Đóa sen nghìn tuổi của thủ đô Hà Nội

Chùa Một cột
Chùa Một cột
(PLO)  Ở Hà Nội, có một ngôi chùa rất đặc biệt. Đó là Chùa Một cột.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa Một Cột được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1049) đời Lý Thái Tông. Vì vậy, trong việc quy hoạch xây dựng kinh đô, vương triều Lý và các triều đại kế tiếp đều đặc biệt coi trọng vị thế phong thủy của bông sen ngàn cánh này.

Chùa Một Cột có tên khác là chùa Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài, nằm trong quần thể chùa Diên Hựu trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thảng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội (ở bên phải Lǎng Chủ Tịch Hồ Chí Minh).

Chùa Một Cột là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Chùa có kiến trúc độc đáo, được tạo dáng như một bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên.

Sự tạo tác chùa Một Cột được khởi nguồn cảm hứng từ giấc mộng của vua Lý Thái Tông (1028-1054): Thấy Phật Bà Quan-Âm ngồi trên đài hoa sen, mời vua lên đài. Khi tỉnh dậy, vua nói với triều thần, có người cho là điềm gở nhưng nhà sư Thiên Tuế thì khuyên vua nên xây chùa. Vua cho dựng cột đá giữa hồ, xây đài hoa sen có tượng Bồ-Tát Quan-Thế-Âm ở trên, đúng như hình ảnh vua đã thấy trong mộng. Các nhà sư chạy đàn chung quanh, tụng kinh cầu phúc lành cho vua sống lâu, nhân đó đặt tên chùa là Diên Hựu.

Chùa được xây dựng từ cảm hứng từ giấc mộng của Vua Lý Thái Tông
Chùa được xây dựng từ cảm hứng từ giấc mộng của Vua Lý Thái Tông

Hàng tháng cứ đến ngày Rằm, mồng Một là nhà vua đến đặt lễ cầu phúc. Có thể nói, từ hình ảnh ảo diệu trong giấc mộng vua Lý Thái Tông đã biến nó thành hình ảnh hiện hữu trong đời sống văn hóa tâm linh dân tộc.

Đời Lý Nhân Tông, năm Anh Vũ Chiêu Thánh 5 (1080) vua cho đúc chuông lớn để treo ở chùa gọi là “Giác Thế chung” (chuông thức tỉnh người đời) và một toà phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng, nhưng vì chuông quá nặng không sao treo lên được, phải để dưới đất nên đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở, được gọi là ruộng Quy Điền và quả chuông cũng được gọi là chuông Quy Điền. Khi quân Minh bị bao vây ở Đông Quan, hết quân khí, Vương Thông đã cho phá quả chuông này để đúc súng đạn. Sau khi Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn đánh tan quân Minh, đất nước được hưởng thái bình thịnh trị, chuông Quy Điền cũng không còn nữa.

Đời vua Trần Thái Tông (1225-1258), năm Kỷ Dậu, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 18 (1249), mùa xuân tháng giêng cho sửa lại chùa Diên Hựu, ban chiếu vẫn dựng chùa ở nền cũ”. Đây là lần trùng tu lớn nhất vì phải làm lại gần như hoàn toàn.

Năm 1847, các văn bia trong chùa hiện còn ghi rõ: Tổng đốc Hà Ninh là Đặng Văn Hoà thấy chùa hư hỏng. Lòng từ thiện trỗi dậy, tự xuất của chùa và thập phương công đức, thuê thợ tu sửa khiến tượng Phật huy hoàng, điện thờ đồ sộ, tả hữu hành lang, tam quan, gác chuông, trong ngoài bốn phía, tất cả đều trang nghiêm.

Năm 1852, Bố chính Tôn Thất Giao xin đúc chuông mới.

Năm 1864, Tổng đốc Tôn Thất Hàm hưng công trùng tu, làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ toà sen.

Năm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội quân Pháp cho đặt thuốc nổ phá chùa Một Cột vào tối 10-9-1954. Sau ngày tiếp quản Thủ đô (10-10-1954), Bộ Văn hoá đã có một đợt trùng tu lớn chùa Một Cột. Chùa Một Cột hiện nay là kết quả của đợt trùng tu này.

Cảnh quan và Kiến trúc chùa Một Cột

Nói đến chùa Một Cột ngoài ý nghĩa tâm linh ta thì ta không thể không nói đến kiến trúc độc đáo của quần thể khu di tích này. Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Chùa đã bị huỷ hoại, xây dựng lại nhỏ hơn so với nguyên mẫu, nhắc lại ở đây một thời đã có một cụm kiến trúc độc đáo.

Chùa xây chỉ có một gian gọi là Liên Hoa Đài (đài hoa sen), ta quen gọi là chùa Một Cột. Chùa có hình vuông mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2m. Trụ đá gồm 2 khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá.

Phần trên thân trụ mang 8 cánh gỗ, trông tựa bông sen nở, lại có chức năng ăn liền với mộng 8 cột của chùa (4 cột lớn và 4 cột phụ). Các cột này đỡ lấy các đòn ngang của mái chùa. Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, đầu rồng chầu về mặt nguyệt. Trong chùa, tượng đức Phật Quan Âm toạ lạc (có nhiều tay), sơn mầu vàng. Phía trên tượng Phật là hoành phi “Liên hoa đài” (đài hoa sen). Tượng Phật Quan Âm cũng ngồi trên 1 bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, ở vị trí cao nhất. Chùa có 4 mái, 4 đầu đao cong được đắp hình đầu rồng.

Từ mặt sân chùa lên tới sàn chùa để tụng kinh lễ bái, phải bước lên 13 bậc, bậc rộng 1,4m, hai bên có thành tường xây gạch. Điểm đặc biệt là ở mặt tường bên trái có gắn bia đá rộng 30cm, dài 40cm. Đó là bia được viết vào đời Cảnh Trị III đời vua Lê Huyền Tông (1665) do Tỳ khưu Lê Tất Đạt ghi.

Ở đây có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng hoa sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ bằng hệ thống móng giằng, đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ như đường lượn của cánh sen, thiếp lập sự hài hoà giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo. Cùng với ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: Lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch. Cảm giác thanh cao của kiến trúc như chia sẻ, hoà đồng với trời nước, và màu xanh của cây lá khiến con người rũ sạch ưu phiền, đạt tới sự trong sáng của tâm hồn như nhà sư Huyền Trang (1254-1334) dưới thời Trần đã viết:

Vạn duyên bất nhiễu thành giã tục

Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan.

Tạm dịch:

Mối duyên chẳng bợn, ngǎn lòng tục,

Phiền nhiễu khuấy lâng, rộng nhãn quang.

Trải qua bao nhiêu triều đại được các bậc đế vương và quan lại nâng niu chăm sóc, trùng tu tôn tạo, ngày 28-4-1962 Bộ Văn hóa đã xếp hạng là “Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia”.

Ngày 4-5-2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là “Kỷ lục Việt Nam” và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau thời gian thẩm định để xác lập, ngày 10-10-2012, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á: “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất” cho chùa Một Cột.

Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, ngoài ra biểu tượng chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam. Tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản chùa Một Cột. Ngoài ra, tại thủ đô Moskva của Nga cũng có một phiên bản chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung tâm Văn Hóa – Thương mại và Khách Sạn “Hà Nội – Matxcova”, là công trình lớn nhất của người Việt Nam tại nước ngoài hiện nay.

Có thể nói, chùa Một Cột là một trong những điểm tham quan mà không ai có thể bỏ qua khi đến với thủ đô Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.