Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó hạn mặn

Đập thép ngăn mặn, trữ ngọt trên kênh Nguyễn Tấn Thành (Tiền Giang).
Đập thép ngăn mặn, trữ ngọt trên kênh Nguyễn Tấn Thành (Tiền Giang).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Từ nay đến đầu tháng 5, các đợt xâm mặn có xu thế tăng cao, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống dân sinh. Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang chủ động ứng phó, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn mặn gây ra.

Hạn mặn phụ thuộc vào thủy điện đầu nguồn

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng-Thủy văn quốc gia, trong các tháng mùa khô năm 2021-2022, xâm nhập mặn ở tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như năm ngoái.

Mùa lũ năm nay tại các tỉnh ĐBSCL sẽ thấp và muộn hơn do 11 đập ở phía Trung Quốc và 34 đập ở phần hạ lưu vực (Thái Lan, Lào và Tây Nguyên) tích nước. Hiện các hồ chứa thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông đang hạn chế xả nước để tích nước chạy máy phát điện, dẫn đến khả năng xâm nhập mặn sẽ xuất hiện sớm tại ĐBSCL trong mùa khô 2021-2022.

Theo cảnh báo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam (SIWRR), xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn ra sớm, sâu, nước về ít ngay từ đầu mùa khô 2021-2022. Ngay từ tháng 2/2022, tại các địa phương vùng giữa (gồm TP. Cần Thơ, các tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Ðồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre), mặn với nồng độ 4‰ (không dùng tưới cho cây ăn quả) có thể xâm nhập sâu 50-65km.

Các đợt xâm nhập mặn sẽ xuất hiện vào các thời kỳ từ ngày 26/2 đến 5/3, 28/3 đến 3/4 và 29/4 đến 4/5. Dự báo đỉnh điểm hạn mặn tại ĐBSCL trong mùa khô 2021-2022 sẽ diễn ra vào tháng 3 và 4/2022. Vùng ven biển ĐBSCL, mặn xuất hiện sớm và kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến nguồn nước và sản xuất ở các hệ thống thuỷ lợi ven biển.

PGS, TS. Nguyễn Nghĩa Hùng, Phó Viện trưởng SIWRR cho biết, do có điều tiết gia tăng từ các thuỷ điện trên lưu vực, vì vậy nguồn nước cho sản xuất ở mùa khô năm 2021-2022 được dự báo ở mức tương đương với năm 2020-2021, nguồn nước phụ thuộc vào việc vận hành của các đập thuỷ điện thượng nguồn. Khả năng mặn xâm nhập sớm, sâu, nước về ít ngay từ đầu mùa khô và có thể xảy ra những biến động bất thường ở bất cứ thời điểm nào do vận hành thuỷ điện. Vì vậy, các địa phương cần chủ động tích nước ngọt dự phòng cho mùa khô.

Nhiều giải pháp ứng phó hạn mặn

Ứng phó với xâm nhập mặn, hạn hán, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, hoàn thiện và trình Chính phủ Đề án đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia. Một trong những mục tiêu cụ thể (đến năm 2030) của Đề án là ưu tiên giải quyết, khắc phục có hiệu quả tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô tại vùng ĐBSCL.

Nhiệm vụ, giải pháp, chương trình trọng tâm, trọng điểm được xác định là: xây dựng và thực hiện các giải pháp tổng thể tăng cường khả năng ứng phó tác động biến đổi khí hậu và các rủi ro khác liên quan đến nước, đặc biệt tăng cường khả năng trữ lũ, giữ nước ngọt, công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất với quy mô phù hợp với từng vùng, từng lưu vực sông nhằm khắc phục hiệu quả tình trạng hạn hán thiếu nước vào mùa khô vùng ĐBSCL, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa và các hải đảo.

Tại tỉnh Tiền Giang, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh cùng đơn vị thi công đã triển khai xây dựng đập thép tạm, ngăn mặn, trữ ngọt trên kênh Nguyễn Tấn Thành với tổng kinh phí khoảng 10 tỷ đồng, góp phần bảo vệ nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân 2 tỉnh Tiền Giang và Long An.

Ở Cần Thơ, Ban Quản lý Dự án ODA thành phố đã tập trung thực hiện các hạng mục ưu tiên của Dự án 3 có tổng mức đầu tư lên đến hơn 7.343 tỷ đồng, tăng cường khả năng thích ứng của đô thị trước sự biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp…

Các địa phương tỉnh Vĩnh Long ưu tiên đầu tư nạo vét kênh mương, nhất là hệ thống thủy lợi nội đồng, đắp đập thời vụ ngăn mặn và trữ ngọt chống hạn. Trong đó, tỉnh bảo đảm ngăn mặn, cấp nước tưới cho hơn 20 nghìn ha lúa hè thu, hơn 3.700 ha cây màu ở các huyện bị nhiễm mặn cao như Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít, Tam Bình và Long Hồ. Trong khi đó, người dân nơi đây cũng đã có kinh nghiệm ứng phó với hạn mặn qua nhiều năm. Để thích ứng với xu thế chung, người dân đã mua túi trữ nước ngọt để dùng tưới vườn cây ăn quả mỗi khi vào mùa hạn mặn.

Năm nay, hàng chục nghìn hộ nông dân ở các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng đã chủ động được nguồn nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt, do cống Cái Lớn, Cái Bé đã đi vào vận hành giai đoạn 1, ngăn mặn từ biển Tây để trữ ngọt cho một vùng rộng 384.120ha.

Bên cạnh đó, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng mô hình sản xuất mới, ứng dụng công nghệ hiện đại, liên kết vùng… được coi là những giải pháp hữu hiệu để phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL.

Đọc thêm

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.