“Tự do” từ góc nhìn của ‘bậc thầy tâm linh’ Osho

“Tự do” từ góc nhìn của ‘bậc thầy tâm linh’ Osho
(PLVN) - Trong suốt chiều dài lịch sử, con người luôn kêu đòi tự do, luôn đấu tranh vì tự do. Nhưng tự do thật sự là gì? Chúng ta có thực sự tự do như mình vẫn nghĩ?

Chúng ta bị nhào nặn để quên đi tự do

Nói về tự do, hẳn có không ít người cho rằng tự do là được làm điều mình muốn, sống theo cách mình muốn. Số khác thì định nghĩa tự do bằng việc hành động vượt khỏi những khuôn khổ của xã hội. Nhưng với “bậc thầy tâm linh” Osho, tất thảy những điều ấy không phải là tự do đích thực. Mong muốn “thoát khỏi” điều gì, hay “làm bất cứ điều gì mình muốn” chỉ là các dạng thức khác của nô lệ, bởi vì chúng vẫn bị điều khiển bởi các mong muốn, khao khát và tâm trí hỗn loạn. Trong cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” do First News – Trí Việt vừa ấn hành, Osho sẽ cùng bạn đọc khám phá ba chiều kích của tự do và những bước cần thiết để đi đến sự tự do đích thực.

Theo đó, chiều kích đầu tiên của tự do là về thể chất, tức là giải phóng con người khỏi những áp bức cụ thể như chế độ nô lệ, phân biệt giới tính, bất công xã hội… Osho cho rằng tự do thể chất nghĩa là “không có sự phân biệt giữa da trắng và da đen, không có sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà, không có bất kỳ sự phân biệt nào liên quan đến cơ thể. Không ai trong sạch, không ai uế tạp; mọi cơ thể đều như nhau”. Đây cũng chính là nền tảng của tự do. Tuy nhiên, sự tự do về thể chất vẫn chưa đủ, để bước lên những tầm cao hơn, chúng ta cần có sự tự do tinh thần và tự do tâm linh.

Tự do tinh thần, theo Osho, là sự giải phóng khỏi các khuôn mẫu tư duy, các định kiến và niềm tin bị áp đặt từ nhỏ. Ông cho rằng xã hội mà chúng ta đang sống là “một sản phầm nhân tạo” – nơi mỗi cá nhân ngay từ khi sinh ra đã bị nhào nặn để tuân theo và phục tùng. Chúng ta được gắn liền với những từ ngữ như “xã hội”, “quốc gia”, “tôn giáo”... Chúng ta đã quen với những guồng máy tổ chức, cũng quen với luật pháp và cảnh sát. Để được tự do tinh thần, như Osho chỉ ra, ta phải vứt bỏ hết thảy những điều ấy, phải bỏ đi những niềm tin đã được gieo vào đầu, phải từ chối những chân lý từng được dạy để tự mình khám phá ra sự thật.

Nhưng ngay cả khi đạt được tự do tinh thần thì hành trình vẫn chưa kết thúc, bởi điều đó chỉ mở ra cánh cửa để bước vào cấp độ cao nhất: tự do tâm linh. Đây là trạng thái mà con người nhận thức được bản chất chân thực của mình không phải là cơ thể hay tâm trí, mà là tâm thức thuần khiết, không bị ràng buộc bởi bất kỳ thứ gì. Từ chiều kích này, Osho không chỉ lý giải về tự do mà còn vẽ nên một viễn cảnh nơi con người được “là chính mình” trong sự tự tại và bình yên tuyệt đối.

Ông nhìn nhận: “Tự do thực sự xuất phát từ nhận thức không lựa chọn, khi có nhận thức không lựa chọn thì tự do sẽ không phụ thuộc vào sự vật hay hành động nào. Tự do theo sau nhận thức không lựa chọn là tự do được là chính mình. Và bạn đã là chính mình rồi, bạn được sinh ra cùng với điều đó, cho nên nó không phụ thuộc vào bất cứ điều gì khác. Không một ai có thể trao cho bạn tự do và không một ai có thể tước đoạt tự do khỏi tay bạn. Một thanh gươm có thể chặt đầu bạn nhưng không thể cắt đứt tự do của bạn, bản thể của bạn”.

