Gương sáng Pháp luật

Độc đáo Tết Đoan Ngọ của người Việt

Sư tích Tết Đoan gọ ở Việt Nam gắn với tục giết sâu bọ
Sư tích Tết Đoan gọ ở Việt Nam gắn với tục giết sâu bọ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ca dao Việt Nam có câu: “Tháng tư đong đậu nấu chè/ Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm” Người Việt Nam rất coi trọng Tết Đoan ngọ, coi đây là cái tết quan trọng thứ hai trong năm, chỉ sau Tết Nguyên đán. Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết Đoan dương, Tết Nửa năm, Tết Giết sâu bọ.

Về từ nguyên, Đoan ngọ có thể hiểu nôm na là “ngày nóng nhất trong năm” hoặc “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. Đoan (开) nghĩa là bắt đầu (khai đoan). Ngọ (午) chỉ giờ ngọ, tức khoảng thời khắc nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều). Theo lịch kiến Dần (nông lịch hiện nay), tháng năm là tháng Ngọ (tháng giêng là tháng Dần). Như vậy, ngày Đoan ngọ là thời điểm ngày dương nhất, tháng dương nhất trong năm (nên gọi tết Đoan dương). Một chi tiết nữa là ngày Đoan ngọ rất gần với tiết Hạ chí trong nhị thập tứ tiết khí nông lịch, tức là ngày bắt đầu chuỗi ngày nóng.

Tết Đoan ngọ ở Việt Nam còn gọi là Tết Giết sâu bọ vì người ta tin rằng khi ăn những món ăn, thức uống trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ

Món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan ngọ của người Việt Nam hoàn toàn khác so với Trung Quốc

Lâu nay cho rằng, Tết Đoan ngọ của người Việt có xuất xứ từ Trung Quốc gắn liền với một nhân vật trong lịch sử Trung Quốc tên là Khuất Nguyên, song sự thật không phải như vậy.

Căn cứ vào một số công trình nghiên cứu văn hóa cho thấy, Tết Đoan ngọ của người Việt hiện nay có nguồn gốc hoàn toàn khác so với Tết Đoan ngọ của người Trung Quốc.

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết Giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan ngọ. Từ đó cho thấy, nó thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Ở Việt Nam, người ta truyền cho nhau sự tích về nguồn gốc Tết Đoan ngọ như sau: Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến rất nhiều ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Người dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau, hàng đàn sâu bọ liền chết hết. Lão ông còn dặn thêm, sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, người dân đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Về nguồn gốc của Tết Đoan ngọ, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm nêu trong sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: “Tết Đoan ngọ là Tết của người Bách Việt phương Nam (phía Nam sông Dương Tử đổ xuống), xứ nóng, kỷ niệm thời điểm nóng nhất giữa năm”.

Tác giả luận giải: Giữa năm là vì, theo lịch nguyên thủy, năm tính từ tháng Tý: đầu năm là Tý, giữa năm là Ngọ. Tháng Tý là tháng lạnh nhất, tháng Ngọ hiển nhiên là nóng nhất. Đoan là “nhất”, tết “Đoan ngọ” là ngày nóng nhất, giữa năm. Không phải ngẫu nhiên mà ngày 5/5 ÂL năm nào cũng gần trùng với ngày Hạ chí. Nóng là dương, cho nên tết này còn gọi là Tết Đoan dương.

Theo quan niệm Đông phương thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này gọi là Tết Đoan dương. Và tháng Năm cũng là tháng Ngọ trong một năm. Tết này gọi là Tết Đoan ngọ vì tháng Năm là lúc bắt đầu trời nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa.

Sách “Lễ tết Trung Hoa” (Chinese Festivals, N.Y., 1952 của W. Eberhard (Chinese Festivals, N.Y. 1952) viết: “Đoan ngọ là Tết của phương Nam, Tết cầu may, Tết của sự sống”.

Làm bánh trôi dịp Tết Đoan Ngọ qua nét vẽ của Henri Oger

Làm bánh trôi dịp Tết Đoan Ngọ qua nét vẽ của Henri Oger

Tác giả Nghê Nông Thủy, thuộc Hội Dân tộc học Trung Quốc cũng thừa nhận: “Tết Đoan ngọ là cống hiến to lớn của người Bách Việt đối với văn hóa Trung Hoa” (Hội Dân tộc học Trung Quốc, 2011).

Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan ngọ là Tết Giết sâu bọ, vì đây là thời điểm nóng nực nhất, nhiều bệnh tật phát sinh; do đó ngày này, người ta thường ăn uống các loại thực phẩm giết sâu bọ, bảo vệ cơ thể.

Về tên gọi Tết Nửa năm, tác giả Nguyễn Ngọc Thơ trong “Lại bàn về nguồn gốc Tết Đoan ngọ” giải thích: “Thời cổ đại, người Việt Nam dùng lịch kiến Tý, do vậy tháng mở đầu trong năm là tháng 11 âm lịch. Theo cách tính này, ngày 5 tháng năm rơi vào thời điểm nửa năm, do vậy dân gian Việt Nam rất chuộng tên gọi Tết Nửa năm”.

Có lẽ bắt nguồn từ hiện thực Tết Đoan ngọ sản sinh từ trí tuệ của truyền thống nông nghiệp phương Nam, được người Trung Hoa về sau tại nhiều địa phương khác nhau lại gắn vào nhiều điển tích khác nhau từ Ngũ Tử Tư, Việt vương Câu Tiễn, Khuất Nguyên đến Tào Nga, Trần Lâm…

Sự thật rằng Tết Đoan ngọ xưa do nhân dân lao động cùng nhau sáng tạo, cùng hưởng thành quả và không ai làm tác giả cụ thể. Tết Đoan ngọ hẳn là gắn với thời tiết, nó phản ánh một cột mốc quan trọng: ngày nóng nhất trong năm. So với người Trung Quốc, người Việt Nam thiên hẳn về lối sống dân gian, tư duy tổng hợp – trừu tượng và truyền thống văn hóa truyền miệng đã giúp gìn giữ phong tục ngày tết này, mà không cần thiết gắn liền với các nhân vật lịch sử. Ngược lại, Trung Quốc lớn, dân số đông, dân tộc đa dạng, việc chính thức hóa một phong tục dân gian bằng thao tác gắn chúng với các nhân vật lịch sử có chức năng tích cực, nhất là trong chức năng đại đoàn kết.

Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan ngọ của người Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc như nhiều người hiện nay vẫn lầm tưởng.

Phong tục trong ngày Tết Đoan ngọ

Có tiết lễ, phải có cúng bái. Các gia đình chuẩn bị mâm thức ăn nguội (bánh chưng, trái cây, thạch quả v.v.) trước để cúng bái tổ tiên sau ăn để bảo vệ sức khỏe. Đối tượng được cúng bái là vong linh tổ tiên, các vong hồn cô độc và Thổ công. Miền Bắc Việt Nam thường phải có quả dưa hấu to bên bàn cúng lễ (vì đang mùa dưa hấu). Các làng xã xưa tổ chức cúng lễ tại các đình, đền, miếu mạo. Các thôn xóm nhỏ hơn tổ chức cúng ở các miếu tự.

Sau cúng lễ, người Việt Nam tổ chức ăn uống chứ không mang vứt xuống sông như ở phong tục Trung Quốc. Dân cư miền Trung khu vực Huế thường nấu xôi ăn với thịt vịt (tính hàn, vị ngọt mát), còn người Đà Nẵng đến Quảng Ngãi cho trẻ con vào vườn hái quả ăn, một số ít gia đình nấu xôi chè cúng lễ. Cư dân nông thôn miền Nam thường đúc bánh lọt, nấu chè trôi nước và xôi gấc trước cúng tổ tiên, sau ăn uống quây quần. Cộng đồng người Hoa thì làm hoặc mua bánh ú để cúng thần thánh, tổ tiên. Các gia đình hành nghề Đông y còn tổ chức cúng Thánh sư.

Tục hái thảo dược làm thuốc qua nét vẽ của Henri Oger

Tục hái thảo dược làm thuốc qua nét vẽ của Henri Oger

Nếu ở gia đình thờ cúng tổ tiên, làng xã cúng thần Thành hoàng, thần đất thì ở cấp quốc gia, người Việt Nam cúng giỗ tổ mẫu Âu Cơ. Ca dao có câu:

“Tháng năm ngày tết Đoan dương

Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang”.

Ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ được chọn vào ngày 5 tháng 5. Dân cư từ nhiều vùng khác nhau trong cả nước hành hương về đền Âu Cơ ở Việt Trì (Phú Thọ) để tế lễ, thể hiện lòng biết ơn tổ mẫu.

Theo quan niệm xưa thì quanh năm sâu bọ ở bên trong, đến ngày mùng 5 tháng Năm là chúng ngoi lên, nên ta cần giết chúng. Thường lệ, người ta ăn một bát rượu nếp ngay sau khi ngủ dậy (để cho “sâu bọ” trong người say) và sau đó ăn hoa quả (để cho chúng chết). Ngày nay, nếu không có rượu nếp, người ta dùng rượu trắng, hoặc sang hơn dùng rượu Tây như Martel, Cognac… mạnh đô hơn.

Ngày xưa, vào ngày này, người ta còn có tục nhuộm móng chân, móng tay, tục khảo cây lấy quả, tục treo ngải cứu để trừ tà... Đối với trẻ con, thì được lấy một ít thần sa, chu sa hoặc ít vôi bôi vào hai bên thái dương, vào ngực bụng và rốn để chúng không bị đau bụng, nhức đầu. Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho trẻ con. Bùa kết bằng chỉ ngũ sắc, kết theo hình hoa sen, quả đào, quả ớt... Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.

Đọc thêm

Cùng mỉm cười với Phật

Cùng mỉm cười với Phật
GNO - Không phải ngẫu nhiên nhiều người trên thế giới đều thích trình bày tranh tượng Phật trong nhà dù không phải là Phật tử. Nụ cười Phật góp phần tạo nên không gian thanh tịnh tốt lành.

Phải mất thứ gì đấy, con người ta mới suy nghĩ lại những sai trái của mình

Ảnh minh hoạ. (Ảnh: internet).
(PLVN) -  Cuộc sống là một hành trình dài đầy những sai lầm và bài học. Nhưng có một sự thật không thể chối cãi: con người ta thường chỉ nhận ra sai lầm của mình khi đã mất đi một điều gì đó quý giá. Dường như, sự mất mát chính là “hồi chuông cảnh tỉnh” mạnh mẽ nhất, buộc chúng ta phải đối diện với chính mình.

Ba thứ vô thường, vô giá, và cần trân trọng trong đời người

Ảnh minh hoạ (Ảnh:Giacngo.vn)
(PLVN) -  Trong cuộc đời mỗi con người, có những thứ thoáng qua như cơn gió, dễ đến và cũng dễ đi. Đó là công danh, tiền tài và sự nghiệp. Những thứ này, dù có vẻ hào nhoáng và rực rỡ, thực chất chỉ là phù du. Công danh có thể mất đi khi thời thế đổi thay, tiền tài cũng chỉ như nước chảy qua tay, và sự nghiệp, dù lớn lao đến đâu, cũng chẳng thể trường tồn mãi. Đuổi theo những điều này mà quên đi giá trị thực sự của cuộc sống, con người sẽ tự đánh mất chính mình.

Tàu siêu tốc xuyên Đại Tây Dương từ New York đến London chỉ trong gần 1 giờ

Tàu siêu tốc xuyên Đại Tây Dương từ New York đến London chỉ trong 1 giờ (Ảnh: NDTV)
(PLVN) - Ý tưởng táo bạo về một đường hầm xuyên Đại Tây Dương kết nối New York và London đang trở lại, hứa hẹn rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố xuống còn chưa đầy một giờ. Dự án không chỉ mở ra kỷ nguyên mới cho giao thông liên lục địa mà còn mang đến giải pháp thân thiện với môi trường so với hàng không truyền thống.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz do ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện vừa phóng khoáng vừa có chút tự sự. (Ảnh: Hanoi Blues Note)
(PLVN) - Trong Album “Rồi như đá ngây ngô”, 5 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện theo phong cách jazz của riêng cô, vừa có chút phóng khoáng vừa có chút tự sự, trong không khí lắng đọng đến từ những trải nghiệm cuộc đời.