Đình Lâm Động- dấu ấn một làng cổ của Hải Phòng

 Địa bàn xã Lâm Động huyện Thủy Nguyên ngày nay nằm ven tả ngạn sông Cấm, lại có lạch triều lớn chảy từ Kiền Bái xuống Bính Động đổ ra sông Cấm tạo thành một cù lao nhỏ gồm các làng Hoàng Pha, Lôi Động, Bính Động, Phương Lăng (tên cũ là Hoa Lăng). Theo các nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Quang Ngọc, các làng Lâm Động, Hoàng Pha, Đồng Lý có từ thời Bắc thuộc. So với thời mà các phát hiện khảo cổ ở Dực Liễn- Trịnh Xá với những quan tài cả cây gỗ mít khoét hình thuyền gần đây thì vùng đất này nhiều chỗ có người Việt sinh tụ còn sớm hơn. Nhưng trải qua thiên tai địch họa, sử liệu thành văn hầu như không còn nên khó kê cứu

 Địa bàn xã Lâm Động huyện Thủy Nguyên ngày nay nằm ven tả ngạn sông Cấm, lại có lạch triều lớn chảy từ Kiền Bái xuống Bính Động đổ ra sông Cấm tạo thành một cù lao nhỏ gồm các làng Hoàng Pha, Lôi Động, Bính Động, Phương Lăng (tên cũ là Hoa Lăng). Theo các nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Quang Ngọc, các làng Lâm Động, Hoàng Pha, Đồng Lý có từ thời Bắc thuộc. So với thời mà các phát hiện khảo cổ ở Dực Liễn- Trịnh Xá với những quan tài cả cây gỗ mít khoét hình thuyền gần đây thì vùng đất này nhiều chỗ có người Việt sinh tụ còn sớm hơn. Nhưng trải qua thiên tai địch họa, sử liệu thành văn hầu như không còn nên khó kê cứu.  

Đình Hòa Lạc, xã Lâm Động (Thủy Nguyên) vừa được nhân dân trong xã và những người con xa quê đóng góp tiền trùng tu, tôn tạo. Ảnh: Trường Giang

Đình Hòa Lạc, xã Lâm Động (Thủy Nguyên) vừa được nhân dân trong xã và những người con xa quê đóng góp tiền trùng tu, tôn tạo

Ảnh: Trường Giang

Địa danh theo trí nhớ của các cụ làng này vốn là trong Tùng Động. Sau kiêng húy Bình An Vương Trịnh Tùng nên đổi là Tòng Động. Vì nơi giáp sông, gần biển, đất rộng có nguồn nước ngọt dân nhiều nơi đến làm ăn với nghề nông, nghề đánh cá, trồng dâu, dệt lụa và một số nghề thủ công khác như mộc, nề, rèn. Nghề buôn cũng khá phát triển. So với các làng thôn quanh vùng, làng Lâm trước nay được xếp vào làng văn minh, giàu có. Làng có đủ đình, chùa, miếu, quán, từ vũ, từ văn, phong tục thuần hậu. Trải qua chiến tranh, cả xã chỉ bảo tồn được duy nhất ngôi chùa cổ có cây bảo tháp đẹp nổi tiếng. Còn công trình kiến trúc, lịch sử văn hóa khác chỉ còn lưu lại ít nhiều qua cuộc điều tra của Pháp quốc Viễn Đông học viện năm 1938- 1939. Theo văn bia Tân tạo Hòa Lạc đình bi(Thác bản Viện Hán Nôm số 8439), bia tạo năm Lê Chính Hòa thứ 9 ( 1668) thì xã xây đình mới quy định mỗi người góp một suất gạo, tiền. Đồng thời lập khoán ước và khắc tên vào bia để lưu truyền lâu dài về sau. Khoán ước định việc tế lễ hằng năm: Mỗi năm cử 6 vị chủ tế, mỗi vị cúng 2 chiếc nọng lợn, mỗi chiếc dày 6 tấc và một mâm xôi bằng 25 đấu gạo. Lễ nhập tịch kỳ phúc giao cho 2 giáp sắm sửa. Tiền thưởng trong đêm hát cửa đình bổ cho mỗi người 1 mạch.

