Mỹ 'nóng' chuyện nhập cư bất hợp pháp

Số người tị nạn vượt qua biên giới Canada-Mỹ vào tỉnh Manitoba của Canada đã tăng mạnh trong vài tháng qua
Số người tị nạn vượt qua biên giới Canada-Mỹ vào tỉnh Manitoba của Canada đã tăng mạnh trong vài tháng qua
(PLO) - Ngày 11/2, Cơ quan Quản lý nhập cảnh và hải quan Mỹ (ICE) cho biết hàng trăm người nhập cư bất hợp pháp đã bị bắt giữ tại ít nhất 6 bang trên cả nước, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành sắc lệnh tạm thời cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với người tị nạn và công dân của 7 nước có người Hồi giáo chiếm đa số. 

Theo thông báo của ICE, lực lượng chức năng đã khám xét nhà và nơi làm việc của người nhập cư ở Los Angeles, Atlanta, Chicago, New York, North Carolina và South Carolina, bắt giữ hàng trăm người nhập cư không có giấy tờ hợp lệ đến từ hàng chục quốc gia Mỹ Latinh. 

Mạnh tay

Người phát ngôn của Bộ An ninh nội địa Mỹ cho biết, đây là một phần trong chương trình kiểm tra các hoạt động di trú theo thông lệ. Theo quan chức trên, 75% số người bị bắt giữ là tội phạm nghiêm trọng, trong đó có những đối tượng bị kết án tội danh giết người hoặc bạo hành gia đình, là mối đe dọa đối với an ninh công cộng và chương trình nhập cư. Đã có 37 người nhập cư trái phép bị trục xuất về Mexico. 

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm ngoái, ông Trump từng cam kết sẽ trục xuất khỏi Mỹ khoảng 3 triệu người nhập cư bất hợp pháp và có tiền sử phạm tội. Trước đó, chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama cũng theo đuổi chính sách nhập cư cứng rắn hơn so với những người tiền nhiệm. Hơn 400.000 người nhập cư trái phép đã buộc phải về nước trong năm 2012. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ thứ 2, ông Obama chủ trương chỉ trục xuất những đối tượng bị kết án hình sự. Ước tính tại Mỹ hiện có khoảng 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp đang sinh sống và làm việc.

Gia tăng vượt biên

Trong khi đó, số người tị nạn vượt qua biên giới Canada-Mỹ bằng đường bộ thay vì thông qua các cửa khẩu chính thức vào tỉnh Manitoba của Canada đã tăng mạnh trong vài tháng qua, nhất là từ sau khi Tổng thống Mỹ Donad Trump ký sắc lệnh tạm thời hạn chế công dân từ 7 nước Hồi giáo nhập cư vào Mỹ. 

Giám đốc điều hành Hội đồng Di trú tỉnh Manitoba, bà Rita Chahal cho biết, chỉ trong hai ngày cuối tuần qua, bất chấp nhiệt độ giá lạnh dưới 20 độ âm, 22 người tị nạn gốc Somali đã thâm nhập vào Emerson, khu vực gần biên giới Canada-Mỹ, nằm ở phía Nam tỉnh Manitoba. Những người này đã bị cảnh sát tỉnh Manitoba bắt giữ và đưa đến một trung tâm đăng ký tị nạn của tỉnh. Trước đó, trong tháng 1 đã có khoảng 40 trường hợp vượt biên xin tị nạn vào Canada. Trong khi đó, từ tháng 4/2016, Hội đồng Di trú Canada đã nhận 270 hồ sơ xin tị nạn với sự gia tăng mạnh kể từ tháng 11. 

Theo bà Chahal, nhiều người dân thuộc Trung Đông, châu Phi muốn tìm đến Mỹ để mong thoát khỏi chiến tranh, đói nghèo ở quê hương, nhưng sắc lệnh của Tổng thống Trump đã phá tan giấc mộng của họ. Không còn hy vọng định cư ở Mỹ, cũng không thể quay về, họ tìm đường trốn vào Canada. Các quyết định mới nhất của Tổng thống Trump đã khiến nhiều người Canada yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau hủy bỏ hoặc tạm đình chỉ Hiệp định an toàn quốc gia thứ ba Canada - Mỹ.

