Chuyện đời thăng trầm của chủ thương hiệu muối sấy danh tiếng

Doanh nhân  “nông dân”  Ba Bé được Phó Chủ tịch nước tặng thưởng
Doanh nhân “nông dân” Ba Bé được Phó Chủ tịch nước tặng thưởng
(PLO) - Cái tài đầu tiên của ông Ba Bé là đưa gia đình vượt qua bao sóng gió cuộc đời để cập được bến bờ hạnh phúc, vinh quang. Ông tự nguyện “trả sổ hộ nghèo” vươn lên làm giàu chính đáng và trở thành chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất muối sấy nổi tiếng. Hơn 10 năm qua, ông Ba Bé và thương hiệu Muối sấy Ngọc Yến được trao tặng rất nhiều danh hiệu, giải thưởng danh giá trong và ngoài nước.

Đến với muối vì… quá nghèo

Đến xưởng chế biến Muối sấy Ngọc Yến đúng vào thời điểm nhà xưởng đang hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu của thị trường và tham gia các hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao trong và ngoài tỉnh,  12 chiếc máy sấy khổng lồ hoạt động hết công suất, mỗi ngày, Cơ sở chế biến Muối sấy Ngọc Yến sản xuất được từ 3 - 5 tấn muối sấy thành phẩm nhưng vẫn chưa đủ cung cấp sản phẩm trên thị trường.

Dẫn chúng tôi đi thăm một vòng quanh cơ sở sản xuất, ông Huỳnh Văn Bé (còn có biệt hiệu là Ba Bé) nở nụ cười rạng rỡ bên những bao muối trắng tinh khiết mà ông tâm huyết xây dựng mấy năm qua đang ngày càng phát triển mở rộng. Chia sẻ về cái duyên đến với nghề làm muối, ông Ba Bé kể rằng, năm 1998, ông nuôi 5.000 con chim cút đẻ nhưng thất bại nặng do chim bị bệnh chết và thua lỗ 200 triệu đồng nên phải bán nhà, bán đất để trả nợ tiền vốn vay nuôi chim. Đang từ một hộ khá giả trong vùng, ông được chính quyền cấp cho… sổ hộ nghèo. 

Trong lúc sạt nghiệp, ông được một người bà con ở Tây Ninh gọi lên làm muối sấy để bán. “Lúc đó tôi nghĩ, đến như gia đình mình, mỗi tháng sử dụng không hết một bịch muối 100 - 200 gram thì làm nhiều bán cho ai (?). Thế nhưng: “ khi đó tôi kẹt quá đành phải làm” - ông Ba Bé tâm sự.

Mẻ muối đầu ông làm khoảng 50 - 60kg, vợ con phải mang xuống tận TP HCM bán theo mấy đường hẻm cho những người ăn với trái cây. “Lúc đó cực lắm. Có những lúc vợ, con tôi đi bán, do phải nói chuyện trao đổi mua bán ồn ào, người ở trong nhà ra đuổi, chưa kịp đi đã bị họ múc nước tạt vào ướt cả mình, cả muối” - ông Ba Bé kể. 

Không cam chịu thua cuộc, không chịu cảnh nghèo đói, ông Ba Bé quyết chí làm ăn, ngày đêm tìm tòi, thử nghiệm để đưa ra những sáng kiến hữu hiệu. Ông chia sẻ: “Trong quá trình làm, tôi có suy nghĩ muốn cho sản phẩm tồn tại, không có cách nào khác hơn là phải làm sao thay đổi chất lượng mới có thể bán được nhiều, cuộc sống của mình mới ổn định”. 

