Chú trọng các giải pháp thúc đẩy kinh tế số ở Việt Nam

Đại biểu Phạm Đại Dương (Đoàn Phú Yên) đề nghị chú trọng các giải pháp để thúc đẩy kinh tế số ở cấp độ địa phương. (Ảnh: Quochoi.vn)
Đại biểu Phạm Đại Dương (Đoàn Phú Yên) đề nghị chú trọng các giải pháp để thúc đẩy kinh tế số ở cấp độ địa phương. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Tại phiên thảo luận tại tổ của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, các đại biểu Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh đất nước tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức, cần quan tâm thực hiện các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam, góp phần phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu Nghị quyết của Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kinh tế số

Phân tích tình hình, đại biểu Dương Bình Phú (Đoàn Phú Yên) chỉ ra rằng, trong bối cảnh đất nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn trong khó khăn, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa để phấn đấu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.

Trong đó, đại biểu nhấn mạnh, cần tiếp tục quan tâm thực hiện các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Bởi, theo đại biểu, hiện nay, kinh tế số đang là xu hướng phát triển ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng yêu cầu chú trọng và phát triển hạ tầng thông tin viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.

Thời gian qua, Chính phủ đã thể hiện rõ quan điểm và định hướng thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia thông qua các chiến lược, chính sách và các văn bản pháp luật như Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030... Nhờ đó, giai đoạn 2020 - 2023, kinh tế số đã có những bước phát triển mới, thể hiện vai trò cốt lõi trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Dẫn chứng, đại biểu nêu, năm 2023, tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam đạt 19%, nằm trong nhóm tăng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam đứng thứ 46 trên toàn cầu, tăng 2 bậc so với năm 2022 và tiếp tục duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay.

Bên cạnh những kết quả nêu trên, đại biểu cũng chỉ ra rằng, việc phát triển kinh tế số của Việt Nam cũng có những khó khăn, hạn chế. Điển hình là các vấn đề liên quan đến thể chế, chính sách, hạ tầng, nguồn nhân lực. Do vậy, đại biểu Dương Bình Phú đề nghị, trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kinh tế số; sửa đổi và bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo, đầu tư, kinh doanh trong môi trường kinh tế số. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các gói chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các chính sách liên quan đến vốn và nguồn nhân lực.

Đẩy mạnh đưa chính sách xuống cơ sở

Chú trọng và phát triển hạ tầng thông tin viễn thông để từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số. (Ảnh minh họa - thanhnien.vn)

Chú trọng và phát triển hạ tầng thông tin viễn thông để từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.

(Ảnh minh họa - thanhnien.vn)

Đại biểu Dương Bình Phú cũng cho rằng cần có một chính sách hỗ trợ đối với các mô hình kinh doanh mới, thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương mại điện tử và công nghệ số. Thúc đẩy đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số; có chính sách thu hút và giữ chân nhân lực có chất lượng cao liên quan đến an toàn thông tin; xây dựng mạng lưới kết nối chuyên gia, nhà khoa học nhằm thúc đẩy gắn kết nghiên cứu, chia sẻ trí thức về hoạt động chuyển đổi số.

Chung mối quan tâm, đại biểu Phạm Đại Dương (Đoàn Phú Yên) cho rằng, kinh tế chia sẻ, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh là rất cần thiết để tạo đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội. Cũng theo đại biểu, các vấn đề kinh tế số, kinh tế tuần hoàn được nói nhiều ở Trung ương nhưng khi xuống cơ sở thì không phải địa phương nào cũng làm được. “Để địa phương làm được đòi hỏi phải có tư duy và sự quyết liệt của người đứng đầu, của hệ thống chính trị; đồng thời phải có sự hướng dẫn, cụ thể hóa về thể chế và có nguồn lực đầu tư”, đại biểu nhận định.

Theo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên, để đạt được mục tiêu mà Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra là đến năm 2025, kinh tế số đạt tỉ trọng 20% GDP và đến năm 2030 chiếm khoảng 30% GDP, cần phải có những đột phá về mặt thể chế, đột phá về mặt nguồn lực để thực hiện. Vì vậy, Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm có những định hướng về vấn đề này. Trong đó, đại biểu mong muốn, thời gian tới, Chính phủ có những đột phá bằng những cơ chế, chính sách cụ thể và nguồn lực để giúp cho các địa phương tạo sự phát triển, đột phá trong lĩnh vực kinh tế số.

Tin cùng chuyên mục

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Đọc thêm

“Leo thang” tội phạm mạng thời kinh tế số

Các lãnh đạo Bộ, ngành và các chuyên gia tại Hội thảo phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Hiệp hội An ninh mạng quốc gia mới tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng”. Với tầm quan trọng của vấn đề an ninh trên không gian mạng, những vấn đề “nóng” của xã hội liên quan đến môi trường mạng đã được đặt ra và diễn giả là các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp, các tổ chức đã có những chia sẻ nhằm tháo gỡ vấn đề này.

Lần đầu tiên có quy định về tiền điện tử

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng. (Ảnh: laodong.vn)
(PLVN) - Với việc Chính phủ ban hành Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) có hiệu lực từ 1/7/2024, lần đầu tiên tiền điện tử (e-money) đã được pháp luật Việt Nam quy định.