Điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước

Điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

Trong đó đã quy định về điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước bao gồm: giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.

Công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký giấy phép

Nghị định 02/2023/NĐ-CP nêu rõ các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, bao gồm: hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 - 0,2 triệu m3 hoặc công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm các mục đích khác có quy mô thuộc trường hợp phải cấp phép) với lưu lượng khai thác lớn hơn 0,1 - 0,5m3/giây. Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 - 0,2 triệu m3 có các mục đích khai thác, sử dụng nước có quy mô khai thác thuộc trường hợp phải có giấy phép thì phải thực hiện xin phép theo quy định của Nghị định này.

Trường hợp khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất trên đất liền bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ với quy mô trên 10.000m3/ngày đêm đến 100.000m3/ngày đêm. Và khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định này và các trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước nằm trong danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do UBND cấp tỉnh công bố. Đồng thời, việc sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây hạ thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản cũng cần đăng ký giấy phép tài nguyên nước.

Để được cấp giấy phép tài nguyên nước, các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau: đã hoàn thành việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định này. Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước nếu chưa có các quy hoạch và quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực. Phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước, môi trường.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 53 của Luật Tài nguyên nước, điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này và các điều kiện sau đây: có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình; có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.

Nghị định 02/2023/NĐ-CP cũng quy định thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 5 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 3 năm, tối đa là 10 năm; giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là 2 năm và được xem xét gia hạn 1 lần, thời gian gia hạn không quá 1 năm; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 3 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 2 năm, tối đa là 5 năm. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.

Hồ sơ cấp giấy phép đăng ký tài nguyên nước

Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất sẽ bao gồm đơn đề nghị cấp giấy phép; đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200m3/ngày đêm trở lên; thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200m3/ngày đêm.

Trường hợp xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất ngoài đơn đề nghị cấp giấy phép; sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất; tổ chức, cá nhân cần có báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200m3/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động; và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Với hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển cụ thể gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép; đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành); kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 3 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (trừ mục đích khai thác, sử dụng nước cho thủy điện) và sơ đồ vị trí công trình khai thác nước. Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, nước biển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025

Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại; sửa quy định về chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm; quy định về phí bảo lãnh ngân hàng; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025.

Không thu phí, lệ phí đối với tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ do sắp xếp đơn vị hành chính

Công an Quảng Ninh cấp căn cước cho người dân. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó yêu cầu không thu các loại phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sáp nhập đơn vị hành chính.

Dự thảo Nghị định về Quỹ giảm thiểu thiệt hại TNGT đường bộ: Bộ Công an đề xuất chi hỗ trợ nạn nhân tai nạn

Việc lập Quỹ giảm thiểu thiệt hại TNGT đường bộ sẽ huy động nguồn lực xã hội hóa trong và ngoài nước tập trung cho công tác hỗ trợ nạn nhân TNGT. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Bộ Công an đang dự thảo Nghị định quy định về nguồn hình thành, hoạt động chi, thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ. Theo đó, đề xuất chi hỗ trợ nạn nhân TNGT đường bộ không quá 10 triệu đồng/người chết, 5 triệu đồng/người bị thương; người giúp đỡ người bị TNGT được nhận 3 triệu đồng.

Những đối tượng không được hưởng thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết số 46/2024/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội

Hình minh họa
(PLVN) - Vào ngày 10/12/2024, Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 46/2024/NQ-HĐND, quy định về chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố. Tuy nhiên, không phải tất cả đối tượng trong khu vực công đều được hưởng chính sách này.

Đề xuất bổ sung thêm 3 nhóm đối tượng hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Hình ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Nội vụ đã hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó bổ sung thêm 3 nhóm đối tượng hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi.