Tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW: Gắn kết chặt chẽ giữa ba trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường

Quang cảnh Phiên họp. (Ảnh: Minh Khôi - VGP).
Quang cảnh Phiên họp. (Ảnh: Minh Khôi - VGP).
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đặt ra yêu cầu trên tại Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Ban Chỉ đạo), diễn ra hôm qua - 13/9.

Đạt và vượt nhiều mục tiêu đề ra

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 24, tăng trưởng nền kinh tế bước đầu có chuyển biến theo hướng xanh hơn. Việc lồng ghép nội dung ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) và bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch phát triển tiếp tục được đẩy mạnh. Chính sách, pháp luật về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường ngày càng hoàn thiện, chuyển sang chủ động kiểm soát các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm.

Đáng chú ý, nhiều mục tiêu đề ra đến năm 2020 của Nghị quyết 24 đã đạt được và vượt. Điển hình như nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; giảm dần thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra; giảm mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP từ 8 - 10% so với năm 2010; giữ và sử dụng linh hoạt 3,8 triệu hecta đất chuyên trồng lúa; hạn chế tối đa xuất khẩu khoáng sản thô; chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp, tiêu hủy xử lý trên 85% chất thải nguy hại; kiểm soát an toàn, xử lý ô nhiễm môi trường do hậu quả chiến tranh…

Tuy nhiên, năng lực phòng, chống thiên tai, thích ứng với BĐKH chưa đáp ứng yêu cầu; hoạt động phát thải khí nhà kính còn hạn chế; ô nhiễm môi trường vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi, nhất là tại các cụm công nghiệp, lưu vực sông, làng nghề; ô nhiễm biển do nuôi trồng thủy sản, rác thải nhựa xảy ra ở nhiều địa phương. Ngập úng do triều cường, xâm nhập mặn, sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển còn xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng, công tác tổng kết Nghị quyết 24 cần xác định rõ mục tiêu, quan điểm, tầm nhìn chiến lược dài hạn đồng bộ, khả thi với các giải pháp trung hạn, trước mắt, cấp bách; gắn với huy động nguồn lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương, của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân và toàn thể cộng đồng, xã hội, tranh thủ các nguồn lực của cộng đồng quốc tế…

Làm rõ những vấn đề, xu thế mới

Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, Nghị quyết 24 đã xác định nhiều quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng đối với công tác ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Vì vậy, theo Phó Thủ tướng, việc tổng kết Nghị quyết 24 đặt trong mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với các nghị quyết, chiến lược, kế hoạch trong các lĩnh vực có liên quan như Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chiến lược tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về BĐKH… Bên cạnh đó, bối cảnh trong nước và quốc tế đã và đang nổi lên một số vấn đề mới về BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, hệ thống quan điểm lý luận, tư tưởng của Đảng về vấn đề BĐKH, tài nguyên, môi trường tiếp tục được phát triển, hoàn thiện. Vì vậy, việc tổng kết Nghị quyết 24 cũng cần dựa trên cơ sở chính trị, khoa học, thực tiễn theo quan điểm phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh được nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, có sự gắn kết hữu cơ, chặt chẽ giữa ba trụ cột phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường).

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường (Thường trực Ban Chỉ đạo) tập trung cao độ, kiện toàn nhân sự để hoàn thiện Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24 bảo đảm chất lượng cao nhất. Trong đó, chú ý đến kết quả thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết bằng các văn bản pháp luật, có sự so sánh chỉ số, thứ hạng quốc tế, lượng hóa các mục tiêu, nhiệm vụ bằng chỉ tiêu cụ thể; làm rõ sự thay đổi nhanh chóng của bối cảnh trong nước, quốc tế so với thời điểm ban hành Nghị quyết 24 với sự xuất hiện những vấn đề, xu thế mới như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tri thức…

Chiều 13/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng Đoàn công tác của Trung ương đã đến xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) để kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại địa phương.

Sau khi đi kiểm tra thực địa và thăm hỏi một số gia đình nạn nhân, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu tỉnh Lào Cai cùng chính quyền các địa phương sớm thống kê chính xác số người bị chết và mất tích do mưa lũ gây ra. Các lực lượng cứu hộ, cứu nạn địa phương cần sớm tìm kiếm người còn mất tích và hỗ trợ gia đình các nạn nhân không may gặp nạn do thiên tai gây ra.

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, tỉnh Lào Cai cần nghiên cứu, đề xuất với Trung ương phương án hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng do thiên tai, nhất là các hộ nuôi cá tầm, cá hồi. Phó Thủ tướng lưu ý, tỉnh Lào Cai cần xem xét về quy hoạch xây dựng các thủy điện, công tác bảo vệ rừng để hạn chế lũ ống, lũ quét xảy ra khi có mưa lớn cục bộ trong thời gian ngắn. Đồng thời, địa phương thường xuyên kiểm tra các suối trong mùa mưa lũ, sớm phát hiện vật cản dòng chảy để cảnh báo sớm cho người dân

phòng ngừa…

Yến Nhi

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.