Doanh nghiệp làm BOT và những khó khăn khó nói hết bằng lời

Doanh nghiệp làm BOT và những khó khăn khó nói hết bằng lời
(PLVN) - Từ góc nhìn của một nhà đầu tư tham gia các dự án (BOT), ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả chia sẻ nhiều khó khăn mà doanh nghiệp không nói hết thành lời, luôn đối mặt với những rủi ro đến từ chính sách, tại Hội thảo "Truyền thông về hạ tầng giao thông: nhìn nhận và định hướng" do Hội Nhà báo Việt Nam và Hiệp hội các nhà đầu tư hạ tầng giao thông Việt Nam tổ chức sáng 4/9 tại Hà Nội.

Tập đoàn Đèo Cả thực hiện nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng trong phạm vi cả nước như hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông, mở rộng hầm Hải Vân, Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Khánh Hòa, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Hữu Nghị - Chi Lăng, Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Là một doanh nghiệp chuyên phát triển hạ tầng giao thông, lãnh đạo Tập đoàn cho biết có muôn vàn khó khăn, thách thức các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Đầu tiên là việc thường xuyên thay đổi chính sách đầu tư BOT theo hướng quản lý của vốn ngân sách nhà nước gây ảnh hưởng lớn đến việc quản lý dự án, đồng thời không phù hợp với thông lệ quốc tế và không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Các nhà đầu tư hiện nay chưa được đối xử bình đẳng đúng tinh thần hợp tác công – tư cũng như vai trò là một bên của hợp đồng dự án. Bên cạnh các điều khoản của hợp đồng, nhà đầu tư và dự án còn chịu sự chi phối bởi các văn bản hành chính của cơ quan Nhà nước.

Trong nhiều trường hợp, các mệnh lệnh hành chính trái ngược hoàn toàn với nội dung hợp đồng đã được các bên thương thảo và thống nhất ký kết.

Điển hình như việc Bộ GTVT ban hành Quyết định số 4255/QĐ-BGTVT ngày 01/12/2015 dưới dạng văn bản hành chính nhưng lại chứa đựng các quy định mang tính quy phạm pháp luật với phạm vi áp dụng không chỉ là một số cơ quan thuộc Bộ GTVT mà còn bao gồm cả các nhà đầu tư dự án BOT.  

Ngoài ra, hợp đồng BOT trước khi ký kết luôn được bàn bạc, trao đổi, có ý kiến thống nhất của nhiều đơn vị liên quan. Tuy nhiên, khi người dân có ý kiến phản đối thì một số cơ quan đơn vị không dám lên tiếng bảo vệ dự án do mình quản lý mà đẩy hết trách nhiệm cho nhà đầu tư, thậm chí vi phạm các điều khoản của hợp đồng đã ký kết.

Trong một số trường hợp, Cơ quan Nhà nước đã đẩy dự án và nhà đầu tư vào tình trạng bất ổn. Minh chứng cụ thể là ngày 5/7/2019 Tổng cục đường bộ Việt Nam đã phát đi thông báo dừng thu phí 4 dự án BOT với lý do đưa ra là chậm triển khai thu phí không dừng. Trong khi nhà đầu chưa hiểu đầu đuôi sự việc thì mạng xã hội đã dậy sóng thông báo “từ mai đi xe miễn phí” khiến các chủ đầu tư và địa phương phải “căng mình” để giải thích cho người dân và đảm bảo an ninh trật tự sau thông báo của Tổng Cục đường bộ Việt Nam.

Về nguồn tài chính để đầu tư thì hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chưa có chỉ đạo, định hướng các tổ chức tín dụng trong việc quan tâm hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, cũng chưa có ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào làm nòng cốt để tham gia vào lĩnh vực này.

Các nhà đầu tư đang phải tự xoay xở và gặp khó khăn đặc biệt lớn khi huy động vốn cho đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông trong thời gian tới.

Ngân hàng tài trợ vốn bản chất cũng như một nhà đầu tư kinh doanh tiền tệ, mặc dù được hưởng lợi ích từ lãi suất cho vay cao nhất khu vực nhưng khi dự án gặp phải khó khăn, vướng mắc thì bàng quan, im lặng.  