Hãy tự do như chim tung cánh

Nếu quan sát kỹ, không khó để thấy rằng dù đã phát triển hàng ngàn năm nhưng con người vẫn đang sống trong xiềng xích của chế độ nô lệ. Chúng ta tự ràng buộc mình vào những thứ hữu hình như nhà cửa, xe cộ, tiền bạc cho đến những thứ vô hình như tình yêu, xã hội… Và điều đáng buồn là chúng ta tin rằng những xiềng xích ấy là trang sức, thậm chí vui mừng vì đã có nhiều “trang sức”. Nhưng chính sự lệ thuộc ấy khiến bạn mất đi tự do. Như Osho nhìn nhận:

“Tự do chẳng liên quan gì đến bên ngoài; con người có thể tự do ngay cả khi đang ở trong một nhà tù thực sự. Tự do là thứ ở bên trong; nó thuộc về tâm thức. Bạn có thể tự do ở bất cứ nơi nào – bạn vẫn có thể tự do khi bị xiềng xích, bị cầm tù – và bạn có thể không tự do khi ở bên ngoài nhà tù, trong chính ngôi nhà của mình, nhìn bề ngoài có vẻ hoàn toàn tự do nhưng bạn vẫn là tù nhân nếu tâm thức của bạn không tự do”.

Những điều này nghe thật điên rồ làm sao. Thế nhưng, khi choáng váng qua đi, ta lại bắt đầu suy ngẫm về những điều ông đã nói và cảm thấy tâm trí được khai mở. Quan trọng hơn, điều làm nên sức nặng trong lập luận của Osho không chỉ là cách ông định nghĩa tự do, mà còn ở phương pháp mà ông đưa ra để đạt được nó. “Người kiến tạo của thế kỷ 20” cho rằng chỉ qua thiền định và nhận thức sâu sắc, con người mới có thể đạt tới tự do tối thượng. Ông quan niệm rằng, trong thiền, con người dần thoát khỏi sự bám víu vào tâm trí và các vai diễn xã hội để nhận ra rằng bản thân vốn đã tự do từ lúc sinh ra, chỉ là chúng ta bị che khuất bởi tầng tầng lớp lớp những hệ thống và lề thói của xã hội.

Trong “Tự do – như chim tung cánh”, Osho dẫn dắt người đọc vào thế giới của thiền, không phải như một nghi thức tôn giáo hay một bài tập tâm lý, mà là một cách để trở về với bản chất thuần khiết của chính mình. Điều ấy được ông lồng ghép qua những hình tượng như lạc đà, sư tử và đứa trẻ; hoặc những mẩu chuyện, cuộc đối thoại ngắn...

Osho – Tác giả cuốn sách “Tự do”

Osho – Tác giả cuốn sách “Tự do”

Chính sự giản dị trong cách tiếp cận này khiến triết lý của Osho trở nên gần gũi nhưng cũng không kém phần sâu sắc. Tuy nhiên, những quan niệm khác biệt của Osho cũng nhận về những phản hồi trái chiều. Có người cho rằng ông quá nhấn mạnh vào tính cá nhân mà xem nhẹ cộng đồng, và việc tìm kiếm sự tự do nội tại có thể khiến con người thờ ơ với các vấn đề xã hội. Nhưng nếu nhìn sâu hơn, ta sẽ thấy rằng Osho không phủ nhận tầm quan trọng của cộng đồng, thay vào đó, ông khẳng định rằng một xã hội tự do thực sự chỉ có thể tồn tại khi từng cá nhân trong đó đã vượt qua được sự nô lệ. Đây là một nhận định không chỉ đúng với thời đại của ông mà còn mang ý nghĩa sâu sắc trong bối cảnh hiện tại, khi con người ngày càng lạc lối trong guồng quay xã hội và đánh mất chính mình.

Osho chỉ ra: “Tự do là chuyện cá nhân của bạn. Nó hoàn toàn chủ quan. Nếu bạn vứt bỏ mọi rác rưởi của quá khứ và mọi ham muốn, tham vọng về tương lai, thì trong chính khoảnh khắc này, bạn tự do – như chim tung cánh, cả bầu trời thuộc về bạn. Mà có lẽ ngay cả bầu trời cũng không phải là giới hạn”.

Trong suốt hành trình đi tìm tự do, Osho không kêu gọi một cuộc cách mạng xã hội ở quy mô lớn mà đề nghị từng cá nhân âm thầm thay đổi từ bên trong. Ông cho rằng tự do có nghĩa là chịu trách nhiệm nhiều hơn, nhiều đến mức không cần ai phải can thiệp vào cuộc sống của bạn. Và khi mỗi cá nhân tự có trách nhiệm, tự mình phát triển thì nhân loại sẽ phát triển, xã hội biến mất và mọi cái ác mà xã hội tạo ra cũng sẽ biến mất theo.