Sau hai năm tìm tòi, thử nghiệm, ông đã hình thành được công thức mới. Với công thức phù hợp với khẩu vị đại đa số khách hàng, vợ con ông không còn phải đi bán lẻ nữa, mà được các tiệm tạp hóa, trái cây đặt hàng, có những ngày lên tới cả mấy chục ki-lô-gam. Chất lượng muối sấy do ông Ba Bé chế biến được khách hàng khen ngợi do vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, lại có chất lượng… 

Thương hiệu Muối sấy danh tiếng

Sau nhiều năm lặn lội trên mảnh đất Tây Ninh và TP HCM, ông Ba Bé tích lũy được lưng vốn kha khá. Năm 2006 ông trở về quê gây dựng Cơ sở chế biến muối với thương hiệu Ngọc Yến.  Lúc đầu, Cơ sở chế biến của ông chỉ sản xuất nhỏ lẻ với những dụng cụ chế biến thô sơ, mỗi ngày sản xuất và cung cấp ra thị trường 30 - 50kg muối sấy.

Và rồi sản phẩm Muối sấy Ngọc Yến ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp ưa chuộng, ông quyết định đầu tư thêm vốn mở rộng cơ sở sản xuất, trang bị thêm các thiết bị hiện đại như lò sấy muối bằng bồn inox, máy xay, máy trộn nguyên liệu tổng hợp khép kín đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và 10 giàn phơi muối sau khi trộn theo đúng tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế.

Đó là bước đột phá đầu tiên và chỉ sau 1 năm, đến năm 2007, sản lượng Muối sấy Ngọc Yến làm ra và tiêu thụ được 40 tấn và tăng lên 60 tấn vào năm 2008. Cùng thời điểm đó, thương hiệu Muối sấy Ngọc Yến được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Cũng từ đó, Muối sấy Ngọc Yến ngày một vươn xa không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn vươn ra thị trường một số nước trên thế giới. Tại các tỉnh phía Bắc và các tỉnh miền Tây Nam bộ, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai… hiện đều có nhà phân phối và các đại lý của Cơ sở Muối sấy Ngọc Yến. 

Nhìn cuốn sổ ghi số lượng và doanh số hàng năm của ông, không khỏi giật mình. Từ chỗ chỉ sản xuất được 40 tấn/năm (2007), đến năm 2014, Cơ sở Muối sấy Ngọc Yến đã cán mốc 500 tấn với doanh thu hơn 15 tỷ đồng, trong đó riêng thị trường miền Bắc đã tăng trưởng 100%.

Vợ chồng Ba Bé trao thưởng và quà Tết cho công nhân
Vợ chồng Ba Bé trao thưởng và quà Tết cho công nhân

Năm 2015, cơ sở đã sản xuất và tiêu thụ trên 500 tấn muối sấy, đưa doanh thu lên trên 20 tỷ đồng, đạt lợi nhuận gần 4 tỷ đồng. Năm 2017, cơ sở tiếp tục cung ứng ra thị trường trên 1.500 tấn, đạt doanh thu hơn 50 tỷ đồng, so với năm 2016, sản lượng tăng hơn 500 tấn và doanh thu tăng trên 5 tỷ đồng! 

Sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng, cuối năm 2014, ông Ba Bé đầu tư trên 500 triệu đồng xây dựng thêm hệ thống máy sấy muối đạt tiêu chuẩn y tế quốc gia tại khóm Tân Thuận, thị trấn Thanh Bình. Hỏi về số lãi đã thu được, ông Ba Bé tiết lộ: “Hơn 10 năm làm muối, trừ chi phí gia đình tôi lãi được 15 tỷ đồng”. Không những vậy, cơ sở của ông hiện đang giải quyết việc làm ổn định cho hơn 50 lao động ở địa phương, với mức thu nhập từ 5 - 10 triệu đồng/người/tháng, chưa kể phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn hàng năm cho người lao động.

Tấm lòng rộng mở

Làm có “của ăn của để”, ông Ba Bé không giữ hưởng thụ cho riêng mình mà dành phần đáng kể đóng góp, hỗ trợ người nghèo ở địa phương, từ tham gia xây dựng nhà tình thương, xây cầu, làm đường đến trao quà, tiền giúp hộ nghèo, neo đơn, không nơi nương tựa; hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo, vượt khó học giỏi.