Các quan điểm về thẩm định cho vay lúc thì theo quy định pháp luật, lúc thì theo quan điểm rủi ro – thông lệ riêng của ngân hàng. Điển hình là dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận bị chậm trễ suốt 10 năm qua. Dự án có sự quan tâm từ Quốc hội, Chính phủ và Bộ GTVT. Đặc biệt hợp đồng tín dụng đã được ký nhưng với 20 điều kiện tiên quyết vô cùng khó khăn phải hoàn thành trước khi giải ngân, trong đó có nhiều điều kiện không thuộc thẩm quyền của nhà đầu tư, việc này đã làm dự án tiếp tục đình trệ.

Khó khăn nữa đến từ giới truyền thông. “Có không ít nhà báo có định kiến BOT là móc túi dân, lợi ích nhóm”, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nhận định.

Không ít bài báo vô tư tường thuật việc gây mất an ninh trật tự ở trạm thu phí, thông tin đậm các cuộc thanh kiểm tra đối với dự án BOT, trong khi tiếng nói của nhà đầu tư thì được đưa rất hạn chế.

“Tại Dự án cao tốc cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, được khởi công tháng 7/2015, bị đình trệ tới 2 năm do liên danh nhà đầu tư cũ yếu kém. Khi chúng tôi tiếp nhận, đã tháo gỡ được các khó khăn vướng mắc, khơi thông nguồn vốn và tái khởi động dự án, đưa dự án về đích trước thời hạn vào tháng 10/2019 này nhưng ít được báo chí quan tâm. Trong khi đó, một số tờ báo lại hướng dư luận sang một hướng rất tiêu cực”.

Phải thừa nhận một thực tế rằng trong thời gian qua đã có một số dự án chậm tiến độ, không đạt yêu cầu về chất lượng, có những Nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, “0” đồng, thậm chí nợ đầm đìa vẫn được làm. Từ đó, dẫn đến có những suy nghĩ quy chụp, đánh đồng tất cả các dự án BOT với nhau và luôn cho rằng việc thu phí “phục vụ cho nhà đầu tư”.

Nếu chỉ đưa lời bình luận các khó khăn, rào cản nhưng không có các giải pháp thì chắc chắn các dự án PPP sẽ đi và ngõ cụt. “Với tư cách là một nhà đầu tư cùng với các nhà đầu tư khác trên nhiều lĩnh vực chúng tôi thấu hiểu khó khăn khi tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông”, ông Hồ Minh Hoàng nói.

Doanh nghiệp BOT này cũng kiến nghị, để tháo gỡ khó khăn và những vướng mắc hiện nay, Chính phủ cần giao cho các Bộ ngành thống kê, đánh giá tổng thể việc thu hút đầu tư sử dụng vốn vay ưu đãi ODA trong thời gian 25 năm qua và so sánh về kinh tế xã hội việc sử dụng vốn nhà nước kết hợp với vốn tư nhân (PPP) trong thời gian 10 năm qua.

Từ đó định hướng phát triển và xây dựng cơ chế chính sánh đầu tư PPP kết hợp với ban hành các chính sách cho các ngân hàng trong nước khi đồng hành cho vay các dự án phát triển kết cấu hạ tầng hiện nay.

Nhà đầu tư này cũng đề nghị đánh giá lại các lợi ích về lợi nhuận đã thu từ các dự án BOT cho vay và trách nhiệm chung đối với hạ tầng giao thông đất nước để cùng nhau xác định trách nhiệm chia sẻ các rủi ro khi dự án vướng mắc và có cùng tiếng nói với các nhà đầu tư với cơ công quyền nhằm tháo gỡ các vướng mắc cơ chế bất cập hiện nay.

Bên cạnh việc thông tin các mặt tồn tại của các dự án để điều chỉnh phù hợp, các cơ quan truyền thông cần đồng hành với dự án để thông tin đầy đủ về quá trình triển khai, những khó khăn gặp phải, phản ánh tiếng nói của nhà đầu tư, biểu dương những kết quả tích cực để cộng đồng xã hội hiểu và chia sẻ với các bên liên quan để từng bước tháo gỡ vướng mắc cơ chế chính sách và thượng tôn pháp luật.

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).