Điều tra vụ sạt lở nghiêm trọng ở Đà Lạt, khởi tố nếu có dấu hiệu hình sự

Hiện trường vụ sạt lở khiến ít một người tử vong, một người mất tích.
Hiện trường vụ sạt lở khiến ít một người tử vong, một người mất tích.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cùng với việc khẩn trương kiểm tra, đánh giá việc cấp giấy phép xây dựng công trình sạt lở ở khu vực hẻm đường Hoàng Hoa Thám (phường 10, TP Đà Lạt) gây hậu quả rất nghiêm trọng, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu TP Đà Lạt tạm đình chỉ Trưởng phòng quản lý đô thị để làm rõ trách nhiệm; giao Công an tỉnh điều tra vụ việc, nếu có dấu hiệu hình sự thì khởi tố theo quy định.

Đầu giờ chiều 29/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Võ Ngọc Hiệp đã ký văn bản hoả tốc chỉ đạo liên quan tới sự cố sập bờ taluy xảy ra vào lúc 3h sáng cùng ngày tại đường Hoàng Hoa Thám khiến hai người tử vong, 4 căn nhà bị sập, hư hỏng nặng.

UBND tỉnh Lâm Đồng đánh giá, sự cố sạt trượt đất, sạt trượt công trình nói trên gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến tính mạng, tài sản của nhân dân.

UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan, UBND TP Đà Lạt khẩn trương kiểm tra, đánh giá việc cấp giấy phép xây dựng công trình (Giấy phép số 05/GPXD ngày 29/3/2021 của UBND thành phố Đà Lạt); kiểm tra, đánh giá hồ sơ thiết kế, kết cấu công trình và toàn bộ quá trình thi công theo giấy phép được cấp, kiểm tra công tác giám sát thi công công trình theo Giấy phép được cấp,... đối chiếu các quy định hiện hành, điều kiện địa hình thực tế để làm rõ, báo cáo đề xuất UBND tỉnh trước 17h cùng ngày (29/6).

Hiện trường vụ sạt lở.

Hiện trường vụ sạt lở.

Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu UBND TP Đà Lạt đình chỉ xây dựng toàn bộ các công trình tại khu vực sạt trượt thuộc hẻm Hoàng Hoa Thám, Phường 10, TP Đà Lạt và các công trình đã cấp phép xây dựng có độ dốc lớn, độ chênh taluy âm/dương lớn,... có nguy cơ sạt trượt trong mùa mưa để tiến hành rà soát, đánh giá, quan trắc mức độ an toàn.

TP Đà Lạt khẩn trương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp, biện pháp cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả do sạt trượt gây ra nhằm giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo an toàn, tính mạng và tải sản của người dân; Thực hiện ngay các giải pháp xử lý đối với phần kẻ chắn đất còn lại, đảm bảo không để tiếp tục sạt trượt.

Đặc biệt, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu TP Đà Lạt tạm đình chỉ công tác đối với Trưởng phòng Quản lý đô thị thành phố Đà Lạt để kiểm tra, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cá nhân Trưởng phòng và các tập thể, cá nhân có liên quan trong việc cấp Giấy phép xây dựng và kiểm tra, giám sát xây dựng tại khu vực nêu trên.

Taluy sạt lở kéo theo lượng đất lớn khiến nhiều ngôi nhà hư hỏng.

Taluy sạt lở kéo theo lượng đất lớn khiến nhiều ngôi nhà hư hỏng.

UBND TP Đà Lạt cũng được yêu cầu dừng cấp phép xây dựng đối với các công trình ở những vị trí có độ dốc lớn, khu vực taluy âm/dương cao có nguy cơ sạt trượt và không đảm bảo điều kiện an toàn để xây dựng công trình; Chỉ đạo cơ quan chức năng, các phòng và đơn vị trực thuộc, chính quyền các phường, xã thực hiện ngay việc kiểm tra, rà soát toàn bộ các khu vực có địa hình đồi, dốc có nguy cơ sạt, trượt để cảnh báo, yêu cầu người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, di dời ra khỏi khu vực nguy cơ sạt trượt có thể xảy ra...

Để làm rõ nguyên nhân sự cố, Công an tỉnh Lâm Đồng được giao chỉ đạo điều tra vụ việc sạt trượt đất tại hẻm Hoàng Hoa Thám, Phường 10, thành phố Đà Lạt, nếu có dấu hiệu hình sự thì khởi tố theo quy định.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và cứu nạn cứu hộ kích hoạt phương án sẵn sàng ứng trực ở mức cao nhất, cán bộ Ban chỉ huy không nghỉ phép trong mùa mưa bão để kịp thời xử lý các tình huống đột xuất phát sinh;

Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc dừng việc cấp phép đối với các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ, dự án đầu tư (bao gồm dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách và ngoài ngân sách, nhà ở do người dân đầu tư) tại các khu vực có mái taluy âm/dương cao, độ dốc lớn có nguy cơ mất an toàn để đánh giá, đưa ra các giải pháp thiết kế, thi công đảm bảo tuyệt đối an toàn công trình tại khu vực này trước khi cấp phép xây dựng.

Đồng thời, chính quyền các huyện, thành phố khẩn trương kiểm tra, rà soát toàn bộ các công trình xây dựng đã được cấp phép xây dựng để thẩm định an toàn kết cầu móng, các giải pháp, biện pháp thi công công trình tại khu vực; báo cáo, đề xuất UBND tỉnh trước ngày 8/7/2023; Yêu cầu các chủ đầu tư đang thi công các công trình tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt trượt đất…

UBND tỉnh đề nghị Bí thư Huyện uỷ, Thành uỷ chỉ đạo chính quyền cấp huyện và hệ thống chính trị ở cơ chủ động triển khai các biện pháp, giải "pháp đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng các công trình để đảm bảo tuyệt đối an toàn đến tính mạng và tài sản của Nhà nước và Nhân dân, nhất là trong mùa mưa bão.

Khoảng 3h sáng nay (29/3) tại hẻm 36 đường mới Hoàng Hoa Thám (phường 10) do mưa lớn đã làm sập 1 ngôi nhà, làm bị nghiêng một ngôi nhà, một ngôi nhà bị vỡ tường.

Bước đầu lực lượng chức năng ghi nhận, hiện vẫn còn 2 người bị chôn vùi chưa tìm thấy là bà N.T.H.V (SN 1978) và ông P.K (SN 1976), cả hai người đều quê ở Phú Yên, là công nhân công trình bị sập ta luy. Tại thời điểm gặp nạn, hai nạn nhân ngủ lại công trình để trông coi. Cùng thời điểm, trong ngôi nhà bị nghiêng có 5 người, 3 người kịp thời thoát ra. Đến 4h30p cùng ngày, lực lượng chức năng đã giải cứu 2 người còn lại. Tới chiều cùng ngày, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân bị chôn vùi.

Đọc thêm

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.