Doanh nghiệp da giày chưa tận dụng hết lợi thế và dư địa các Hiệp định FTA mang lại

Hình ảnh minh họa.
Hình ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, cho biết, doanh nghiệp da giày Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết lợi thế và dư địa các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2023, xuất khẩu giày dép của Việt Nam đã mang về hơn 20,2 tỷ USD, giảm 15,3% so với năm 2022. Việt Nam đang xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu giày dép với lượng xuất khẩu ước tính chiếm 10% của thế giới. Mặt hàng giày dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 150 thị trường trên thế giới, trong đó, tập trung ở những thị trường chính như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh...

Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu da giày cả năm 2024 sẽ đạt khoảng 26 - 27 tỷ USD. Tuy nhiên, theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, lợi thế và dư địa của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại rất lớn, chưa được tận dụng triệt để.

- Là đơn vị trực tiếp đàm phán và theo dõi thực thi các FTA, ông đánh giá như thế nào về việc tận dụng FTA của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp da giày nói riêng?

Ông Ngô Chung Khanh: Bên cạnh những mặt tích cực về kim ngạch xuất khẩu thì ngành da giày còn có "điểm sáng" khi xuất khẩu sang các thị trường FTA là tận dụng rất tốt tỷ lệ sử dụng mẫu chứng thư xuất xứ EURO với gần 100%.

Điều đó cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng rất hiệu quả từ FTA. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa rằng chúng ta hoàn hảo mà cũng cần phải nhìn những điểm tồn tại.

Hiện có 5 nhóm vấn đề liên quan đến ngành da giày:

Thứ nhất, vấn đề nguồn nguyên liệu. Việt Nam chưa hoàn toàn làm chủ nguồn nguyên liệu, vẫn phải nhập khẩu khá nhiều. Nguồn nguyên liệu để đảm bảo đủ chất lượng, đủ quy tắc xuất xứ, đáp ứng được các tiêu chuẩn hiện nay ở các thị trường FTA là một vấn đề rất lớn.

Tôi nghĩ đó là "nút thắt" không nhỏ với ngành da giày, đó cũng là lý do tại sao vừa rồi Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam đề xuất thành lập trung tâm giao dịch nguyên liệu cho cả ngành.

Thứ hai, ngành da giày thiếu thông tin thị trường, đơn hàng không ổn định. Năm 2023, khi thị trường khó khăn thì đơn hàng của một số doanh nghiệp da giày, dệt may rất bấp bênh. Đơn hàng năm nay đã quay trở lại nhưng thực sự cũng chưa được ổn định.

Thứ ba, vốn và công nghệ. Đối với một số doanh nghiệp FDI thì vốn không thành vấn đề, nhưng với các doanh nghiệp Việt Nam thì vốn lại là vấn đề quan trọng. Về công nghệ, tôi nghĩ đây cũng là một điểm mà doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu.

Thứ tư, cập nhật chính sách.

Cuối cùng là vấn đề thương hiệu. Khách quan mà nói, trong chiến lược phát triển của ngành da giày, chúng ta đặt kỳ vọng rất lớn để xây dựng các thương hiệu có tầm cỡ khu vực, nhưng để làm điều đó không đơn giản, bởi vì đa số hiện nay chúng ta vẫn là gia công.

Doanh nghiệp da giày chưa tận dụng hết lợi thế và dư địa các Hiệp định FTA mang lại ảnh 1Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương.

- Chính phủ đã giao Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội triển khai xây dựng Hệ sinh thái tận dụng FTA. Ông có thể giới thiệu rõ hơn về hệ sinh thái này và lợi ích khi tham gia xây dựng, vận hành Hệ sinh thái tận dụng FTA cho doanh nghiệp da giày?

