Đội đặc nhiệm “Gió Lốc” chiến đấu 10 phút hạ 4 không tặc cứu gần 240 người

GIGN triển khai lực lượng, chuẩn bị tiêu diệt bọn khủng bố
GIGN triển khai lực lượng, chuẩn bị tiêu diệt bọn khủng bố
(PLO) -Ngày 26/12/1994, đội can thiệp hiến binh của Pháp bất ngờ tấn công vào những kẻ khủng bố người Algeria bắt cóc chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không Pháp. Sau hơn 10 phút chiến đấu quyết liệt, cả 4 tên không tặc bị bắn chết, giải cứu thành công con tin sau vụ cướp máy bay kéo dài 54 giờ. 

Vụ bắt cóc trước Giáng sinh

Từ tháng 11/1993, tình hình chính trị Algeria rất mất ổn định. Bọn khủng bố liên tục tổ chức các hoạt động gây lo lắng cho nhân dân. Các vụ án bắt cóc tống tiền, ám sát nhằm vào người nước ngoài liên tiếp xảy ra. Đã có hơn 60 người nước ngoài quốc tịch Nam Tư, Pháp, Nga, Trung Quốc bị giết hại. 

Ngày 24/12/1994, sát lễ Giáng sinh, lúc 11 giờ 22 phút, Larers - cố vấn an ninh của hãng hàng không Pháp - nhận được thông báo, máy bay số hiệu 8969 của hãng hàng không Pháp bay trên tuyến Alger - Paris đã bị bắt cóc tại sân bay Alger, thủ đô Alger của Algeria, trên máy bay có 227 hành khách và tổ lái 12 người.

Bọn không tặc gồm 4 tên người Ảrập, thuộc một tổ chức cực đoan của Mặt trận cứu nguy Hồi giáo. Chúng đưa ra điều kiện, trước 9 giờ GMT ngày 25, phải trả tự do cho hai thủ lĩnh của Mặt trận cứu nguy Hồi giáo đang bị giam lỏng. Chúng thách thức, nếu không đáp ứng yêu cầu trên, sẽ xử tử các con tin.

Thông báo cho biết, bọn không tặc sau khi lên máy bay đã đeo mặt nạ, thả tự do cho 63 con tin là phụ nữ và trẻ em. Chúng giết chết hai người, một người là sĩ quan an ninh mật của Algeria đi nghỉ phép tại Pháp, người kia là tham tán sứ quán Việt Nam tại Algeria. 

Với tư cách là đại diện hãng hàng không Pháp, Larers báo cáo tình hình lên Chính phủ Pháp. Rất nhanh, Chính phủ thông báo, người của đội đặc nhiệm cảnh sát quốc gia sẽ bay đến Algeria xử lý vụ này, đồng thời gọi điện cho Thượng úy Kim - Đội trưởng Đội hành động số 1 của đội đặc nhiệm - thông báo tình hình. 

Sau cú điện, Kim nhận được thông báo từ sở chỉ huy, yêu cầu các chiến sĩ trong tổ phải lập tức chuẩn bị thi hành nhiệm vụ. Thượng úy Kim khẩn cấp phổ biến cho các chiến sĩ trực chiến, khẩn trương thông báo cho những người trong đội đang được nghỉ lễ quay trở lại căn cứ.

Đến 17 giờ 52 phút, sau 4 giờ, 54 thành viên của đội đặc nhiệm đã xếp hành chỉnh tề trên thao trường sẵn sàng nhận nhiệm vụ hành quân đến Algeria để tiêu diệt bọn khủng bố. Lúc 2 giờ 10, các chiến sĩ chuẩn bị lên máy bay bay đến Algeria, thì bất ngờ nhận được mệnh lệnh thay đổi đường bay, di chuyển đến sân bay miền Nam nước Pháp. 

Tình huống là, sau khi bắt cóc máy bay và giam giữ con tin, tên cầm đầu đã yêu cầu Bộ trưởng An ninh của Algeria được cho đến Pháp. Lúc đầu phía chính phủ Algeria không đồng ý, nhưng sau do bọn khủng bố liên tục giết con tin một cách man rợ để gây sức ép.

