'Độc chiêu' né cảnh sát giao thông trên sông Hương

Lực lượng Cảnh sát đường thủy kiểm tra công tác đảm bảo an toàn trên các du thuyền
Lực lượng Cảnh sát đường thủy kiểm tra công tác đảm bảo an toàn trên các du thuyền
(PLO) - Mỗi ngày trên khu vực sông Hương có đến hàng trăm lượt khách đi trên các thuyền du lịch, tuy nhiên hiện nhiều thuyền vẫn còn lơ là các công tác đảm bảo an toàn cho du khách khi chạy trên sông.

Hiện tại trên khu vực sông Hương có nhiều hoạt động vận tải du lịch đang diễn ra hàng ngày. Trên sông Hương hiện đang có 128 thuyền hoạt động chở khách du lịch được Sở Giao thông Vận tải (GTVT) quản lý về đăng ký đăng kiểm. Tuy nhiên hoạt động của các thuyền du lịch này vẫn còn tồn tại những hạn chế, mất an toàn cho hành khách và chủ thuyền.

6 tháng đầu năm 2016, lực lượng Cảnh sát đường thủy – Công an tỉnh Thừa Thiên  Huế đã xử phạt 107 trường hợp với tổng số 113 lỗi. Trung tá Lê Viết Sơn – Phó trưởng phòng Cảnh sát đường thủy – Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, công tác đảm bảo an toàn với các thuyền du lịch trên sông Hương đã được phòng tham mưu cho Công an tỉnh, trong đó đợt cao điểm được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 5.

Mặc dù đã tuyên truyền và phát tờ rơi cho các chủ thuyền về việc đảm bảo an toàn đường thủy nhưng các chủ thuyền vẫn thường xuyên vi phạm. Nói về những lỗi sai phạm mà các chủ thuyền thường hay gặp, Trung tá Sơn cho biết, các lỗi chủ thuyền hay gặp là bằng cấp không hợp lệ, chở quá số người quy định, không có lệnh xuất bến, thiếu áo phao và phương tiện phòng chống cháy nổ...

Khi phóng viên đề cập đến chuyện ghép khách trên sông, Trung tá Sơn thừa nhận vẫn còn tình trạng này, dẫn đến nguy cơ mất an toàn đối với các hành khách. Tuy nhiên rất khó phát hiện tình trạng ghép khách. Đơn cử, như hai thuyền đang nổ máy và tiến tới gần nhau để ghép khách nhưng khi lực lượng cảnh sát bắt gặp thì họ nói rằng đang đứng giữa dòng để khách ngắm cảnh nên khó xử lý.

Bên cạnh đó, việc tuần tra các du thuyền hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ông Võ Hoài Nam – Phó chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, hiện vẫn còn tình trạng các thuyền du lịch chạy “chui”.

Giải thích cho việc này, ông Nam cho hay, trước khi chạy, các chủ thuyền phải đăng tài và làm thủ tục xuất bến mới được đi, thế nhưng các thuyền chưa đăng tài lại đậu gần với các thuyền đã đăng tài xong và bắt khách ngay tại đó, khi lực lượng đến thì các chủ thuyền này giải thích rằng chỉ đậu chứ không bắt khách.

Liên quan đến việc các thuyền chạy “chui”, ông Nam biện hộ: “Đa phần các thuyền này đã đăng tài, có thể họ đăng tài lúc 6h để chạy đến 8h, nhưng sau 8h họ vẫn chạy, gọi là các thuyền chạy “chui” chứ thực ra các thuyền này vẫn đủ điều kiện”. Theo ông Nam, nguyên tắc khi thuyền xuất bến bắt buộc phải làm lệnh tại các bến, thế nhưng  các chủ thuyền thực hiện việc này chưa triệt để, ví dụ một thuyền làm lệnh một lần nhưng lại chạy nhiều lần. Còn Đội trưởng Đội tuần tra đường thủy nội địa - Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế Hồ Văn Hồng thì khẳng định rõ ràng: “Thuyền nào không có lệnh xuất bến là chạy chui”.

Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn TP Huế có 2 bến thuyền du lịch là bến Tòa Khâm và bến thuyền Lê Lợi đều có nhiệm vụ quản lý các thuyền du lịch trên sông Hương. Hiện đa phần các thuyền lại tập trung về khu vực bến Phú Cát để đậu đỗ, thế nhưng hiện tại bến này lại không có bộ phận quản lý. “Vì không có bộ phận quản lý nên thuyền thích đi là đi, thích về thì về”, ông Hồ Văn Hồng cho hay. Cũng do không có bộ phận quản lý nên vẫn có hiện tượng các thuyền vẫn chạy khi chưa làm lệnh  xuất bến và đăng tài.

Trước câu hỏi của PV về việc các thuyền không vào bến nhưng lại bắt khách, ông Trần Minh Vũ –Bến trưởng bến đò Tòa Khâm cho rằng, các thuyền nói trên đậu sai quy định, đậu ngoài khu vực quản lý nên chưa kiểm soát hết được. “Những thuyền này hoạt động không đăng tài mà hoạt động theo hình thức hợp đồng với khách. Ngoài khu vực quản lý của bến thì là đậu đỗ sai quy định, hiện chúng tôi vẫn đang kiến nghị để làm biển cấm”, ông  Vũ nói. Về việc đậu đỗ tại bến Phú Cát, ông Vũ cho biết đó chỉ là bến neo đậu chứ không được chở khách. Khi PV đặt câu hỏi, “nếu khách muốn đi thì sao”, ông Vũ nói: “Đó là việc của khách”.

Những việc lộn xộn trong hoạt động du thuyền trên sông Hương là có và đã đến lúc các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý để bảo đảm an toàn giao thông đường thủy. Nếu không siết chặt hoạt động vận tải khách, đảm bảo chất lượng an toàn đối với từng phương tiện thì tai nạn xảy ra như vụ lật tàu ở sông Hàn ở Đà Nẵng là điều khó tránh khỏi... 

Đọc thêm

Kỳ vọng taxi bay

Ảnh minh họa
(PLVN) -  UBND một tỉnh tại miền Trung vừa có một đề xuất gây chú ý dư luận, khi có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương để UBND tỉnh này xây dựng đề án thí điểm taxi bay hoạt động trên địa bàn.

Từ 01/11/2024, Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt

Từ 01/11/2024, Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt
(PLVN) - Sau nhiều năm giữ nguyên giá, UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định tăng giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn từ ngày 01/11/2024. Với những tuyến có cự ly từ 40km trở lên, giá vé sẽ tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.

Nâng cao văn hóa giao thông bằng chế tài và giám sát

Tài xế xe bồn chạy ngược chiều trong đường dân sinh ở Củ Chi. (Ảnh: A.X)
(PLVN) - Thực trạng tài xế chạy ẩu, phạm luật là vấn đề “nhức nhối” của toàn xã hội. Hệ lụy đằng sau nó là những vụ tai nạn nghiêm trọng, là sự tang thương, mất mát cho biết bao gia đình. Để ngăn chặn tình trạng này, cần có sự giám sát hiệu quả và xử lý nghiêm bằng chế tài.

Chuẩn bị xây dựng cầu Phong Châu mới trong quý IV/2024

Chuẩn bị xây dựng cầu Phong Châu mới trong quý IV/2024
(PLVN) - Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông vận tải) vừa ban hành quyết định về việc ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ, theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp.

Cục Đăng kiểm yêu cầu tăng cường giám sát phòng, chống tiêu cực tại các Trung tâm Đăng kiểm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) cho biết, thời gian qua nhận được một số phản ánh về việc một số đăng kiểm viên (ĐKV), nhân viên nghiệp vụ một số TTĐK gợi ý, xin tiền bồi dưỡng của chủ xe khi đưa phương tiện đến kiểm định; gợi ý chủ xe phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trong khi phương tiện vẫn có bảo hiểm, hoặc gợi ý mua nối tiếp thời gian không đúng quy định. Nếu chủ xe không mua thì gây khó dễ bằng cách kéo dài thời gian trả kết quả kiểm định.