Đổi đời nhờ... liều

Dường như ai trong đời cũng từng ít nhất một lần tự hỏi rằng làm thế nào để giàu hơn, có những người chỉ hỏi rồi để đấy, song có những người quyết nghĩ và quyết làm. Và đôi khi chỉ cần một quyết định... liều thì người ta có thể “đổi đời” nhanh chóng.

Dường như ai trong đời cũng từng ít nhất một lần tự hỏi rằng làm thế nào để giàu hơn, có những người chỉ hỏi rồi để đấy, song có những người quyết nghĩ và quyết làm. Và đôi khi chỉ cần một quyết định... liều nhưng biết nắm bắt đúng thời cơ thì người ta có thể “đổi đời” nhanh chóng. “Thời buổi này muốn sống đủ ăn thì làm gì cũng có thể được, nhưng muốn giàu lên hay kiếm đủ tiền mua cái nhà, miếng đất thì chỉ còn cách liều mình chớp một cơ hội làm ăn nào đấy may ra mới giàu được”, anh Bùi Văn Sơn, sinh năm 1984, hiện làm cho một công ty thuộc tập đoàn Viettel nói. Từ hồi sinh viên, anh Sơn đã có suy nghĩ sau này ra trường, ngoài tìm một công việc ổn định thì phải dồn tiền đầu tư vào một lĩnh vực nào đấy mới mong kiếm đủ tiền mua một miếng đất để trụ lại Hà Nội. Nghĩ là làm, ngay khi vừa tốt nghiệp Cao đẳng Giao thông Vận tải năm 2007, anh Sơn đã vay tiền từ bạn bè, gia đình, cộng với một chút vốn tích cóp từ hai năm đi làm thêm, để dốc hết vào chứng khoán. Không như một số bạn bè anh lúc mới chơi chứng khoán chỉ dám bỏ ra 10 - 20 triệu đồng, Sơn dốc hẳn 100 triệu đồng vào tài khoản. Thật không may thời điểm cuối năm 2007 thị trường bắt đầu đà lao dốc và “ngủ đông”, số vốn của Sơn theo đó cũng “bay” mất hơn 60 triệu đồng nhưng anh vẫn không "chùn tay".
Đôi khi chỉ cần một quyết định liều mình nhưng nếu đúng thời cơ thì cơ hội làm giàu nằm trong tầm tay
Đôi khi chỉ cần một quyết định liều mình nhưng nếu đúng thời cơ thì cơ hội làm giàu nằm trong tầm tay
Đến tháng 3/2009, khi Sơn tích cóp được một khoản tiền sau hơn một năm làm việc cho Viettel cũng là lúc thị trường chứng khoán khởi sắc, Sơn lại dốc hết vốn vào mua bắt đáy cổ phiếu để bán bù lỗ. Và lần này, chỉ sau hơn một tháng, anh lấy lại được số vốn ban đầu. Đến đầu tháng 9/2009, tài khoản của Sơn đã tăng lên gấp đôi. Lúc đó anh có nghe tin đồn một cổ phiếu họ nhà khoáng sản (KSH) sắp khai thác mỏ vàng, lại thấy giá cổ phiếu đang rẻ và bắt đầu có dấu hiệu gom mua, anh “đánh liều” dốc toàn bộ tài khoản vào mã này. Khi đó giá KSH mới chỉ gần 20.000 đồng một cổ phiếu. Mã này đã tăng trần liên tục sau đó, đến gần cuối tháng 10/2009 thì giá đã lên hơn 90.000 đồng, anh quyết định bán ra và lãi gần 500%. “Lúc ấy tôi không làm sao tả hết cảm xúc sung sướng của mình khi số tiền tôi có trong tay đã lên đến con số hơn 1 tỷ đồng. May mà tôi không tham quá, giá cổ phiếu lên đến 90.000 đồng thì tôi chốt lời. Nếu để thêm vài phiên nữa, đến lúc nó chạm đỉnh và giảm sàn thì tôi chưa chắc đã xả hàng được. Tôi muốn nói là những bạn trẻ khi đã đầu cơ thì đôi lúc phải liều lĩnh nhưng cần biết điểm dừng”, Sơn chia sẻ. Với số tiền trên, Sơn đã rút ra một phần mua đất, phần còn lại anh để đầu tư tiếp vào chứng khoán. Như vậy, nhờ một số quyết định mang tính chất 50/50 cùng với niềm tin vào khả năng, sự suy xét của mình, Sơn đã một bước thành tỷ phú. Trường hợp của chị Tuyết, 35 tuổi, làm việc cho một công ty truyền thông tại Hà Nội cũng là đáng để mọi người học tập về những quyết định liều lĩnh đúng thời. Thời điểm tháng tháng 9, 10 và 11/2009, khi giá vàng đang trên đà lên đỉnh từ hơn 20 triệu đến 29,3 triệu đồng một lượng, chị Tuyết đã nghĩ cách làm thế nào để nhân cơ hội này kiếm lời đậm trong khi vốn chỉ cỏn con. Nhận thấy giá vàng liên tục đi lên và xu hướng giá thế giới, trong nước được dự đoán là sẽ còn tiếp tục tăng mạnh, chị Tuyết đã quyết định cầm cố nhà, vay vốn ngân hàng để gom vàng. Lúc đó