Đoàn Luật sư Vĩnh Phúc góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992

"Quy định “Mọi người có quyền sống” tại Điều 21 Dự thảo là quy định mới và rất cần thiết, tuy nhiên nói như vậy là chưa đủ, có phần mâu thuẫn với chủ trương của nhà nước ta là vẫn duy trì hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự.., bên cạnh đó có các trường hợp người có hành vi phạm tội khi bị truy bắt đã chống lại nên buộc lực lượng truy bắt phải tiêu diệt…", trích ý kiến đóng góp của luật sư Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Phúc.

Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Phúc mới tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tại hội nghị đã có 7 ý kiến phát biểu và có 5 ý kiến đóng góp bằng văn bản. Báo PLVN trích đăng một số ý kiến đóng góp của các luật sư Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Phúc đối với Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi.

Luật sư tham dự phiên tòa. Ảnh minh họa
Luật sư tham dự phiên tòa. Ảnh minh họa

Lời nói đầu còn nhiều nhược điểm

Đánh giá về sự cần thiết sửa đổi Hiến pháp năm 1992, các ý kiến góp ý đều thống nhất cho rằng, Hiến pháp năm 1992 là bản Hiến pháp tiến bộ ở thời điểm ban hành, mặc dù tuổi thọ của Hiến pháp năm 1992 mới chỉ 20 năm nhưng đã bộc lộ những vấn đề bất cập, kể cả thể chế nhà nước, một nhà nước xây dựng theo hướng Nhà nước pháp quyền nhưng bộ máy hành chính cồng kềnh, nền tư pháp còn nhiều bất cập, nền tố tụng chưa thực sự dân chủ, Nhà nước chưa có chế tài đủ mạnh để đảm bảo pháp chế XHCN, do đó sửa đổi Hiến pháp là cần thiết.

Về lời nói đầu của Hiến pháp, dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này đã cố gắng viết ngắn lại nhưng vẫn còn rườm rà, còn đậm chất văn chương, quá tỉ mỉ, thiếu bao quát, không phù hợp với yêu cầu khái quát cao của một bản Hiến pháp. Các luật sư đề nghị Lời nói đầu cần phải được viết gọn, cô đọng sâu sắc hơn, khái quát được quá trình dựng nước, giữ nước, truyền thống dân tộc, ghi nhận những thành tựu cách mạng, xác định rõ chủ thể quyền lập hiến là nhân dân và đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp.

“Mọi người có quyền sống” và án tử hình

Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Dự thảo lần này đã thể hiện rõ nét hơn quan điểm của nhà nước đói với quyền con người, phù hợp với nguyên tắc hoạt động của nhà nước dân chủ là, hoạt động của nhà nước phải lấy quyền con người, quyền công dân làm cơ sở, làm trung tâm.

Chương II của dự thảo quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nhưng chưa làm rõ được thế nào là “quyền con người” và thế nào là “quyền công dân”, còn nhiều quyền vẫn ghi chung chung “theo quy định của pháp luật”.

Trong Dự thảo còn có sự lộn xộn và sử dụng không đúng hai từ “mọi người” và “công dân”, cứ xen giữa một điều quy định về “mọi người” lại có một điều quy định về “công dân”, như vậy là không lô gíc và thiếu khoa học, thậm chí có điều lại sử dụng sai vị trí của hai cụm từ như điều 41 quy định “công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe”.

Quy định như vậy đương nhiên được hiểu là chỉ có công dân mới có quyền được bảo vệ sức khỏe, còn những người không phải là công dân, người bị hạn chế hoặc bị tước quyền công dân thì không có quyền được bảo vệ sức khỏe, như vậy mâu thuẫn nghiêm trọng với điều 21 là “mọi người có quyền sống”.

Về quy định “Mọi người có quyền sống” tại Điều 21 Dự thảo, đây là quy định mới và rất cần thiết, tuy nhiên nói như vậy là chưa đủ, có phần mâu thuẫn với chủ trương của nhà nước ta là vẫn duy trì hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự, người bị áp dụng hình phạt tử hình là bị tước đi quyền sống, bên cạnh đó còn có các trường hợp người có hành vi phạm tội khi bị truy bắt đã chống lại nên buộc lực lượng truy bắt phải tiêu diệt…

BLHS và các văn bản pháp luật khác quy định về vấn đề trên là văn bản dưới Hiến pháp, đề nghị cần nghiên cứu kỹ vấn đề này trước khi thông qua, nên quy định như sau: “Mọi người có quyền sống, trừ trường hợp do luật định”.

Nhấn mạnh dân chủ trong hoạt động tố tụng

Các luật sư đồng tình với quy định tại khoản 5 điều 108 dự thảo là “nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa được bảo đảm”. Tuy nhiên, cần mạnh dạn quy định cụ thể hơn về cơ chế tố tụng tranh tụng, thay từ “nguyên tắc” thành từ “chế độ” và viết thành “chế độ tranh tụng tại phiên tòa được bảo đảm” để cụ thể hơn cho việc thực hiện, cụ thể hóa trọng các đạo luật tố tụng.

Dân chủ trong tố tụng gắn liền với hoạt động của luật sư, người bào chữa. Dự thảo Hiến pháp lần này ngoài quy định về quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự ở khỏan 3 điều 32 và khoản 7 điều 108, thì tại khoản 7 điều 108 đã ghi nhận thêm “quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự”, nội dung này là sự tiến bộ của quá trình lập pháp của Nhà nước xuất phát từ thực tế khách quan đã tồn tại từ lâu là ngoài bị can, bị cáo thì các đương sự trong các vụ án dân sự, hành chính đều có quyền sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư để bảo vệ quyền và ích hợp pháp cho mình.

Tuy nhiên, trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, chế định luật sư chỉ được quy định như vậy là chưa tương xứng với vị trí, vai trò của luật sư.

Luật sư không chỉ được nhà nước và pháp luật ghi nhận là một nghề mà tổ chức của Luật sư còn là tổ chức bổ trợ tư pháp rất quan trọng trong nhà nước pháp quyền. Nền tư pháp có dân chủ hay không phụ thuộc vào chế định Luật sư của nhà nước ấy được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận và quy định như thế nào. Trong bối cảnh nhà nước của chúng ta đang hội nhập sâu với thế giới, trong đó có việc hội nhập với nền văn minh pháp lý của nhân loại, Luật sư là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong việc hội nhập ấy.

Dự thảo Hiếp pháp sửa đổi lần này bỏ quy định ghi nhận vị trí, vai trò của Luật sư như các bản Hiến pháp trước đó đã ghi nhận nên các luật sư đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định: “Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa” như Hiến pháp năm 1992 đã quy định, và quy định thành một điều riêng hoặc bổ sung vào điều 108 thành một khoản riêng biệt. Như vậy Nhà nước vừa ghi nhận vị trí, tầm quan trọng của tổ chức Luật sư vừa tuyên bố với thế giới về nền dân chủ pháp lý của Nhà nước Việt Nam.

Xuân Bính (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.