Tên trùm nói: "Đây không được thì bọn ta sang Pháp. Thử xem bọn Pháp có chịu hợp tác hay không?" "Không được, không thể để chúng đến Pháp được, như vậy thì chúng ta còn ra thể thống gì nữa. Tôi đã cho điều đội cảnh sát đặc biệt đến rồi" - Bộ trưởng an ninh của Algeria trả lời, thể hiện lập trường cứng rắn.

"Không cho chúng tao đi thì giết con tin, mỗi phút một đứa" - Tên trùm cứng đầu nói lại. Rồi một tiếng nổ đanh gọn vang lên, người thư ký thương mại của sứ quán Pháp tại Algeria bị giết, xác bị ném ra ngoài từ cửa trước của máy bay. Cuối cùng, phía Algeria bị khuất phục, đồng ý yêu cầu của bọn khủng bố. Sáng sớm ngày 25/12, chiếc máy bay của hãng hàng không Pháp rời sân bay Alger bay đến Mariana của Pháp, sân bay mà bọn khủng bố cho là an toàn nhất. 

Các chiến sĩ áo đen đột nhập vào trong chiếc máy bay từ cửa sau.
 Các chiến sĩ áo đen đột nhập vào trong chiếc máy bay từ cửa sau.

Kế hoạch táo bạo, thành công rực rỡ

Đến sân bay, Thượng úy Kim h nghiên cứu tỷ mỉ vị trí điểm đỗ của máy bay. Paris đưa ra chỉ thị ngắn gọn: "Bằng bất cứ giá nào, bằng mọi cách, quyết không để máy bay rời sân bay Mariana”. 

Sau khi tính toán kỹ lưỡng, Thượng úy Kim quyết định tấn công ngay khi máy bay hạ cánh, đây là hành động xử lý các vụ bắt cóc máy bay liều lĩnh, chưa có quốc gia nào trên thế giới thực hiện. Kim cho rằng: Chỉ có bất ngờ tấn công mới mong chiến thắng. Bọn không tặc không thể ngờ đến điều này, đây chính là cơ hội tập kích tốt nhất.

Theo đó, hai bên đường băng hạ cánh, các tay súng bắn tỉa trong trang phục rằn ri nằm phục trong thảm cỏ, những họng súng bắn tỉa có gắn kính ngắm bắn đêm nhằm về hướng đã định, toàn bộ các chiến sĩ tham gia tấn công đều đội một loại mũ được thiết kế cực kỳ hiện đại, ngoài tác dụng bảo vệ còn mang thiết bị quan sát, quay phim hồng ngoại, cho phép họ trong đêm tối có thể nhìn thấu suốt qua thân máy bay, nhìn rõ được mọi hành động của bọn tội phạm trong máy bay. 

Lúc 4 giờ 22 phút, trong hệ thống kiểm soát âm thanh vang lên tiếng động cơ máy bay đang lại gần. Rất nhanh sau đó, chiếc Airbus số hiệu 8969 xuất hiện trong tầm mắt mọi người, hạ cánh chính xác đúng vị trí đã dự định.

Lúc này, các ngọn đèn trên sân bay vụt tắt, trên đường băng bóng tối nhanh chóng bao trùm. Những kẻ không tặc trên máy bay dường như không hay biết gì về những việc đang diễn ra, chúng đang chờ đợi cuộc đàm phán của chính phủ Pháp. 

4 giờ 25 phút, sau khẩu lệnh của Thượng úy Kim, 24 chiến sĩ lao đến chiếc máy bay từ nhiều hướng. Thượng úy Kim dẫn đầu 3 chiến sĩ tấn công vào cửa trước bên phải máy bay. Họ dùng mìn định hướng phá tung cánh cửa kim loại, xông vào trong khoang. Hai tổ khác dùng thang dây gài vào thân máy bay, trèo lên máy bay.