giá kim loại quý gần chạm mốc 24 triệu đồng, chị “cắm” ngôi nhà 4 tầng, mặt tiền ở đường Xã Đàn (Kim Liên mới - Hà Nội) được hai tỷ đồng. Cùng với ít vốn dành dụm được, chị Tuyết mang 2,2 tỷ đồng đi mua vàng. Với mức giá 24 triệu đồng, chị Tuyết mua được hơn 90 lượng vàng. Khi giá kim loại quý lên 29 triệu đồng, nhận thấy giá trong nước đang cao hơn giá thế giới quá nhiều (gần 3 triệu đồng một lượng), rủi ro lớn nếu tiếp tục ôm vàng, chị Tuyết quyết định bán ra. Như vậy, chỉ sau hơn một tháng liều mình “cắm” nhà để đầu tư vàng “nóng”, chị Tuyết đã kiếm lời được 450 triệu đồng, bằng tổng thu nhập cả 3 năm đi làm. Anh Nguyễn Đình Chí, nhà ở xóm Núi, thôn Vân Côn, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội thì lại giàu lên nhờ vay tiền gom đất vào thời điểm mới nghe phong phanh thông tin sẽ khởi công xây dựng đường Láng - Hòa Lạc. Nhận thấy khi đường Láng - Hòa Lạc xây xong thì sẽ đi qua địa phận xã Vân Côn và xã này chỉ cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km nếu đi trên trục đường này, anh Chí cho rằng giá đất chẳng mấy chốc mà tăng vọt. Anh Chí đã bàn với mấy anh em trong gia đình hùn tiền mua đất ở xã. Đồng thời anh vay thêm bạn bè, đồng nghiệp, mang sổ đỏ của gia đình và của nhà vợ đi cầm cố để vay tiền ngân hàng gom đất. Anh Chí cho biết, thời điểm anh mua đất thổ cư ở Vân Côn chỉ 1 - 2 triệu đồng một m2, còn đất canh tác một sào (360 m2) giá chỉ hơn một trăm triệu đồng. Đến nay, giá đất thổ cư ở đây đã lên hơn 15 triệu đồng một m2, còn đất canh tác một sào khoảng 500 triệu đồng là ít. Theo anh Chí, dù đất canh tác rủi ro cao nhưng mức giá trên vẫn rẻ nên nhiều người vẫn tìm đến mua. Anh Chí còn quyết định xin nghỉ việc ở một công ty về vật tư tại Hà Nội để mở văn phòng giao dịch, môi giới nhà đất tại nhà. “Lúc đó nếu tôi không chạy vạy khắp nơi vay tiền thì giờ gia đình chắc không khá lên được. Cách đây hơn 2 năm, tôi chỉ là một người làm công ăn lương, đi làm xa rất vất vả, vợ làm ruộng, gia đình phải chi tiêu rất tiết kiệm vì còn nuôi hai con nhỏ. Từ khi đầu tư vào đất đai, tôi xây được nhà mới rộng rãi, tiện nghi, riêng gian trước có mặt tiền rộng cả chục m chỉ để cho vợ mở một shop bán quần áo và tôi mở văn phòng nhà đất. Hiện còn vài miếng đất tôi vẫn chưa bán mà để đợi giá lên rồi tính”, anh Chí nói. Những câu chuyện kể trên cho thấy, đôi khi chỉ cần một quyết định liều mình nhưng biết nắm bắt đúng thời cơ thì người ta có thể “đổi đời” nhanh chóng. Và nhiều người khi chưa có gì trong tay thì sẵn sàng “liều mình” làm ăn lớn, nhưng khi đã có “của ăn của để”, họ lại thường rất thận trọng với những quyết định kinh doanh của mình, có lẽ do quan niệm cơ hội không đến lần thứ 2. Tuy nhiên cũng có không ít người “nghiện” cái sự liều, khi cuộc sống đã khá sung túc. Anh Đức, trưởng phòng giao dịch một công ty chứng khoán tại Hà Nội là một ví dụ. Ngay từ khi “chân ướt chân ráo” bước vào nghề chứng khoán, anh đã nuôi quyết tâm... phải liều để làm giàu. Hồi chưa có vợ, anh "cắm bất cứ cái gì có giá trị như xe máy, máy tính, điện thoại, rồi vay tiền bạn bè để mua cổ phiếu. Đến lúc có gia đình, không ít lần anh mang hết tiền dành dụm của hai vợ chồng đổ vào chứng khoán. Có lần anh còn mang cả tiền hai vợ chồng tiết kiệm và vay mượn để chuẩn bị mua nhà nhằm dốc tiền mua một cổ phiếu sắp được “đánh lên”. Kết quả là vụ đó anh thắng lớn nhưng căn nhà đẹp định mua đã phải nhượng lại cho người khác vì không huy động kịp tiền. Làm trong nghề chứng khoán nên khi quyết định đầu tư vốn vào mã nào anh Đức đều suy tính rất kỹ, song cũng không ít lần anh chịu cảnh “thua đau” vì cái sự “liều mình như chẳng có”.
Theo Đông Nhiên
Đất Việt

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.