Đỗ Bảo từng bị trầm cảm

"Tôi có một thời gian gần như bị trầm cảm. Âm thanh đập vào tai khiến tôi bị choáng váng, mệt mỏi. Thời gian đó kéo dài hai năm, dân trong giới đều biết. Họ gọi tôi là Bảo điếc, họ cố tình gọi ngược vì lúc đó tôi "thính" quá, nhạy cảm quá với âm thanh", nhạc sĩ Đỗ Bảo kể.

"Tôi có một thời gian gần như bị trầm cảm. Âm thanh đập vào tai khiến tôi bị choáng váng, mệt mỏi. Thời gian đó kéo dài hai năm, dân trong giới đều biết. Họ gọi tôi là Bảo điếc, họ cố tình gọi ngược vì lúc đó tôi "thính" quá, nhạy cảm quá với âm thanh", nhạc sĩ Đỗ Bảo kể.

- Ấu thơ trong anh là...?

Tôi sinh ra và lớn lên ở khu phố cổ. Khi tôi lên 5, sóng gió ập đến, gia đình phải chuyển từ ngôi nhà đầy đủ, tiện nghi ở Lãn Ông ra một căn hộ nằm sâu trong ngõ nhỏ, Hàng Bông.

Khi 5 tuổi tôi bắt đầu đi học ở trường tiểu học Thăng Long. Nhà tôi ẩm thấp, nằm sâu trong ngõ nhỏ giữa những ngôi nhà hình ống. Ở đây, có một cái sân chung. Bọn trẻ con thường chơi ở đó. Trong những trò chơi của bọn trẻ, tôi luôn là người chơi kém nhất. Chơi ném lon tôi luôn bị thua. Đi học, bị các bạn đánh, tôi cũng không biết đánh lại. Tôi sống trong mặc cảm của đứa trẻ nghèo, chẳng có quần áo đẹp như các bạn.

Mô tả ảnh.
 



Còn nhớ hồi bé tôi hay chơi ở vườn hoa Cửa Nam. Tôi thích đu lên barie khi người lớn đẩy nó ra chắn tàu để được bay trong chốc lát. Cuộc sống Hà Nội ngày đó giống như một giấc ngủ trưa với những con người ngái ngủ. Đến mãi năm 1988, gia đình tôi mới có điều kiện để làm lại cả về vật chất và tinh thần.

- Cuộc sống của anh khá yên ả, mà sự yên ả dễ ru con người ta ngủ sâu và sự trì trệ . Điều đó có làm cạn dần đi cảm hứng âm nhạc trong anh?

Đó là nỗi lo sợ của thế hệ cũ. Nhiều người nghĩ rằng nghệ sĩ phải có rượu, có nhiều phụ nữ đẹp, phải đa tình mới luôn có cảm hứng nhưng không phải vậy. Thế giới âm nhạc cho phép bạn làm nhiều thứ mà đời thực không thể. Còn sự cạn dần về cảm hứng có xảy ra hay không phụ thuộc vào tài năng của người nghệ sĩ. Vẫn là cuộc sống đấy, nó chỉ chuyển hoá vật chất từ dạng này sang dạng khác thôi. Quan trọng là người nghệ sĩ phải nắm bắt được những gì đang diễn ra xung quanh họ, cho nó một linh hồn bằng cái tài diễn đạt.

Chẳng có gì là không thể viết được cả. Phải làm việc, phải trải nghiệm. Đấy là tất cả.

- Có "tai nạn nghề nghiệp" nào khiến anh nhớ nhất?

Tôi có một thời gian gần như bị trầm cảm. Âm thanh đập vào tai khiến tôi bị choáng váng, mệt mỏi. Thời gian đó kéo dài hai năm, dân trong giới đều biết. Họ gọi tôi là Bảo điếc, họ cố tình gọi ngược đấy vì lúc đó tôi "thính" quá, nhạy cảm quá với âm thanh. Hai năm đó tôi đã sống một cuộc sống không niềm vui, không có hy vọng. Đó là thời gian tôi viết rất nhiều. Một nửa ca khúc trong album vol. 1 của tôi như Tháng năm mong chờ, Cỏ mềm... được viết trong thời gian ấy.

- Điều gì thường xuyên ám ảnh anh trong lúc đó?