Ngôi đình có thể được làm vào năm 1688, đã qua nhiều lần tu bổ, nhưng không có tài liệu ghi chép. Các già làng cũng không nhớ. Lần làm năm 1931-1935 thì dân làng nhớ rất rõ. Những năm ấy, làng Lâm kinh tế phát đạt, có nhiều người làm ăn phương xa giàu có nên sự đóng góp công sức tiền của khá lớn. Làng lại có phường mộc của ông phó Bảng, ông  trương Trúc nổi tiếng khéo léo đã đi làm đình cho nhiều nơi. Làng thuê 2 phường mộc và đặt giải thưởng: Mỗi phường làm một phần đình theo thiết kế của làng. Tất nhiên, họ phải giấu kín ngón nghề. Đến ngày dựng đình, phần việc của các nhóm thợ rất khớp về mộng, những mảng phù điêu  chạm khắc công phu tỉ mỉ khiến làng khó phân hơn kém. Cuối cùng phường  mộc Thủy  Nguyên thắng vì có bộ đấu võng đẹp hơn. Đình gồm 5 gian, 2 dĩ, 2 hậu cung. Dân làng Lâm ngày ấy tự hào ngôi đình làng mình to đẹp nhất huyện. Ngày khánh thành mở hội mấy ngày liền, mời cả quan trên về dự. Đình Lâm thờ 6 vị thần thành hoàng, thần tích, thần sắc không còn. Chỉ biết chắc chắn đó là:

- Đức thánh Niệm, tức Phạm Tử Nghi quê xã Niệm Nghĩa, huyện An Dương, danh tướng triều Mạc, làm quan đến chức Phò mã Đô úy Thái úy Thành Quốc, sau khi qua đời được phong phúc thần với thần hiệu Nam Hải đại vương.

- Phạm Thượng Quận tên là Phạm Đình Trọng, quê ở thôn Khinh Dao, xã An Hồng, huyện An Dương đậu Tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1739) đã dẹp các cuộc khởi nghĩa của Quận Hẻo, Quận He, giữ yên bình cho xứ Nghệ An, lại đánh tan giặc bể Quan Lan mà nhà Thanh không dẹp được. Sau khi mất, vua phong phúc thần. Các làng Khinh Dao, Lâm Động và Trung Thanh Lang huyện An Lão lập đền thờ.

- Cung phi vua Lê, người họ Vũ xã Trung Hành, huyện An Dương. Họ Vũ Trung Hành  nổi tiếng hiển đạt, nhiều người làm quan to. (Xác định được hai vị thần này vì ở đình có đôi câu đối:

Vũ Thị sản cung nga, tú dục Trung Hành thiên khải thánh
Lê triều thanh hải phỉ, hóa qui Tùng Động địa chung linh

Nghĩa là :

Họ Vũ sinh vị cung nga, đất quý Trung Hành trời ban thánh
Triều Lê dẹp giặc bể, chết về Tùng Động đất chung linh

Tộc phả họ Vũ Trung Hành chép: Có con gái được vua Lê  Hiển Tông (1840-1887) nạp vào cung. Lịch sử xã Lâm Động cho rằng tên bà là Vũ Thị Sản thì không đúng vì phạm húy và chữ “sản” (sinh) đối với chữ “thanh” (dẹp). Nếu hiểu chữ “ sản” là tên riêng thì vế đối sai ngữ pháp vì không có động từ)

- Theo truyền ngôn: Hai vị thần nữa là Triệu Quang Phục, vị tướng tài triều Tiền Lý (544-602) và Nguyễn Minh người Lâm Động tham gia chiến dịch Bạch Đằng năm 938 dẹp quân Nam Hán.

- Đình còn thờ 12 vị tiên công, tức 12 ông tổ của 12 dòng họ Cao, Đàm, Nguyên Điều, Phạm, Đặng, Ngô, Vũ, Trần, Đoàn, Hoàng, Lại, Đào.

Trong cuốn Lịch sử  xã Lâm Động (NXB Hải Phòng 1996) có đoạn: “Làng Sưa cũ nay là xã An Lư có ngôi đền thờ Trần Triều hiển thánh. Trong đền còn lưu giữ được tấm bia lớn khắc từ năm 1285 đến 1293 mới xong. Bia ghi tên những người trong làng xã có công trong chiến thắng Bạch Đằng, trong đó có 6 vị là người làng Lâm Động. Đối chiếu với các gia phả thì  họ Ngô có cao cao tổ khảo Tiền chỉ huy sứ  Ngô qúy công tự Khánh Linh. Họ Cao có cao cao tổ khảo Lãm thọ hầu Cao Lâm Kha; họ Đàm có Tổng binh Đàm tướng công, tự Hữu Khánh; Họ Đặng có thượng tổ Cần chính phu Trưởng nông quan Hùng Thắng bá Đặng Hữu Lực; Họ Nguyễn có cao cao tổ khảo Nguyễn Quý Điền công tự Xuân Thạch Đại tướng quân và Thái bảo Nguyễn Xuân Tòng”.  