Theo thỏa thuận có hiệu lực từ năm 2004, các cá nhân tìm kiếm sự bảo vệ phải khai báo yêu cầu tị nạn trong đất nước đầu tiên họ đến, hoặc Canada hay Mỹ, có nghĩa là Canada phải gửi trả lại phía Mỹ bất cứ người tị nạn nào vượt biên từ Mỹ vào Canada. Theo Hiệp định an toàn quốc gia thứ ba Canada - Mỹ, Mỹ là nơi họ phải và được quyền xin tị nạn; tuy nhiên, theo sắc lệnh mới của Tổng thống Trump, những người này không thể vào Mỹ. 

Cân nhắc sắc lệnh mới

Trong một động thái mới, Nhà Trắng ngày 12/2 xác nhận đang cân nhắc ban hành một sắc lệnh di trú mới, trong bối cảnh sắc lệnh hành pháp về việc cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump vốn đã bị các tòa án ở Mỹ chặn lại. 

Phát biểu trên kênh truyền hình Fox News, Trợ lý Tổng thống Stephen Miller cho biết, Chính phủ Mỹ đang dự tính tiến hành một số biện pháp mới cũng như biện pháp bổ sung để đảm bảo rằng nhập cư không phải là một phương tiện để Mỹ tiếp nhận các đối tượng thù địch với đất nước và những giá trị Mỹ. Đây là một thông điệp mà chính quyền Mỹ muốn thế giới lắng nghe.

Ông Miller nhấn mạnh, Chính phủ Mỹ sẽ bảo vệ các đường biên giới và người dân của mình, đồng thời khẳng định Tổng thống Donald Trump có quyền ngăn cản một số đối tượng vào Mỹ và quyền lực của Tổng thống trong vấn đề này là không phải bàn cãi. Còn trả lời phỏng vấn chương trình “This Week” trên kênh truyền hình ABC, ông Miller cho rằng Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 tại San Francisco đã “chiếm đoạt quyền lực” trong lĩnh vực tòa án và “đi quá xa” khi ra phán quyết tạm hủy bỏ sắc lệnh của Tổng thống Trump về hạn chế nhập cư. 

Cùng ngày 12/2 tại Mexico, hàng chục nghìn người đã xuống đường biểu tình phản đối kế hoạch này của Tổng thống Mỹ. Khoảng 20.000 người đã tuần hành trên các đại lộ, giương cao quốc kỳ Mexico cũng như các biểu ngữ yêu cầu Tổng thống Mỹ tôn trọng quốc gia Bắc Trung Mỹ này. Hàng nghìn cảnh sát đã được huy động để đảm bảo an ninh trật tự. Hơn 20 thành phố khác của Mexico cũng tham gia các cuộc tuần hành do hàng chục trường đại học, hiệp hội doanh nghiệp và tổ chức dân sự tổ chức. 

Quan hệ Mỹ-Mexico đã trở nên căng thẳng kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức ngày 20/1 vừa qua và công bố kế hoạch xây bức tường biên giới với Mexico để ngăn dòng người nhập cư. Do bất đồng liên quan chi phí xây dựng bức tường biên giới chung, Tổng thống Mexico Pena Nieto đã hủy chuyến thăm Mỹ dự kiến vào ngày 31/1 vừa qua.

Chính quyền của Tổng thống Trump dự kiến sẽ áp thuế nhập khẩu 20% đối với hàng hóa của Mexico để chi trả cho dự án xây dựng bức tường dọc biên giới chung giữa hai nước dài khoảng 3.220km, với chi phí ước tính lên đến 15 tỷ USD. Trong khi Chính phủ Mexico khẳng định sẽ không trả tiền cho việc xây dựng bức tường theo chủ trương của Tổng thống Trump, đồng thời khẳng định đây là vấn đề “không thể thương lượng”.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.