Đỏ mắt tìm trường mầm non cho trẻ nhập cư

Việc tập trung nguồn nhân lực về TP.HCM, Bình Dương… kéo theo nhiều bất cập về đời sống, sinh hoạt, trong đó có chuyện trường học của con em công nhân.

Việc tập trung nguồn nhân lực về TP.HCM, Bình Dương… kéo theo nhiều bất cập về đời sống, sinh hoạt, trong đó có chuyện trường học của con em công nhân. Địa phương thì bảo không đủ kinh phí xây dựng trường mầm non cho con em người nhập cư, doanh nghiệp thì bảo chuyện học hành của con em công nhân, họ không thể nào lo nổi.

Dù đã rất cố gắng nhưng ngành giáo dục TP.HCM cũng chỉ đáp ứng được 53% trẻ học công lập, còn lại là tư thục, dân lập, nhóm trẻ gia đình... Năm học vừa qua có 14 phường "trắng" không có trường mầm non công lập do chia tách. Do bậc học này không bắt buộc nên việc "đầu tư" cho cấp học này chưa được quan tâm đúng mực.

Ngay cả trong Luật Giáo dục quy định là 30% công lập còn lại là xã hội hóa, nên tính ra 30% này mới đáp ứng được cho trẻ 5 tuổi chứ trẻ nhỏ hơn coi như là không có chỗ học. Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, công lập và tư thục cũng không đủ chỗ cho các cháu nên vẫn phải chấp nhận một số nơi chưa có phép nhận các cháu học và ngành giáo dục phải thường xuyên kiểm tra những nơi này.
Mô tả ảnh.
Theo quy định, mỗi lớp chỉ có 20 - 25 cháu/lớp, 1 lớp có 2 giáo viên và 1 bảo mẫu nhưng chỉ có công lập mới đáp ứng được lượng giáo viên nhưng sĩ số thì vẫn vượt quá quy định lên đến hơn 40 cháu/lớp, còn các trường tư thục cũng chỉ có 1 giáo viên/lớp nhưng phải cho họ làm, vì không đủ giáo viên.Người trong ngành lên tiếng TS Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM: Quy định có nhưng mấy ai thực hiện. Theo quy định tất cả các khu dân cư, dự án về dân cư và những khu công nghiệp phải có trường học cho trẻ mầm non. Nhưng thực tế hiện nay rất ít các đơn vị làm việc này. Cả thành phố mới có một khu công nghiệp Tân Tạo là có xây dựng trường học cho trẻ nhỏ nhưng trường nhỏ xíu chỉ có 3 lớp. Công nhân họ cũng "kêu than" nhiều lắm, chúng tôi đâu có can thiệp làm trường cho con họ được, đành cố gắng xây dựng thêm trường công lập để có thêm chỗ cho các cháu vào học.Ông Dương Thế Phương, Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Bình Dương: Chỉ dừng lại ở mức trông trẻ cho bố mẹ đi làm Hiện nay mới có khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến Cát là khu công nghiệp đầu tiên xây dựng thêm hệ thống các trường học cho con em công nhân. Tuy nhiên, các nhà trẻ này mới mang tính chất là trông trẻ cho công nhân gửi con đi làm. Cái khó là số cô trông trẻ này chưa được đào tạo bài bản nên chỉ làm công tác là giữ trẻ, cho các cháu ăn uống và đến chiều trả cho bố mẹ, chứ chưa bảo đảm chất lượng được như hệ thống trường mầm non công lập. Ngay như hệ thống công lập, tỉnh Bình Dương cũng mới đáp ứng được số trường mầm non chứ nhà trẻ vẫn còn thiếu rất nhiều. Ý kiến phụ huynh Chị Đặng Thị Xuân Hội, (31 tuổi, công nhân Khu Công nghiệp Sóng Thần, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương): Thường trú còn không đủ chỗ, nói chi tạm trú Tôi có hai đứa con nhỏ, mang theo một cháu vào đây đi làm. Khi xin học cho cháu tôi luôn bị hỏi "thường trú hay tạm trú", mình trả lời chưa hết câu thì đã bị phán một câu "về đi, thường trú còn không đủ chỗ, nói chi tạm trú". Tôi phải mang cháu đi gửi ở một nhóm trẻ gia đình gần nhà tôi ở trọ với giá cũng tạm chấp nhận được với đồng lương công nhân như chúng