Doanh nghiệp cần “chuyển đổi xanh” mạnh mẽ để tăng lượng, tăng chất hàng xuất khẩu

Toàn cảnh Hội nghị “Giao dịch ngoại thương hiện thời: Sự đổi hướng trong chiến lược kinh doanh & quản lý tranh chấp”
Toàn cảnh Hội nghị “Giao dịch ngoại thương hiện thời: Sự đổi hướng trong chiến lược kinh doanh & quản lý tranh chấp”
(PLVN) -  Tại Hội nghị “Giao dịch ngoại thương hiện thời: Sự đổi hướng trong chiến lược kinh doanh & quản lý tranh chấp” diễn ra vào chiều 4/7, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã nhấn mạnh đến việc chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh nhằm thu hút đầu tư cũng như tăng cường xuất khẩu hàng hoá...

Đối mặt nhiều thách thức mới

Hội nghị “Giao dịch ngoại thương hiện thời: Sự đổi hướng trong chiến lược kinh doanh & quản lý tranh chấp” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức. Chương trình đã thu hút gần 200 đại biểu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng nhiều đại diện từ hiệp hội, hội doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố tham gia.

bà Hồ Thị Quyên -Phó Giám đốc ITPC

bà Hồ Thị Quyên -Phó Giám đốc ITPC

Phát biểu khai mạc, bà Hồ Thị Quyên -Phó Giám đốc ITPC cho biết: Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế, doanh nghiệp có nhiều cơ hội mới mở rộng thị trưởng và kết nối đối tác. Đứng trước xu hướng phát triển chung của toàn cầu, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các cơ chế, chính sách để chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Theo bà Quyên, quá trình này cũng cần gắn liền với sự tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật, tuân thủ tiêu chuẩn được đặt ra từ các thị trường mà doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu. Với tình hình đó, doanh nghiệp cần có bước chủ động, linh hoạt thay đổi để đáp ứng một cách phù hợp với nguồn lực nhằm tận dụng các cơ hội, xây dựng lợi thế từ các xu hướng.

Cũng vấn đề này, ông Vũ Quang Huy - Ủy viên Ban chấp hành Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh cho biết, tỷ lệ xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng lần lượt 24.5% và 19.5% so với cùng kỳ. Tuy vậy, song hành với tỷ lệ tăng đáng kể của tỷ lệ xuất nhập khẩu gỗ là những thách thức về tiêu chí bền vững mà các thị trường xuất nhập khẩu đặt ra như: Quy định chống phá rừng của EU, các biện pháp phòng vệ thương mại đối với ngành gỗ của Mỹ, mục tiêu Net-zero.

Luật sư Châu Việt Bắc – Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam VIAC

Luật sư Châu Việt Bắc – Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam VIAC

Luật sư Châu Việt Bắc – Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam VIAC nhận định, thời gian tới, bức tranh xuất nhập khẩu của nước ta sẽ phân hoá rất rõ rệt. Các doanh nghiệp thay đổi kịp thời, ứng phó hiệu quả chắn sẽ tận dụng được cơ hội, phát triển mạnh mẽ, trong khi đó, doanh nghiệp thích nghi chậm hơn sẽ có nguy cơ đối mặt nhiều thách thức mới khi nhiều quy định siết chặt được đặt ra tại các thị trường mục tiêu.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”

Trình bày tham luận “Yêu cầu về chuyển đổi xanh và vấn đề đặt ra với hoạt động xuất nhập khẩu”, TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho hay, giờ đây, tất cả đang quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển bền vững. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải vận động cùng với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”. Hiện nay, cách mạng tiêu dùng gắn chặt với các yếu tố “xanh”; “an toàn” và “nhân văn” cùng với việc thực thi các cam kết liên quan đến nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế như TPP/CPTPP, EVFTA...

TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

TS. Thành khuyến nghị, để vượt qua giai đoạn đầy khó khăn này, doanh nghiệp nên linh động trong việc lựa chọn và tiếp cận đối tác và thị trường mục tiêu, tích cực điều chỉnh phù hợp đối với các mặt hàng chủ lực. Ngoài ra, việc “xanh hóa” trong doanh nghiệp phải được quan tâm đúng mực. Trong đó, việc thực hiện ESG (bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng, tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng) là nhân tố mang tính “sống còn” trong xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững.

Nối tiếp phần chia sẻ của TS. Võ Trí Thành, ông Nguyễn Hữu Nam – Phó Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp – Chi nhánh Khu vực TP Hồ Chí Minh cũng có nhiều trao đổi liên quan đến việc tận dụng các cam kết, hiệp định liên quan đến xuất nhập khẩu nhằm thuận lợi hóa giao dịch giữa doanh nghiệp Việt với đối tác quốc tế.