Bạn hãy tưởng tượng một người yêu cây đàn của anh ta, đam mê nó nhưng bất lực trước nó. Anh ta không thể cùng trò chuyện với nó như trước đây vẫn thường làm. Đó là một bi kịch. Tôi vẫn luôn tự nhủ trong đầu rằng, tôi phải kết thúc vì tôi không đáng phải trải qua điều đó.

- Vậy cái gì đã kéo anh ra khỏi cơn mộng mị ấy?

Ca khúc Tháng ngày mong chờ tôi viết trong hai năm. Tam ca 3A đã hát rất thành công và ca khúc lọt vào top Làn sóng xanh. Lúc đó tôi còn rất trẻ, không ai biết đến tôi. Như một phép lạ, nó kéo tôi vượt qua hố đen của chính mình một cách ngoạn mục.

Ngày hôm sau khi tôi thức dậy, mọi thứ đã khác rồi. Thế giới trong mắt tôi đã thay đổi. Vẫn là những ánh mắt vẫn nhìn tôi đó, vẫn những mối quan hệ đó, vẫn những buổi cafe đó nhưng mọi thứ tràn ngập ánh sáng.

- Xuân Quỳnh có bài thơ "Nếu ngày mai em không làm thơ nữa". Vậy nếu ngày mai Đỗ Bảo không sáng tác nhạc nữa, điều gì sẽ xảy ra?

Có thể tôi vẫn làm thầy giáo dạy nhạc như tôi vẫn đang làm ở trường Đại học Văn hoá nghệ thuật quân đội. Nhưng thú thực tôi chưa từng nghĩ tới điều đó. Từ khi 14 tuổi tới giờ, tôi chỉ biết tới âm nhạc. Nếu tuột khỏi âm nhạc thì tôi chỉ là gà mờ. Âm nhạc là cuộc sống của tôi rồi.

Mô tả ảnh.
 



- Có vẻ Đỗ Bảo đúng là một người chồng ngoan?

Thỉnh thoảng tôi cũng hay bay bổng lắm. Việc nhà việc cửa không làm được gì nhiều, nên thi thoảng bị vợ nhắc. Nhưng chỉ thế thôi. Nói chung ở nhà tôi rất được vợ chiều chuộng. Hay nói đúng hơn là hai vợ chồng chiều chuộng nhau.

- Âm nhạc của anh khiến người nghe cảm giác nội tâm của anh là một thế giới riêng. Có khi nào vợ anh cảm thấy mình bị đứng ngoài cảnh cửa nội tâm ấy?

Đàn ông ai cũng có một thế giới riêng chứ chẳng riêng gì nghệ sĩ. Tôi nghĩ, vợ tôi cũng có thế giới riêng của cô ấy chứ. Quan điểm của tôi là nếu mình muốn được hiểu, mình phải là người nỗ lực chứ không thể trách cô ấy rằng: "Sao em không hiểu anh?". Phụ nữ nhiều chiêu lợi hại lắm. Họ chỉ cần tỏ ra buồn cách này hay cách khác cũng đã khiến đàn ông phải bứt rứt lắm rồi chứ chưa cần nói đến khóc.

- Một nhạc sĩ tài hoa, một người chồng mẫu mực và một người bố...?
Con gái tôi 3 tuổi rưỡi, xinh lắm và rất lém lỉnh. Nó thích ở bên cạnh bố chỉ để nghe nói lẩm cẩm, đùa vui, cùng xem phim. Thỉnh thoảng nó giận mẹ thì chỉ có bố mới "phục vụ" được thôi. Tôi tin mình không phải là một ông bố tồi đâu. Tôi muốn con cái có lòng bao dung với cuộc sống, có một tâm hồn thật đẹp và yêu thương mọi người.

- Trong đời, ai cũng tìm kiếm điều gì đó cho mình. Thế anh, anh đang tìm kiếm điều gì?

Có những người đi tìm chính bản thân họ. Có những người đi tìm một cuộc sống đầy đủ, sung sướng. Với tôi, mọi sự mong đời đều dồn hết cho con gái. Bởi cuộc sống là hữu hạn. Hạnh phúc lớn nhất trong đời là có con và nối dài cuộc sống của mình bằng nó. Đó là sự bất tử, sự vĩnh hằng.

 Theo Thời Trang Trẻ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.