Những năm gần đây, ông Ba Bé thường xuyên hỗ trợ cho trên 180 hộ nghèo trong huyện, mỗi hộ 200.000 đồng/tháng và tài trợ kinh phí cho Hội Ðông y huyện Thanh Bình để khám chữa bệnh cho người dân. Hàng năm, ông Ba Bé còn dành 150 triệu đồng để làm quà và những suất học bổng trao tặng cho học sinh nghèo vững bước tới trường.

Hơn 10 năm qua, tổng giá trị tiền và vật chất mà chủ Cơ sở sản xuất Muối sấy Ngọc Yến giúp hộ nghèo và những mảnh đời bất hạnh ở huyện Thanh Bình lên đến cả chục tỷ đồng. Ông Bé tâm sự: “Ðời tôi từng khổ nhiều, nên tôi rất hiểu và muốn chia sẻ với những cảnh khổ của người khác. Tôi mơ ước mình khá giả để giúp những người cùng cảnh khổ như mình trước đây”.

Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Bình Nguyễn Điền Dân cho biết, Cơ sở sản xuất Muối sấy của ông Ba Bé đã thu nhận nhiều lao động địa phương mà trước đây có nguy cơ vi phạm pháp luật vào làm việc. Nhờ vậy, những người này đã trở thành lao động tốt. Hàng tháng, ông còn giúp đỡ học bổng, tập sách cho những học sinh nghèo khó không phải bỏ học nửa chừng... “Tôi rất tâm đắc vì địa phương có được người như anh Ba Bé”- Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Bình cảm kích nói.

Thành tích rực rỡ

Với những thành quả đã đạt được, từ năm 2010 đến đầu tháng 7/2018, Cơ sở chế biến Muối sấy Ngọc Yến được trao tặng trên 130 chiếc Cúp Vàng, Huy chương Vàng, Biểu tượng Vàng, Kỷ niệm chương... từ cấp tỉnh đến cấp TƯ và quốc tế cùng nhiều bằng chứng nhận cấp quốc gia về chất lượng sản phẩm…

Nổi bật, ông Huỳnh Văn Bé đã vinh dự được chọn là người dân duy nhất đại diện cho hơn 1.673.200 nhân dân tỉnh Đồng Tháp tham dự Hội nghị điển hình tiên tiến về thành tích thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại Hà Nội, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích trên, được các bộ, ngành TƯ tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”, “Vì sự nghiệp Chữ thập đỏ Việt Nam”. Gia đình ông là một trong 12 gia đình văn hóa tiêu biểu của tỉnh Ðồng Tháp tham dự Hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu toàn quốc năm 2013 và vinh dự được nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương, tặng thưởng.

Đặc biệt, doanh nhân Huỳnh Văn Bé vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu tiêu biểu - Hội nhập kinh tế Châu Á Thái Bình Dương năm 2018”, “Doanh nghiệp mạnh tiêu biểu năm 2017”, “Nhà lãnh đạo xuất sắc - Thương hiệu tiêu biểu Hội nhập Châu Á Thái Bình Dương 2017”, “Top 10 thương hiệu uy tín sản phẩm chất lượng dịch vụ tin dùng năm 2017”, “Thương hiệu được khách hàng tín nhiệm Tâm hoa tỏa sáng năm 2017”, “Top 12 nhà lãnh đạo doanh nghiệp tiêu biểu”, “ Gương mặt doanh nhân Xuất sắc Đất Việt năm 2017”, dự Hội nghị Diễn đàn Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Singapore, đồng thời nhận giải thưởng “Doanh nhân tiêu biểu APEC” và “Sản phẩm tiêu biểu APEC”…

Đọc thêm

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng
Hơn 25 năm hành nghề luật sư (LS) và trọng tài thương mại (TTTM) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, TS.LS Châu Huy Quang cũng như Rajah & Tann LCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...