh học sinh. Rõ ràng, đằng sau câu chuyện đồng phục có trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường.  Không nên để chuyện “vặt vãnh” như vậy làm ảnh hưởng đến môi trường sư phạm, tác động đến các em học sinh – những nhân cách đang trong quá trình hình thành và hoàn thiện.

 

Thiên Lam

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.