Những tay thiện xạ phục kích xung quanh máy bay bắt đầu nhả đạn chính xác. Dựa vào hệ thống kính ngắm đặc biệt gắn trên mũ, họ nhìn rõ vị trí ẩn nấp của bọn khủng bố. Rất nhanh, 4 tên không tặc đã bị những luồng hỏa lực mạnh và chuẩn xác dồn vào buồng lái. 

Thượng úy Kim và hơn 20 đồng đội của mình đã lọt vào trong máy bay, men theo lối đi giữa các hàng ghế, vừa bắn vừa nhanh chóng tiến lên. Tranh thủ thời cơ bọn khủng bố không kịp ngó ngàng đến con tin, các chiến sĩ mở mọi cánh cửa, thả thang dây xuống, các hành khách và tổ lái vội vàng trốn thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. 

Lúc này, còn lại trong khoang là hơn 20 chiến sĩ và 4 tên bắt cóc, Thượng úy Kim chỉ huy 2 chiến sĩ dùng bộc phá, phá tung cánh cửa buồng lái, 4 tên khủng bố gần như không kịp phản ứng thì ngực đã nát nhừ như "tổ ong”.

Trận chiến đấu kết thúc vào lúc 4 giờ 33 phút 20 giây. Như vậy, trong khoảng thời gian 8 phút 20 giây, Thượng úy Kim và đồng đội đã hành động chớp nhoáng, tiêu diệt bọn khủng bố và giải thoát toàn bộ con tin. 

Sau trận đánh, Trung uý Kier, trợ thủ của Thượng úy Kim hóm hỉnh trả lời phỏng vấn: "Tôi đang định bóp cò thì bị một tên không tặc ra tay trước, nhưng không ngờ viên đạn của hắn đã chui vào trong nòng súng của tôi. Nếu không, tôi đã không còn có thể đứng ở đây để trả lời câu hỏi của các bạn. Những sự việc may mắn như vậy khó gặp một lần trong đời, vậy mà lại rơi đúng vào tôi, đúng là Thượng đế phù hộ!". 

Cuộc tấn công vừa kết thúc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Lat đích thân mở tiệc mừng công đội đặc nhiệm; Tổng thống Mitterrand gửi điện báo từ Paris chúc mừng toàn đội; Thủ tướng Jacque Chirac cũng gửi điện khen ngợi: "Về tinh thần dũng cảm, các bạn rất xứng đáng là tấm gương của nước Pháp!".

Lão tướng Larers được chứng kiến toàn bộ chiến dịch từ vị trí đài chỉ huy sân bay Mariana cũng xúc động nói: "Với tư cách nguyên là một lính đặc nhiệm, tôi cảm thấy vui mừng trước sự thể hiện tuyệt vời của họ, họ xứng đáng với danh hiệu "Anh hùng nước Pháp". 

Trong trận chiến, thượng úy Kim là người đi đầu phá cửa và xông vào khoang máy bay đầu tiên, được nhận giải thưởng vinh dự cao nhất của nước Pháp - huân chương "Bắc đẩu Bội tinh" hạng nhất. Anh nói với phóng viên báo "Nhật báo Paris":

"Để có được chiến thắng hôm nay, tôi mãi mãi không thể nào quên những ngày đêm trên bãi tập, không thể nào quên những đồng đội sát cánh chiến đấu bên mình. Vinh quang mãi mãi thuộc về những anh hùng hy sinh thân mình vì nước Pháp". Chính nhờ vào tinh thần chủ nghĩa anh hùng ấy, đội can thiệp hiến binh Pháp mới có đủ sức mạnh đối phó bất kỳ sự thách thức nào của những kẻ khủng bố.

Điều đặc biệt trong trận chiến đấu này là, cùng với bố trí lực lượng tác chiến, Chính phủ Pháp đã cho phép bố trí truyền hình trực tiếp trận đánh. Theo thống kê, số người xem chương trình truyền trình đặc biệt này vượt xa tất cả những giải thi đấu thể thao lớn trước đây, là điều đặc biệt nhất mà chưa quốc gia nào trên thế giới thực hiện từ trước đến nay. Điều này lý giải vì sao GIGN luôn là lực lượng được nhân dân Pháp và thế giới ngưỡng mộ...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.