Đình làng còn là di tích của vụ hơn 100 người con của làng và các làng bên tham gia hoạt động cách mạng bị thực dân Pháp thảm sát trong 2 ngày 13, 14 -2-1949 (âm lịch)
Đình làng còn là di tích của vụ hơn 100 người con của làng và các làng bên tham gia hoạt động cách mạng bị thực dân Pháp thảm sát trong 2 ngày 13, 14 -2-1949 (âm lịch)

Chúng tôi không được đọc gia phả các dòng họ trên. Nhưng tấm bia đền thờ Trần triều ở làng Sưa (tức An Lư) thì không phải bia tạo đời Trần mà qua hoa văn trang trí, kiểu chữ thuộc đời Nguyễn. Một mặt bia bị xây áp vào tường không rõ năm tạo bia, người soạn văn bia. Trán bia mặt ngoài ghi rõ Tiên hiền bi ký. Vậy đây là bia Văn từ huyện Thủy Nguyên ghi tên các tiên hiền toàn huyện. Nội dung bia có các địa danh Hoa Lăng, Hoa Chương. Hoa là tên húy bà Hồ Thị Hoa, mẹ vua Thiệu Trị. Bà nổi tiếng hiếu hạnh, được vua tuyển vào cung khi Thái tử Nguyễn Phúc Đảm chưa làm vua (sau lên ngôi lấy niên hiệu Minh Mệnh). Tháng 5-1807, bà sinh hoàng trưởng tử Miên Tông ( sau làm vua lấy niên hiệu Thiệu Trị). Nhưng chỉ 13 ngày sau khi sinh, bà qua đời khiến dòng tộc và gia đình vô cùng thương cảm. Vì vậy, vua Gia Long xuống dụ phải tránh chữ Hoa. Những từ Hoa phải đổi là Ba, là Huê, là Phương, là Hóa, là Bông…

Như vậy, bia Tiên hiền bi ký lưu ở đền An Lư đời Gia Long ( 1802-1819). 6 vị tiên hiền làng Lâm ghi trong bia này là Đô chỉ huy sứ Ngô tiên sinh, Tổng binh Đàm tiên sinh, Hùng Thắng bá Đặng tiên sinh, Lâm Thọ hầu Cao tiên sinh, Đại tướng quân Nguyễn tiên sinh. Rất tiếc các tiên hiền chỉ ghi chức tước, họ và quê, không ghi tên. Ở Viện nghiên cứu Hán Nôm, còn có thác bản văn bia Bản tổng hưng tạo từ vũ bi ký ( số 8435-38) tạo năm Lê Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709). Văn bia do Cao Đức Lập là hiệu sinh người bản xã soạn, hiệu sinh Đỗ Đăng Triều viết chữ. Nội dung ghi việc: Văn chức các xã  trong tổng Lâm Động huyện Thủy Đường phủ Kinh Môn tu sửa từ vũ, dựng bia ghi tên các vị văn chức trong tổng. Xã Lâm Động có xã sử Đào Đăng Đệ, xã ty  xã chính, trưởng tổng. Xã Bính Động có các vị câu đương, xã xử, trưởng thị. Xã Lôi Động có các vị câu đương, hiệu sinh, xã chính… Qua bia từ vũ tổng Lâm Động trên thấy rõ 6 vị  quan chức của xã không thể là người đời Trần.

Sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ngôi đình quý của làng Lâm làm những năm 1931-1935 bị đổ nát hết. Từ ngày có đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, nhân dân làng Lâm mong muốn phục dựng đình làng. Nguyện vọng chính đáng của dân được lãnh đạo huyện Thủy Nguyên, xã Lâm Động ủng hộ. Dân làng người góp của, người góp công. Con em làng làm ăn xa quê nhiệt tình đóng góp, có người góp đến 350 triệu đồng. Sau 10 năm, vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, đến nay, đình Lâm Động dựng xong về cơ bản với 3 gian, 2 dĩ tòa đại bái, 2 gian hậu cung chủ yếu bằng đá Ninh Vân (Ninh Bình) cùng gỗ tứ thiết.

 

                                                                                                                    Ngô Đăng Lợi                                (Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng)

 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.