Với giọng văn sắc bén và đầy tính khai mở, “Tự do – như chim tung cánh” không chỉ dựng nên một bức tranh đầy triết lý về sự tự do mà còn dẫn dắt chúng ta bước vào cuộc hành trình khai phá bản chất thật sự của mình. Như lời Osho đã nhắn nhủ: “Tự do là trải nghiệm tối thượng của cuộc sống. Không có gì cao hơn tự do. Và từ tự do, nhiều bông hoa sẽ nở rộ bên trong bạn. Tình yêu nở rộ từ tự do của bạn. Lòng trắc ẩn cũng nở rộ từ tự do của bạn. Tất cả những gì có giá trị trong cuộc sống đều nở rộ trong trạng thái hiện hữu hồn nhiên, tự nhiên của bạn”.

Osho (1931 – 1990) là một nhân vật “ngoại hạng”, bởi vì ông không thể được xếp vào một trường phái cụ thể nào. Hàng ngàn bài giảng ông chia sẻ bao trùm mọi chủ đề - từ việc khám phá ý nghĩa tồn tại của bản thân cho đến những vấn đề khẩn thiết nhất của xã hội đương thời hay vấn đề liên quan đến chính trị. Osho nói: “Hãy nhớ, bất cứ điều gì tôi đang chia sẻ không chỉ dành cho bạn… mà tôi cũng đang trò chuyện với cả những thế hệ tương lai nữa”.

Tờ Sunday Times của London mô tả Osho là một trong “1.000 Người kiến tạo của thế kỷ 20”. Còn tờ Sunday Mid-Day của Ấn Độ bình chọn Osho là một trong mười người – cùng với Gandhi, Nehru và Đức Phật – thay đổi vận mệnh của Ấn Độ.

Tin cùng chuyên mục

Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự

Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự

(PLVN) - Nhằm đáp ứng yêu cầu tìm hiểu và nghiên cứu của bạn đọc về công tác thi hành án dân sự, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” do TS. Nguyễn Quang Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp làm chủ biên.

Đọc thêm

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
(PLVN) - Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho những nhà chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên, học viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Hạnh.

Trung tướng Phùng Khắc Đăng- những dòng hồi ức trân quý trong “Những điều còn lại”

Thượng tướng Đỗ Căn - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (trái) tặng hoa chúc mừng Trung tướng Phùng Khắc Đăng tại lễ ra mắt sách.
(PLVN) - Trung tướng Phùng Khắc Đăng - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vừa cho ra mắt cuốn sách “Những điều còn lại”. Nổi bật trong cuốn sách là những ký ức sống động, trân quý về cuộc đời binh nghiệp, về đồng đội, về những chiến dịch, những trận đánh mà ông đã trải qua.

“Đơn giản mà nói”: Cách thiết kế một thông điệp hiệu quả, thu hút

“Đơn giản mà nói”: Cách thiết kế một thông điệp hiệu quả, thu hút
(PLVN) - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, làm thế nào để lời nói của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn đọng lại trong tâm trí người khác? Đâu là bí quyết để thông điệp của bạn trở nên nổi bật trước những đối thủ khác? Cuốn sách “Đơn giản mà nói” (tựa gốc: Simply Put) của tác giả Ben Guttmann sẽ giúp bạn khám phá sức mạnh của sự đơn giản và cách sử dụng nó để truyền tải thông điệp hiệu quả.

'Hoa xuân trong gió xuân'

Hai cuốn sách ra mắt dịp tháng 11 của nhà văn Đỗ Bích Thúy. (Ảnh: PBNV)
(PLVN) - Nhà văn Đỗ Bích Thúy vừa gửi đến bạn đọc hai ấn phẩm đặc biệt vào những ngày cuối tháng 11 vừa qua - trong đó, tái bản cuốn tiểu thuyết “Lặng yên dưới vực sâu” (từng được chuyển thể thành phim truyền hình) và tập truyện ngắn “Hoa xuân trong gió xuân” được in lần đầu.

Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử

Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử
(PLVN) - Nhằm cung cấp cho bạn đọc thêm một góc nhìn về hoạt động môi giới thương mại điện tử cũng như quy định pháp luật về hoạt động này, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử” của TS Nguyễn Ngọc Anh - Giảng viên Khoa Pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
(PLVN) - Để cung cấp thêm nguồn tài liệu cho đội ngũ công chức, những người tham gia vào công tác phố biến, giáo dục pháp luật, người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và bạn đọc quan tâm, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”. Cuốn sách của TS. Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.

“Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại”

Cuốn sách “Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại”.
(PLVN) - Cuốn sách “Quasar Khánh - Nhà thiết kế huyền thoại” tái hiện cuộc đời sáng tạo đầy ấn tượng của Quasar Khánh, một trong những nhà thiết kế tiên phong của thế kỷ 20. Từ niềm đam mê thiết kế với chất liệu, kiểu dáng đến tinh thần đổi mới vượt thời đại, ông đã góp phần định hình ngành thiết kế và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau.

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vụ việc thi hành án dân sự điển hình

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vụ việc thi hành án dân sự điển hình
(PLVN) - Nhằm góp phần tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác thi hành án dân sự, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vụ việc thi hành án dân sự điển hình” do TS. Nguyễn Văn Nghĩa (công tác tại Học viện Tòa án, Tòa án nhân dân tối cao) làm chủ biên.

Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)

Cuốn sách “Hà Nội thời cận đại”.
(PLVN) - Lịch sử Hà Nội thời kỳ cận đại, mở đầu vào các năm 1873, 1882 với hai cuộc tấn công thành Hà Nội của quân đội viễn chinh Pháp và kết thúc vào năm 1945, có thể xem là một giai đoạn bản lề trong việc định hình nên diện mạo của thành phố này. Đó là giai đoạn mà Hà Nội đi qua những năm tháng cả hào hùng lẫn thương đau, bị tàn phá và được kiến thiết, ở đó những biến động lớn lao đã hằn in lên trang sử của Hà Nội một dấu ấn không thể phai mờ đến tận hôm nay.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.

Cùng trẻ khám phá bộ sách “Làm chủ cảm xúc”

Cùng trẻ khám phá bộ sách “Làm chủ cảm xúc”
(PLVN) - Bộ sách "Làm chủ cảm xúc" gồm 6 cuốn sẽ đồng hành cùng trẻ khám phá và hiểu rõ hơn về những cảm xúc quen thuộc như: giận dữ, sợ hãi, đố kỵ, chia sẻ, yêu thương..., từ đó giúp trẻ học cách nhận biết và kiểm soát cảm xúc một cách tích cực.

TS. LS Đoàn Văn Bình ra mắt cuốn sách song ngữ ‘Bất động sản Việt Nam với người nước ngoài’

Toàn cảnh Lễ ra mắt sách của TS.LS Đoàn Văn Bình
(PLVN) -  Ngày 15/11 tại Hà Nội, TS.LS Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn CEO đã chính thức ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh: “Bất động sản Việt Nam với người nước ngoài - Vietnam Real Estate For Foreigners”, do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản. Tại sự kiện,  tác giả tuyên bố dành toàn bộ thu nhập của việc xuất bản sách để ủng hộ Quỹ Ngày mai tươi sáng.

Biến tiềm năng thành tài năng - Nếu cơ hội không gõ cửa, chúng ta vẫn có cách tự mình mở cửa

Biến tiềm năng thành tài năng - Nếu cơ hội không gõ cửa, chúng ta vẫn có cách tự mình mở cửa
(PLVN) - Cuốn sách “Biến tiềm năng thành tài năng” (tựa gốc: Hidden Potential) của Adam Grant – giáo sư hàng đầu trong bảy năm liền của đại học Wharton và là tác giả cuốn “Dám nghĩ lại” nổi tiếng – sẽ giúp chúng ta mở khóa tiềm năng của mình, từ đó vươn đến những thành tựu lớn lao. Đây cũng là cuốn sách được ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT yêu thích và viết lời giới thiệu.

Giới thiệu tập 3 và tập 4 của bộ sách "Vững bước trên con đường đổi mới"- một công trình văn hóa, tư liệu quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo Nhân Dân và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức lễ giới thiệu tập 3 và tập 4 của bộ sách "Vững bước trên con đường đổi mới" (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) - Chiều ngày 11/11/2024, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức lễ giới thiệu tập 3 và tập 4 của bộ sách "Vững bước trên con đường đổi mới". Bộ sách là tập hợp các bài viết, phát biểu, thư, điện, lời kêu gọi… của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong gần ba nhiệm kỳ giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng.

Quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân theo pháp luật Việt Nam

Quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân theo pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Với mong muốn cung cấp cho bạn đọc góc nhìn tương đối toàn diện từ lý luận, thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện cũng như quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền nhân thân, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn chuyên khảo “Quyền nhân thân và bảo vệ quyền nhân thân theo pháp luật Việt Nam” do TS. Nguyễn Văn Hợi làm chủ biên.