Ông Ngô Chung Khanh: 5 nhóm vấn đề của ngành da giày như tôi vừa nêu là thực tế đang tồn tại, được tổng hợp từ ý kiến của các doanh nghiệp, các chủ thể tham gia. Với 5 nhóm vấn đề đó, chúng tôi nhận thấy rằng không thể nào chỉ có một hoặc hai chủ thể có thể giải quyết được. Ví dụ vấn đề liên quan đến vốn thì doanh nghiệp không thể giải quyết triệt để được, phải có sự hỗ trợ từ tổ chức tín dụng.

Còn vấn đề liên quan đến chính sách, kể cả các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị cũng không thể xử lý được vì liên quan đến cơ quan quản lý; thực thi là địa phương, ban hành là Trung ương. Do đó, để xử lý cả 5 nhóm vấn đề trên phải có sự chung tay của tất cả các chủ thể có liên quan, từ khâu đầu vào, từ bên cung cấp nguyên liệu…, làm sao đảm bảo được các tiêu chuẩn, đảm bảo được truy xuất nguồn gốc nguyên liệu.

Rồi đến chuyện xử lý nguyên liệu, gia công và các bên liên quan, kể cả các nhà nhập khẩu, các nhà phân phối tại thị trường nước ngoài, logistics, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý… Tư duy của chúng tôi là đưa tất cả vào một hệ sinh thái. Và hệ sinh thái đấy làm thế nào để hiệu quả thì cần nghiên cứu xây dựng mô hình kết hợp giữa các cơ quan quản lý Trung ương, địa phương, các doanh nghiệp mà hiện nay chưa có.

Xây dựng một mô hình phù hợp với quy định pháp luật, phù hợp với thực tế cũng là điều chúng tôi đang trăn trở. Chúng tôi đã đề xuất mô hình này và đang lấy ý kiến.

Về lợi ích của mô hình này với ngành da giày, tôi nghĩ đầu tiên là sẽ xử lý được những vấn đề đang gặp phải. Ví dụ doanh nghiệp đang thiếu nguyên liệu nhưng không biết mua từ đâu, không biết ai cung cấp. Nếu muốn mua phải sang thị trường A, thị trường B để đàm phán và nhiều khi chưa biết giá cả hay chất lượng như thế nào?… Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp biết rằng trong hệ sinh thái có một công ty cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liệu thì rất yên tâm nhập. Đó là lợi ích giải quyết được nguồn nguyên liệu, giải quyết được "nút thắt" quan trọng.

- Mô hình Hệ sinh thái tận dụng FTA cho ngành da giày nếu được thực hiện thành công rõ ràng có thể giúp nâng cao hiệu quả tận dụng FTA cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để xây dựng thành công không phải điều dễ dàng, xin ông cho biết những thách thức chính khi xây dựng hệ sinh thái này là gì?

Ông Ngô Chung Khanh: Thực tế chúng tôi đã đánh giá đó là việc rất khó, không hề đơn giản và có 3 thách thức chính.

Thứ nhất, để hệ sinh thái này vận hành thì trong cơ cấu tổ chức phải có ban điều hành hoạt động theo hình thức như một công ty độc lập, có ban giám đốc, có các phòng, ban. Ban điều hành sẽ là "linh hồn" để điều hành, giúp cho các sáng kiến, các kết nối của các chủ thể đi vào cuộc sống.

Muốn có ban điều hành đấy thì phải có nhân sự, văn phòng, trụ sở, có nguồn tài chính để hoạt động. Chúng tôi kỳ vọng trong tương lai sẽ có nguồn phí từ đóng góp của các hội viên, còn ở giai đoạn đầu sẽ miễn phí để mọi người thấy lợi ích.

Trong khoảng thời gian miễn phí đó sẽ kiếm nguồn tài chính, tài trợ từ đâu để vận hành? Nguồn ngân sách thì rất khó, vì không có cơ chế nào. Vì vậy phải huy động xã hội hoá hay từ nguồn tài trợ quốc tế, chúng tôi hy vọng sẽ làm được.