Sau các tham luận, với sự giải đáp, trao đổi sôi nổi, tích cực của các chuyên gia và khách mời tham dự, các ý kiến thảo luận tại Hội nghị đã đi vào khai thác các thực tiễn, khó khăn đang tồn tại. Hội nghị cũng đã đưa ra nhiều khuyến nghị, hướng dẫn cụ thể hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện giao dịch ngoại thương an toàn và hiệu quả.

Bà Tôn Nữ Xuân Quyên – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP BLUSAIGON ( áo xanh, bên trái ảnh) cùng các đại biểu.

Bà Tôn Nữ Xuân Quyên – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP BLUSAIGON ( áo xanh, bên trái ảnh) cùng các đại biểu.

Trao đổi với phóng viên, bà Tôn Nữ Xuân Quyên – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP BLUSAIGON đồng tình với phân tích của các chuyên gia về bối cảnh thị trường. Bà cũng nhận định rằng, hầu hết các ngành nghề đều gặp khó khăn trong bối cảnh hiện tại của thị trường. Khó khăn này đến từ xu hướng tiêu dùng của thị trường, tỷ giá tiền tệ, hạ tầng giao thông và sắp tới là khó khăn đến từ việc siết chặt các quy chuẩn mới liên quan đến chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Theo bà Quyên, bản thân doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu, lên phương án thích nghi với các yêu cầu mới, đặc biệt là yêu cầu về tăng trưởng bền vững. Ở góc độ vĩ mô, các tổ chức, cơ quan cần có hướng dẫn cho doanh nghiệp kỹ lưỡng hơn về việc tận dụng các FTAs, đồng thời nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, logistics, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển chuỗi cung ứng...

Trình bày về “Giải pháp hợp đồng cho một số thị trường xuất nhập khẩu trọng điểm và phương thức hạn chế sự chi phối của đối tác trong giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài”, Luật sư Bùi Văn Thành - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Hòa giải viên Trung tâm Hòa giải Việt Nam cho biết, biểu đồ xuất nhập khẩu thường không ổn định do đây là ngành nghề dễ chịu tác động bởi biến động thị trường. Chính vì vậy, để giao dịch được hiệu quả, doanh nghiệp phải rất “nhạy cảm” với những thay đổi mới, những tình huống mới có thể phát sinh, đặc biệt liên quan đến pháp lý.

Ông Thành cho rằng, doanh nghiệp cần hiểu rõ tính chất, đặc điểm của hợp đồng ngoại thương, hợp đồng được điều chỉnh bởi văn bản quy phạm pháp luật nào, có tiềm ẩn rủi ro về chính trị, văn hoá hay không. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tiến hành rà soát, đánh giá về năng lực chủ thể giao kết, điều kiện giao dịch, quy định pháp luật của nước sở tại để chủ động ứng phó với những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Đối với hoạt động giải quyết tranh chấp, ông Thành cho biết, các yếu tố quan trọng khi quản lý tranh chấp trong giao dịch ngoại thương chính là luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp. Để không chịu thiệt thòi khi phát sinh tranh chấp, doanh nghiệp cần hết sức cần trọng khi soạn thảo các điều khoản quy định những nội dung trên.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ trong giải quyết tranh chấp: Con đường tương lai

(Nguồn: Internet)
(PLVN) - Chuyển đổi số không chỉ là một xu thế về công nghệ trên toàn cầu mà còn có sự tác động lớn và ngày càng càng trở thành xu hướng tất yếu đối với các lĩnh vực Kinh tế - Chính trị - Xã hội của các nước trên thế giới. Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, việc đưa vào sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch của cơ quan giải quyết tranh chấp.

“Leo thang” tội phạm mạng thời kinh tế số

Các lãnh đạo Bộ, ngành và các chuyên gia tại Hội thảo phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Hiệp hội An ninh mạng quốc gia mới tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng”. Với tầm quan trọng của vấn đề an ninh trên không gian mạng, những vấn đề “nóng” của xã hội liên quan đến môi trường mạng đã được đặt ra và diễn giả là các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp, các tổ chức đã có những chia sẻ nhằm tháo gỡ vấn đề này.

Chú trọng các giải pháp thúc đẩy kinh tế số ở Việt Nam

Đại biểu Phạm Đại Dương (Đoàn Phú Yên) đề nghị chú trọng các giải pháp để thúc đẩy kinh tế số ở cấp độ địa phương. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Tại phiên thảo luận tại tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh đất nước tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức, cần quan tâm thực hiện các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam, góp phần phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu Nghị quyết của Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Lần đầu tiên có quy định về tiền điện tử

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng. (Ảnh: laodong.vn)
(PLVN) - Với việc Chính phủ ban hành Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) có hiệu lực từ 1/7/2024, lần đầu tiên tiền điện tử (e-money) đã được pháp luật Việt Nam quy định.