tôi. Nói là trường học chứ thật ra chỉ là một gian nhà nhỏ trông một đám trẻ con cho bố mẹ các cháu đi làm, tôi cũng đành gửi con vào để mình "rảnh tay" đi làm chứ biết gửi ở đâu. Bà Lưu Thị Tuyết (57 tuổi, mẹ của công nhân Trần Thị Ánh Nguyệt làm ở khu chế xuất Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM): Tôi không yên tâm Hai vợ chồng nó đều làm ở khu công nghiệp từ sáng sớm đã phải đi làm đến chiều tối mới về, lại tăng ca thường xuyên. Lúc đầu tôi có ý định đưa bé về quê nhưng hai vợ chồng nó không thống nhất được. Giờ tụi nó giật mình nghĩ lại lúc đó gửi con về quê có khi tốt hơn. Lương tháng đóng cho con ở trường mầm non mất hơn nửa, sáng đưa đi học, tối mới đón về. Trường học gì mà có 2 - 3 cô trông mấy chục cháu, việc cơm nước, ngủ nghỉ cũng không biết ra sao. Cháu tôi đi học bị tiêu chảy tôi phải từ ngoài Bắc vào để đi chăm cháu ốm. Xong đợt ốm này tôi xách nó về quê, chứ để gửi trong nhóm trẻ này, tôi không yên tâm. Anh Nguyễn Phước Vinh (38 tuổi, công nhân làm thợ xây ở khu công nghiệp Tân Tạo, quận BìnhTân, TP.HCM):Gửi trẻ tư thục may - rủi! Gửi trẻ vào trường mầm non tư thục cũng giống như trường hợp may rủi. Có những trường thì nuôi dạy trẻ thật tốt, còn những trường thì chẳng biết ra sao. Nói trường nào cũng xấu hết thì không phải, nhưng cũng có nhiều trường những người chăm sóc trẻ chưa qua trường lớp đào tạo, thiếu hiểu biết tâm lý trẻ dẫn đến xử sự bạo hành. Hơn nữa, những trường mầm non tư thục thì chế độ dinh dưỡng có khi không đảm bảo vì cơ chế là do họ tự đặt ra mà. Mong sao công nhân làm ở các khu công nghiệp sẽ được hỗ trợ tốt hơn cho sự nghiệp học tập của con cái họ.Lời khuyên chuyên gia ThS Xã hội học Nguyễn Nữ Nguyệt Anh (trường Đại học Xã hội & Nhân văn TP.HCM): Nói trước cho con nghe chuyện đi nhà trẻ Nhiều trẻ em khi đi học trong tuần đầu tiên về nhà đều bệnh hoặc cảm sốt vì ở nhà chăm sóc rất kỹ nên khi mới vào nhà trẻ với môi trường sinh hoạt lạ nên cơ thể trẻ sẽ có những phản ứng. Một điều các bậc cha mẹ nên lưu ý là trước khi gửi con đi nhà trẻ phải nói chuyện cho con nghe, đây cũng là bước chuẩn bị tâm lí cho con.Bà Trần Thị Kim Thanh, (trưởng phòng Mầm non, Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM): 3 tuổi hãy cho đi học Các bà mẹ trẻ trước khi quyết định có con nên tính toán kỹ việc chăm sóc con cái sau khi sinh. Nếu làm lương không cao, các mẹ nên ở nhà chăm sóc cho con đến 3 tuổi hãy cho đi học. Chứ học ở trường công chắc chắn không có chỗ, ở trường tư thục tốt thì quá đắt. Cho học ở những nhóm trẻ gia đình, hay chỗ "dạy chui" lại không yên tâm. Về mặt giáo dục, các cô cũng không khuyến khích cho trẻ đi học sớm, trẻ nhỏ chỉ giao tiếp 1:1, chưa biết giao tiếp với bạn bè, không biết chơi cùng bạn, nên tốt nhất là cho ở nhà với mẹ. Chỉ nên gửi con từ 3 tuổi trở lên trẻ mới phát triển tốt trong môi trường học tập.
Ức chế cho trẻ!     
 
Chuyện không có nơi cho con đi học mầm non, không chỉ làm cho tâm lý phụ huynh không yên tâm, tâm lý của trẻ con cũng không tốt. Những người mở "trường chui" không được đào tạo về sư phạm nên họ hoàn toàn không hiểu được tâm lý theo từng độ tuổi của trẻ nên việc tiếp cận và chơi với trẻ không phù hợp. Đôi khi họ luôn áp đặt cho trẻ làm cho trẻ lâu ngày bị ức chế về mặt tâm lý.

TS Ngô Xuân Điệp, phó khoa Tâm Lý, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM   
Theo Khoa học đời sống online

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.