Thứ hai, để hệ sinh thái hoạt động thì các chủ thể phải làm việc với nhau, phải tuân thủ quy định, luật lệ. Ở đây phải có nguyên tắc, "luật chơi", mà ai vi phạm "luật chơi" sẽ bị loại ra ngoài. Nhưng làm thế nào để đảm bảo các chủ thể tuân thủ quy định cũng là một thách thức.

Thứ ba, làm sao khuyến khích, vận động các doanh nghiệp, các chủ thể tham gia một cách tự nguyện và hiệu quả? Muốn khuyến khích, đầu tiên phải cho họ thấy lợi ích khi tham gia mô hình.

- Ông có thể cho biết kế hoạch triển khai cụ thể của Bộ Công Thương để giải quyết các thách thức, nhằm đưa hệ sinh thái này sớm đi vào triển khai hiệu quả trong thời gian tới?

Ông Ngô Chung Khanh: Mô hình chúng tôi đã xây dựng và đang đi lấy ý kiến các tỉnh thành, hiệp hội, doanh nghiệp và người nông dân. Quá trình này sẽ triển khai đến hết năm 2024, sau đó sẽ tổng hợp tất cả những ý kiến thành dự thảo gửi các bộ, ngành, các tỉnh/thành, hiệp hội có liên quan.

Sau khi tổng hợp sẽ trình Chính phủ vào khoảng tháng 2/2024, cùng với đó tiếp tục tổ chức họp với các chuyên gia để cho ý kiến thêm. Chúng tôi kỳ vọng đến tháng 9/2025, hệ sinh thái này có thể bắt đầu hoạt động.

Khi chia sẻ mục tiêu này một số hiệp hội, địa phương cho rằng đây là mục tiêu tham vọng nhưng đây là chúng tôi đang tự đặt sức ép cho chính mình.

Về các thách thức thì chúng tôi cũng hình dung như tôi vừa trình bày. Đầu tiên phải xác định thách thức, sau khi xác định cần tìm cách xử lý. Ví dụ, về vấn đề tài chính, chúng tôi đang thảo luận với các tổ chức tài trợ, các đại sứ quán và kết quả khá khả quan, bởi họ cũng nhận thấy rằng hệ sinh thái này không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà có ý nghĩa với chính họ, giúp họ có được kết nối hiệu quả cả hai chiều.

Bên cạnh đó, chúng tôi phải dự thảo dần các quy tắc hoạt động, quy định hoạt động sao cho dễ hiểu, thực tế để mọi người hiểu và tuân thủ.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xác định rất rõ các lợi ích cho từng chủ thể tham gia. Từ cơ quan trung ương, địa phương đến các tổ chức tài chính, logistics, các hiệp hội, doanh nghiệp…, khi tham gia hệ sinh thái này họ đều có lợi ích, lợi ích là những vấn đề gặp hằng ngày sẽ được giải quyết nhanh và hiệu quả.

- Xin cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội tăng tốc

Việt Nam có nhiều cơ hội để bứt tốc với TMĐT xuyên biên giới. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Số lượng nhà bán hàng trên Amazon tăng gấp 35 lần, số lượng sản phẩm bán ra từ nhà bán hàng Việt Nam tăng 300%, số lượng nhà bán có doanh thu triệu đô tăng gấp 10 lần… Đó là các số liệu cho thấy, cơ hội bứt tốc cho thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam.

Kiểm soát tốt dịch bệnh thủy sản nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu

Kiểm soát tốt dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu.
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản 9 tháng năm 2024 đã đạt những kết quả nhất định. Ông đề nghị các địa phương không được chủ quan bởi dịch bệnh trên thủy sản khi đã xuất hiện thì lây lan nhanh và gây thiệt hại rất lớn.

