Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Không chỉ cần hỗ trợ bằng tiền

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông
(PLO) - Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông khi trao đổi với báo chí bên lề Hội thảo “chính sách hỗ trợ  doanh nghiệp nhỏ và vừa– Kinh nghiệm từ Nhật Bản” vừa được Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) tổ chức tuần qua.

Ông đánh giá như thế nào về những kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở nước ta?

- Ngay từ ngày đầu đất nước sau chiến tranh Nhật Bản đã có chính sách phát triển cho DNNVV với quan điểm xuyên suốt là “phát triển DNNVV là trụ cột, xương sống của nền kinh tế”. Vì thế, những kinh nghiệm mà các chuyên gia Nhật Bản chia sẻ sẽ rất hữu ích để xây dựng, hoàn thiện các chính sách hỗ DNNVV của Việt Nam trong dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV mà chúng tôi đang chỉnh lý, hoàn thiện.

Qua kết quả khảo sát, nghiên cứu của Nhóm công tác hỗ trợ DNNVV thuộc Sáng kiến chung Việt – Nhật giai đoạn VI được công bố tại Hội thảo cho thấy, tất cả các nước, trong đó có Nhật Bản, các nước trong khu vực và cả những nước rất phát triển như G7 đều có chính sách hỗ trợ DNNVV vì đây là loại hình DN rất dễ bị tổn thương và là một cộng động DN chiếm số đông.

Như ở Nhật Bản, DNNVV chiếm 99,7% mà quy mô không lớn hơn các DNNVV của Việt Nam. Nhật Bản không có chính sách hỗ trợ cho DN lớn mà chỉ có chính sách hỗ trợ của DNNVV vì như các chuyên gia Nhật Bản chia sẻ, đây là nơi có nhiều sáng tạo của con người, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. DNNVV của Nhật Bản đóng góp vào chuỗi phát triển rất lớn, nhưng phần quan trọng hơn nữa là tạo ra 70% công ăn việc làm cho xã hội.

Cách hỗ trợ của Nhật Bản cho DNNVV rất thiết thực, nhưng nguồn lực hỗ trợ rất lớn với hơn 20.000 nhân viên (thuộc Cục Hỗ trợ DNNVV, Bộ Công Thương) và cả nguồn lực tài chính. Tôi không có ý là rằng chúng ta phải đuổi theo cạnh tranh về mức độ hỗ trợ của Chính phủ ngang bằng với Nhật Bản vì nền kinh tế của chúng ta ở giai đoạn này nguồn lực có hạn. Tôi cho rằng, qua kinh nghiệm của Nhật Bản, nếu ta có cách tiếp cận, phương pháp đúng đắn và đi đúng bài bản, làm tốt, làm đúng thì trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp chúng ta vẫn có thể hỗ trợ phát triển DNNVV hiệu quả. Điều đó còn quan trọng hơn là số tiền chúng ta bỏ ra để hỗ trợ cho họ.

Nhật Bản rất quan tâm đến vấn đề hỗ trợ tài chính cho DNNVV. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?

- Chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV rất rõ ràng và đây cũng là phần quan trọng trong Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV của Việt Nam với các chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận tài chính. Nhưng không nhất thiết phải cho họ tiền mà giúp cho họ về sổ sách, báo cáo, cung cấp những phần mềm đơn giản để ứng dụng luôn. Đồng thời thông qua các tổ chức, hiệp hội của họ để giúp cho DNNVV làm tốt phần quản trị tài chính, năng lực quản trị, tạo điều kiện cho họ tiếp cận các nguồn vốn để phát triển.

Thực tế các ngân hàng rất e ngại cho DNNVV vay vốn. Theo ông, cần có giải pháp nào để khắc phục?

- DNNVV Việt Nam không có tài sản để thế chấp nên không thể tiếp cận được tài chính. Có rất nhiều cách để giúp DNNVV tiếp cận vốn nhưng nếu để như hiện nay không có luật, không có chính sách để Nhà nước, tổ chức xã hội cùng hỗ trợ cho DNNVV thì họ sẽ không bao giờ tiếp cận được với tín dụng. Cho nên, cần hướng tới mở ra tín chấp thông qua các hiệp hội. Hiện một số ngân hàng cũng đang nỗ lực tiếp cận DNNVV thông qua cách như bảo lãnh của các hiệp hội. Chúng tôi cũng đề xuất theo hướng đó. Nghĩa là, một nhóm người chơi với nhau, nếu cô vay mà không trả được thì tất cả chúng ta góp vào trả. Nếu làm như thế này thì mở ra các kênh, không chỉ vốn nhà nước và cả tư nhân cho các DNNVV

Trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.