Doanh nhân kiều bào và ước mơ ‘1 triệu cần câu’ cho người nghèo

Tập hợp nguồn lực của kiều bào để giúp đỡ người dân trong nước là việc mà ông Nguyễn Công Chánh và các cộng sự tại TrustViet Foundation (Quỹ cộng đồng Hướng Việt ở Mỹ) đã và đang làm hơn 7 năm nay.

Tập hợp nguồn lực của kiều bào để giúp đỡ người dân trong nước là việc mà ông Nguyễn Công Chánh và các cộng sự tại TrustViet Foundation (Quỹ cộng đồng Hướng Việt ở Mỹ) đã và đang làm hơn 7 năm nay.

Một ngày trước khi trở lại Mỹ, doanh nhân về hưu Nguyễn Công Chánh, một trong những người thành lập TrustViet vào tháng 6/2003 và hiện giữ chức Chủ tịch nhóm, đã chia sẻ những dự định vì người nghèo của ông. Suốt hơn 2 giờ bên ly cà phê, ông dường như chỉ nhắc về mình vài câu và nói nhiều đến những dự án do nhóm hoạt động cộng đồng Hướng Việt (TrustViet Foundation) thực hiện tại Việt Nam. Và gần đây nhất, ngày 3/3, là việc chính thức triển khai dự án “1 triệu cần câu cho tài chính vi mô”.

Mượn của 16 người cho 1 người vay

Thực chất, đây là dự án mượn tiền của kiều bào các nước, tối thiểu khoảng 25 USD một người trong thời hạn 12 tháng. “Với hơn 4 triệu kiều bào sống ở nhiều quốc gia, chắc chắn số tiền mượn được sẽ không nhỏ”, ông Chánh dự đoán. Số tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản độc lập của nhóm và công khai trên trang web www.vietmilo.com.  Sau khi có nguồn vốn nhất định, TrustViet sẽ cho các tổ chức tài chính vi mô của Việt Nam mượn lại nhưng không tính lãi suất để họ cho người nghèo vay với lãi suất nhất định.

Ông Nguyễn Công Chánh, Chủ tịch TrustViet.
Ông Nguyễn Công Chánh, Chủ tịch TrustViet.

“Trong những năm đầu, mỗi năm, một hộ nghèo sẽ được vay trung bình 400 USD với lãi suất 10%”, ông Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Công ty Tư vấn Phát triển Cộng đồng Bình Minh (Hà Nội), 1 trong 18 đơn vị liên kết với TrustViet, cho biết. Như vậy, cứ 16 người cho mượn sẽ có 1 người được vay.

Khi được hỏi trong khi ngân hàng luôn cần hộ vay vốn có tài sản thế chấp thì tài sản mà người nghèo thế chấp cho các tổ chức tài chính vi mô là gì? ông Hà trả lời, chỉ cần họ tập hợp thành 1 nhóm từ 5-7 hộ là đủ điều kiện vay vốn.

Trở lại câu chuyện lãi suất, 10% có vẻ là mức “cắt cổ” đối với người nghèo. Ông Chánh bật cười lớn và nói, không hề cắt cổ vì mức lãi suất này còn thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới (ở Ấn Độ hiện là 25% một năm và Philippines là 30% một năm). Tài chính vi mô là thuật tính toán về thời hạn cho vay để người vay có cảm giác lãi suất thấp. Chẳng hạn, khi vay 7 triệu đồng trong 12 tháng, người vay sẽ không trả hết số tiền đó sau 12 tháng mà trả dần mỗi tuần. Quan trọng hơn là vốn, lãi suất mà các tổ chức tài chính vi mô đưa đến người nghèo phải được công khai. “Chúng tôi không có tham vọng giúp người nghèo giàu lên nhanh chóng, chỉ mong họ có thể thoát nghèo và cải thiện được đời sống”, ông nói.

Ước mơ 2,3 triệu “cần câu” cho người nghèo

Về mục tiêu 1 triệu cần câu, ông Chánh cho biết, TrustViet rất muốn nâng con số lên cao hơn (khoảng 2,3 triệu), tuy nhiên có nhiều lý do khiến ông và các cộng sự đành tạm chấp nhận con số này. Trước hết, đây được xem là cổng gọi nguồn trực tuyến cho chương trình phát triển cộng đồng đầu tiên của người Việt Nam trên thế giới. Nếu đặt mục tiêu quá lớn mà không đạt được thì sẽ khiến nhiều người thất vọng. Thứ hai, trong suốt thời gian trợ vốn, người vay sẽ nhận được báo cáo tình hình hoàn trả vốn theo từng tháng, từng quý. Vì thế, nếu hơn 1 triệu cần câu thì TrustViet chưa đủ nhân sự để làm.

Ngoài dự án trên, trong 7 năm qua, ông Chánh cùng hơn 100 thành viên của TrustViet đã tự bỏ tiền để gây quỹ giáo dục cho học sinh, sinh viên nghèo. Điểm khác biệt của TrustViet so với các tổ chức từ thiện khác là khi trao học bổng, nhóm sẽ theo các em cho đến khi học xong chứ không chỉ trao một lần rồi thôi. Hiện TrustViet đã trao tặng hơn 350 học bổng đại học (20 USD một suất suất một tháng và trong 4 năm) và gần 800 học bổng cho bậc trung, tiểu học (5-10 USD một suất một tháng). Riêng đối với du học sinh, TrustViet nhận hỗ trợ chỗ ăn, ở để giảm bớt chi phí sinh hoạt cho các bạn.

Song song đó, TrustViet còn phối hợp, vận động nhiều tổ chức phi chính phủ trên thế giới, mời họ đến và giúp đỡ Việt Nam. Gần đây nhất là chương trình trở lại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (TP HCM) của nhóm phẫu thuật khớp gối và khớp háng của Operation Walk (Mỹ). Gần 60 người nghèo đã đi được trên đôi chân của mình.

Trở lại Mỹ với nhiều ấp ủ, ông Chánh tiết lộ, trước tiên, TrustViet sẽ đưa dự án “1 triệu cần câu cho tài chính vi mô” đến với các du học sinh, thông qua các buổi trò chuyện tại một số ĐH Mỹ, Canada... (dự kiến là vào tháng 5), sau đó mới giới thiệu rộng rãi tới kiều bào. Lý do thật đơn giản, giới trẻ cần phải thấu hiểu và chung tay giúp đỡ quê hương, dù họ có sinh ra và lớn lên ở Việt Nam hay không. Chưa kể, công nghệ thông tin vốn là một phần cuộc sống của các bạn trẻ nên khi họ chia sẻ thông tin về www.vietmilo.com , sẽ có thêm rất nhiều người biết đến và cùng chung tay hỗ trợ người nghèo.

Theo Nhịp cầu Đầu tư

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.