Sắp diễn ra Hội nghị Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024
(PLVN) -  Ngày 15 và 16 tháng 11 tới đây tại TPHCM, InnoLab Asia phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024  (Vietnam Innovation Summit 2024) với chủ đề “Đổi mới - Chuyển mình - Bền vững - Chung tay kiến tạo tương lai”

Airbus và Vietjet bàn giao tàu bay mới mang hình ảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp

Airbus và Vietjet bàn giao tàu bay mới mang hình ảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp
(PLVN) -  Tàu bay A321 thế hệ mới mang hình ảnh biểu tượng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp vừa được Airbus bàn giao cho Vietjet tại sân bay Orly (Paris) trước sự chứng kiến và chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Pháp.

Sự kiện thiết thực "tiếp sức" doanh nghiệp

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong thời đại toàn cầu hóa, thực tế trên toàn thế giới đã chứng minh môi trường kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất với sự phát triển của mọi doanh nghiệp (DN) nói riêng và nền kinh tế nói chung. Gồm nhiều yếu tố như địa lý, dân cư, văn hóa, công nghệ, sự ổn định của xã hội… nhưng một yếu tố quan trọng nhất trong môi trường kinh doanh là môi trường pháp lý.

Xây dựng quy định về quản lý hải quan đối với thương mại điện tử

Ông Đào Duy Tám - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan chia sẻ về việc xây dựng dự thảo Nghị định. (Ảnh: TC)
(PLVN) - Nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý đối với loại hình giao dịch thương mại điện tử, cơ quan Hải quan đang được Chính phủ giao xây dựng Nghị định về quản lý đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua giao dịch thương mại điện tử và dự thảo Nghị định này cũng đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ từ năm 2023.

Cú hích thúc đẩy phát triển các dự án điện khí

Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên tại Việt Nam sắp hoàn thành. (Ảnh: Petrovietnam)
(PLVN) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cùng các đơn vị thành viên vừa ký kết hợp đồng mua bán điện (PPA) cho dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4, biên bản ghi nhớ (MOU) cung cấp LNG cho dự án Nhà máy điện LNG Quảng Trạch II với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đây là những hợp đồng, biên bản mang ý nghĩa quan trọng, “mở đường” cho việc đàm phán PPA các dự án điện sử dụng khí LNG khác trong Quy hoạch điện VIII.

Talk Show 'Doanh nghiệp Việt & Nỗ lực xây dựng cộng đồng Đắc nhân tâm'

Talk Show 'Doanh nghiệp Việt & Nỗ lực xây dựng cộng đồng Đắc nhân tâm'
(PLVN) -  Sáng nay, tại khách sạn Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake, Báo Pháp Luật Việt Nam sẽ tổ chức Talk Show với chủ đề “Doanh nghiệp Việt & Nỗ lực xây dựng cộng đồng Đắc nhân tâm”. Sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), và là dịp để tôn vinh những đóng góp của các doanh nghiệp đối với cộng đồng.

Dự báo xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có lợi thế về cuối năm. (Ảnh minh họa: Bộ Công Thương)
(PLVN) - Năm 2024, Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 377 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với năm 2023. Hết 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 299,6 tỷ USD, mang lại nhiều thuận lợi cho kết quả của cả năm.

GDP quý III tăng 7,4%

GDP 9 tháng năm 2024 tăng 6,82%
(PLVN) -  Mặc dù GDP quý III vẫn tăng cao nhưng đóng góp của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh do ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 vào các tỉnh miền Bắc.

Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
(PLVN) -  Ngày 05/10/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”. Tại chương trình, Agribank ủng hộ kinh phí 100 tỷ đồng, với mong muốn chung tay cùng hệ thống chính trị hoàn thành kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong đợt thi đua cao điểm từ nay đến hết năm 2025.

Đổi mới sáng tạo là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu ghi hình tại lễ công bố GII 2024.
(PLVN) - Phát biểu ghi hình tại sự kiện công bố Báo cáo GII 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của các nước trong quá trình phát triển nhanh, bền vững và không để ai bị bỏ lại phía sau.