Điều gì sẽ diễn ra sau khi cố vấn an ninh quốc gia Mỹ từ chức?

Ông Michael Flynn
Ông Michael Flynn
(PLO) - AFP cho biết, việc từ chức quá sớm của ông Flynn là điều chưa từng có tiền lệ, diễn ra chỉ 3 tuần sau khi được bổ nhiệm. Việc từ chức của ông này cũng được dự báo sẽ thổi bùng lên những kêu gọi tiến hành điều tra độc lập về ảnh hưởng của Nga tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra năm 2016. 

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Michael Flynn tối 13/2 đã từ chức sau khi có những thông tin cho rằng ông đã thảo luận về các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga với đại sứ của nước này trong vài tuần trước lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump. 

Huffington Post dẫn thông báo của Nhà Trắng cho biết, Trung tướng đã về hưu Josseph Keith Kellogg Jr. – một cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam - sẽ thay thế ông Michael Flynn tạm thời ở vị trí cố vấn an ninh quốc gia cho đến khi có nhân sự mới được bổ nhiệm vào cương vị này. Theo giới chức Mỹ, Trung tướng Kellogg, Phó Đô đốc Robert Harward và Tướng David Petraeus hiện là ba ứng cử viên để thay thế ông Flynn.

Việc từ chức của ông Flynn diễn ra sau vài ngày đầy biến động do những tiết lộ về mối quan hệ của ông với Nga cũng như vai trò của ông trong việc cố gắng để giảm bớt các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga vốn có hiệu lực vài tuần trước khi ông Trump nhậm chức. 

Ban đầu, ông Flynn bác bỏ việc đã thảo luận về các biện pháp trừng phạt khi ông ta có cuộc đối thoại với Đại sứ Nga Sergey Kislyak. Ông khẳng định cuộc hội thoại là để sắp đặt một cuộc đàm thoại giữa ông Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như chia buồn sau cái chết của một nhà ngoại giao Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ. 

Tuy nhiên, sau một bài viết của Washington Post – dựa trên một phần của bản sao cuộc đàm thoại - văn phòng của ông Flynn đã sửa đổi báo cáo trước đó của ông, trong đó cho hay ông không thể nhớ chủ đề về các lệnh trừng phạt có được nói đến hay không.

Sự việc càng ngày càng nghiêm trọng  khi có thông tin cho biết các quan chức hàng đầu của Bộ Tư pháp Mỹ đã cảnh báo chính phủ của ông Trump về việc ông Flynn đã khiến các quan chức cấp cao trong chính phủ hiểu lầm về nội dung các cuộc thảo luận của ông với ông Kislyak, do đó ông có thể bị Nga đe dọa. Tờ New York Times cũng cho biết quân đội Mỹ đã từng tiến hành điều tra về việc ông Flynn nhận tiền từ Nga vào năm 2015. 

Ông Flynn từng được xem là một sỹ quan tình báo tài năng nhưng đã bị ông Obama cách chức khỏi vị trí Giám đốc Cơ quan tình báo quốc phòng hồi năm 2014. Theo AP, ông Flynn nói rằng ông bị cách chức vì có quan điểm cứng rắn hơn ông Obama trong vấn đề Hồi giáo cực đoan nhưng một cựu quan chức Mỹ nói rằng nguyên nhân của việc sa thải này là do bất phục tùng khi ông Flynn không tuân thủ các mệnh lệnh của cấp trên.

Năm 2015, ông bắt đầu ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông Trump. Cũng tương tự ông Trump, ông này ủng hộ việc Mỹ thiết lập quan hệ thân thiết hơn với Nga để cùng phối hợp trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.

AFP cho biết, việc từ chức quá sớm của ông Flynn là điều chưa từng có tiền lệ, diễn ra chỉ 3 tuần sau khi được bổ nhiệm. Việc từ chức của ông này cũng được dự báo sẽ thổi bùng lên những kêu gọi tiến hành điều tra độc lập về ảnh hưởng của Nga tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra năm 2016. 

Cuối tháng 12/2016, cựu Tổng thống Barack Obama đã công bố các biện pháp trừng phạt Nga, bao gồm việc trục xuất 35 nhân viên tình báo của Nga để đáp trả lại cáo buộc cho rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra tháng 11 nhằm giúp ông Trump đắc cử tổng thống. 

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.