Doanh nghiệp nhỏ và vừa 'khát' vốn với gánh nặng chi phí 'đen'

Hội thảo “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa – Kinh nghiệm từ Nhật Bản” do Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức
Hội thảo “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa – Kinh nghiệm từ Nhật Bản” do Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức
(PLO) - Doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu vốn nhưng không thể tiếp cận vốn vay từ ngân hàng, việc hối lộ đã trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp khi với một số doanh nghiệp, hối lộ lên đến 10-20% tổng chi phí…  nên doanh nghiệp nhỏ và vừa ít có cơ hội để “lớn”.

Thông tin được nêu ra tại Hội thảo “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa – Kinh nghiệm từ Nhật Bản” do Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức sáng nay (2/3) cho thấy, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang trong một vòng luẩn quẩn, khó thoát ra để phát triển nếu thiếu các chính sách hỗ trợ phù hợp từ Nhà nước và cả xã hội.

Vòng luẩn quẩn vì thiếu vốn

Kết quả khảo sát tình hình DNNVV do Nhóm công tác Hỗ trợ DNNVV (WT5) thuộc Sáng kiến chung Nhật – Việt Giai đoạn VI thực hiện từ tháng 3-5/2016 cho thấy, các DNNVV đang gặp nhiều vấn đề.

Vốn yếu, khó tiếp cận vay vốn, chính sách của Chính phủ hiệu quả thấp chưa có tác dụng phát triển DNNVV, năng lực kinh doanh thấp… làm nảy sinh nhiều vấn đề trong quản lý, các tệ nạn như tiền hoa hồng, giảm tính minh bạch trong hoạt động của DN...

Chỉ ra nguyên nhân khiến DN luôn “khát” vốn, báo cáo khảo sát cho biết là do thuế suất và lãi suất vay quá cao, cùng thủ tục thẩm định phức tạp, yêu cầu tài sản đảm bảo khiến DNNVV chuyển sang vay ở các ngân hàng tư nhân (lãi suất khoảng 12-13%/năm), thậm chí phải vay cả tín dụng “đen”.

Báo cáo khảo sát cũng phát lộ tình trạng, “các DNNVV không có quan hệ với các quan chức Chính phủ thì không nhận được bất cứ hỗ trợ nào”. Đây có lẽ là nguyên nhân hình thành thể chế xã hội khiến cho DNNVV luôn “mắc kẹt” trong nạn hối lộ để có thể vay vốn và hoạt động.

Cùng với việc gần như không có tài sản bảo đảm, 2 hệ thống sổ sách kế toán để đối phó với vấn nạn hối lộ do thủ tục hành chính còn phiền hà, không rõ ràng làm hoạt động của DNNVV thiếu minh bạch, càng khiến các ngân hàng chần chừ trong việc cho vay.

Ngân hàng “ngại” cho DNNVV vay vốn vì rủi ro quá cao

Ngân hàng “ngại” cho DNNVV vay vốn vì rủi ro quá cao

Thậm chí kể cả khi DN có tài sản bảo đảm thì ngân hàng vẫn gặp rủi ro cao khi cho vay vì việc quản lý tài sản đảm bảo là về giấy tờ nên DN có thể bán mất tài sản đảm bảo khi chưa chưa tất toán khoản vay.

Vì thế, theo các ngân hàng, “DNNVV kém minh bạch nên ngân hàng không yên tâm. Nếu không có tài sản đảm bảo thì rủi ro quá cao nên không thể cho vay”.

Từ đó, DNNVV không thể thoát được vòng luẩn quẩn thiếu vốn, khả năng gánh chịu rủi ro của DNNVV thấp, gặp phải nhiều vấn đề khi chính sách hoặc môi trường vĩ mô thay đổi đột ngột, hạn chế hiệu quả kinh doanh.

Đặc biệt, qua khảo sát, DN phản hồi về “chính sách không rõ ràng”, “thủ tục hành chính phiền hà”, “có các khoản thu, phí không chính thức ở các cơ quan hành chính” dẫn đến tổn thất cho DN.

 DN bị “đòi và phải đưa hối lộ” khi thực hiện thủ tục hành chính ngay cả trường hợp DN muốn xin hỗ trợ từ Quỹ đổi mới công nghệ, hoàn thuế, xuất nhập khẩu… DN còn phản ánh “việc hối lộ đã trở thành gánh nặng cho DN”. Có một số DN, hối lộ lên đến 10-20% tổng chi phí của DN.

Kết quả khảo sát cũng cảnh báo, lĩnh vực bất động sản dù có thời kỳ đã phát triển thành “bong bóng” nhưng đang gián tiếp được hưởng các nguồn bố từ nhà nước nên kết quả là vốn đầu tư xã hội cho ngành sản xuất bị giảm, cản trở đến việc xây dựng nền móng cho các ngành sản xuất, về tổng thể là tăng chi phí, giảm năng suất của ngành sản xuất. Nếu tình trạng này kéo dài thì chắc chắn Việt Nam sẽ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.

Giảm chi phí cho DN khi giảm khả năng đòi hối lộ của cán bộ

Chuyên gia Nhật Bản nhận định, DNNVV có tiềm năng trở thành động lực cho kinh tế Việt Nam, nhưng do thiếu vốn nên không thể phát triển được.

Vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay và xóa bỏ cơ hội nhũng nhiễu DN thông qua các thủ tục hành chính minh bạch vì thế là vấn đề quan trọng nhất, cần được giải quyết triệt để cho DNNVV phát triển.

Nhóm khảo sát kiến nghị, để tăng vốn vay của ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục, giảm lãi suất cho DNNVV cần thúc đẩy ý muốn đầu tư vào ngành sản xuất, thay vì ngành bất động sản để chuyển các nguồn lực hỗ trợ thị trường bất động sản sang Quỹ Hỗ trợ DNNVV.

Nuôi dưỡng văn hóa khởi nghiệp, ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho thu nhập từ đầu tư vào DNNVV, giảm thuế thu nhập DN cho DNNVV để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận được giữ lại cho việc tái đầu tư.

Như tại Nhật Bản có quy định ngoại lệ trong thuế suất thuế thu nhập DN như doanh thu dưới 8 triệu Yên thì thuế suất gỉam còn 15% (so với thuế suất thường là 23,9%); hay DNNVV được tính vào chi phí của DN tối đa đến 8 triệu Yên phí tiếp khách…

Để khuyến khích DNNVV đầu tư, chế độ thuế của Nhật Bản quy định, nếu mua sắm máy móc, thiết bị thì có thể được khấu trừ thuế hay hưởng các khoản khấu hao đặc biệt, nhất là các thiết bị nâng cao năng suất…

Theo các chuyên gia của Nhóm công tác, Nhà nước cần gánh rủi ro để giảm lãi suất, tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận vốn vay ngân hàng thông qua thành lập các ngân hàng chuyên cho DNNVV vay với lãi suất thấp.

Chính phủ hỗ trợ hoàn toàn các khoản lỗ, xây dựng cơ chế bảo lãnh khoản vay. Theo đó, Chính phủ có cơ chế hỗ trợ cho các cơ quan bảo lãnh khoản vay của DNNVV trong trường  hợp DN phá sản.

Như ở Nhật Bản, nếu DNNVV định nhận tín dụng ngân hàng thì xin áp dụng chế độ bảo lãnh của Hiệp hội bảo lãnh tín dụng (CGC) thông qua các tổ chức tài chính tư  nhân bình thường.

Sau đó CGC ký hợp đồng bảo lãnh tín dụng với tổ chức tín dụng tư nhân và tổ chức tài chính tư nhân cấp dụng cho DNNVV.

Nếu DN không trả được nợ, CGC sẽ trả thay và tiền trả nợ này do Công ty Tài chính chính sách Nhật Bản (JFC) được sở hữu 100% bởi Chính phủ cấp qua tiền bảo hiểm.

Thông thường CGC và JFC ký hợp đồng bảo hiểm khung về việc hoàn trả vốn. Chính phủ cấp ngân sách hàng năm cho JFC, giám sát 2 cơ quan này. 

Ngoài ra, theo Nhóm công tác, cần nâng cao tính minh bạch trong kinh doanh của DNNVV bằng các quy định, hình phạt nghiêm khắc về đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ pháp luật của kế toán viên và các cán bộ phụ trách.

Đơn giản, minh bạch hóa, xây dựng các hướng dẫn cụ thể cho các thủ tục hành chính để giảm chi phí cho DN, giảm khả năng đòi hối lộ của cán bộ.

Trao đổi bên lề Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông khẳng định cả các nước đều có chính sách hỗ trợ DNNVV vì đây là những DN “dễ bị tổn thương” nhưng có đóng góp to lớn cho nền kinh tế. 

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông

“Ở đâu đó có lúc nhận thức rằng nền kinh tế của chúng ta toàn “thuyền thúng” (DNNVV – PV), phê phán rất nặng nề vì tới 90,7% DN đều là DNNVV. 

Nhưng qua kinh nghiệm của Nhật Bản, cần chính sách hỗ trợ của DNNVV bởi những DN này là nơi có nhiều sáng tạo của con người, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế, đóng góp vào chuỗi phát triển rất lớn và phần quan trọng hơn nữa là tạo ra 70% công ăn việc làm cho xã hội” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

Cùng với đó, Thứ trưởng cho rằng, “nếu cách tiếp cận, phương pháp đúng đắn và đi đúng bài bản, quan trọng hơn là nếu số tiền bỏ ra hỗ trợ tốt, làm đúng thì trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp vẫn có thể hỗ trợ phát triển DNNVV hiệu quả”. 

Theo Thứ trưởng, Nhật Bản đưa ra rất rõ chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV. Đây cũng là phần quan trọng trong dự thảo Luật hỗ trợ DNNVV đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo.

“Chúng tôi đặt ra chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận tài chính. Không nhất thiết phải cho họ tiền mà giúp cho họ về sổ sách, báo cáo, cung cấp những phần mềm đơn giản để ứng dụng luôn thì rất tốt. Thông qua các tổ chức, hiệp hội của họ để giúp cho DN làm tốt phần quản trị tài chính, năng lực quản trị thì mới tiếp cận vốn được” – ông Đặng Huy Đông cho biết. 

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).