Điều chỉnh chính sách cho vay đối với học sinh, sinh viên: Làm khó gia đình học sinh, sinh viên

Chính sách cho vay đối với học sinh, sinh viên được triển khai từ năm 2007, thực sự là nguồn kinh phí hỗ trợ nhiều gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, giúp cho con em họ có điều kiện đến trường. Tuy nhiên, năm học này, chính sách cho vay có sự điều chỉnh đối với đối tượng thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, được vay tối đa 12 tháng.

Chính sách cho vay đối với học sinh, sinh viên được triển khai từ năm 2007, thực sự là nguồn kinh phí hỗ trợ nhiều gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, giúp cho con em họ có điều kiện đến trường. Tuy nhiên, năm học này, chính sách cho vay có sự điều chỉnh đối với đối tượng thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, được vay tối đa 12 tháng. Với sự điều chỉnh này nhiều trường hợp sẽ phải tạm dừng việc vay vốn.

 

Theo tiêu chí mới, năm nay nhiều gia đình hoàn cảnh khó khăn có con em học đại học, cao đẳng không còn được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội Ảnh: Châu Giang

Theo tiêu chí mới, năm nay nhiều gia đình hoàn cảnh khó khăn có con em học đại học, cao đẳng không còn được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội

Ảnh: Châu Giang

Đã khó càng khó hơn

 

Chị Trần Thúy Loan ở số 5/16 đường An Đà, phường Lạch Tray (quận Ngô Quyền), chồng mất, một mình nuôi mẹ già cùng 2 con đang ăn học. Con gái lớn đang học ở trường Cao đẳng nghề Duyên hải, con nhỏ học lớp 10 Trường THPT Lương Thế Vinh. Thu nhập của cả gia đình chị chỉ trông vào việc bán trứng gà, vịt ở vỉa hè đường An Đà. Hoàn cảnh khó khăn, gia đình chị được xếp vào diện hộ nghèo, năm trước chị được vay 8,6 triệu đồng theo chương trình cho vay vốn học sinh, sinh viên để đóng học cho con. Năm nay, chị lại tiếp tục đăng ký vay, bởi nếu không có nguồn vốn này, chị không biết xoay xở ra sao để có tiền đóng học cho con.

 

Anh Đỗ Trọng Long ở số 10/38 phố An Đà, hai vợ chồng đều là bộ đội xuất ngũ, không có chế độ gì. Vợ bán rau ngoài chợ, anh sức khỏe yếu, không có nghề nghiệp ổn định. Con đang học năm thứ 2, khoa kinh tế vận tải biển Trường đại học Hàng hải. Năm ngoái, phường xét duyệt hộ anh có hoàn cảnh khó khăn, được vay 4 triệu đồng để đóng học cho con. Nhưng năm nay, gia đình anh lo lắng làm sao xoay xở cho con số tiền vài triệu đồng học phí đầu năm. Cũng tại phường Lạch Tray, một trường hợp đỗ đại học tại Hà Nội, dù gia đình không thuộc diện nghèo, cận nghèo, nhưng hoàn cảnh rất khó khăn, bố đang thụ lý án, mẹ làm đại lý bán xổ số, thu nhập chẳng được là bao, lại vừa bị tai nạn gẫy chân. Tại phường Hạ Lý (quận Hồng Bàng) có một trường hợp thi đỗ Trường đại học Luật  Hà Nội không nằm trong diện hộ nghèo, cận nghèo nên không được vay vốn học sinh, sinh viên. Nhập học chỉ một thời gian ngắn, gia đình không thể kham nổi, nên đành ngậm ngùi nghỉ học. 

 

Ngặt nghèo về “tiêu chí”

 

 Trên thực tế, việc bình xét hộ nghèo, cận nghèo ở các địa phương là rất “ngặt nghèo”, chỉ tiêu lúc nào cũng phải “năm sau giảm hơn năm trước”. Do đó, trong tổng số các trường hợp được xét vay vốn học sinh, sinh viên thì những hộ khó khăn chiếm tỷ lệ đáng kể.

 

Đơn cử, năm 2010, theo bình xét trên địa bàn phường Lạch Tray có 30 hộ nghèo, hầu hết đều là các trường hợp hộ người già cả, cô đơn, người tàn tật hoặc gia đình có người mắc tệ nạn xã hội. Trong số hộ nghèo, hộ cận nghèo chỉ có 1 trường hợp có con đang đi học, được xét duyệt vay vốn học sinh, sinh viên từ năm trước. Qua 3 năm xét duyệt, phường Lạch Tray xác nhận cho 97 trường hợp được vay vốn (riêng năm 2009 là 38 trường hợp). Nếu theo điều chỉnh mới về việc cho vay vốn đối với học sinh, sinh viên nhiều trường hợp tại phường Lạch Tray phải tạm dừng, vì không đủ điều kiện. Những ngày này, khá nhiều trường hợp mang giấy xác nhận của trường đến UBND phường để hỏi thủ tục, làm đơn xin được xác nhận vay, nhưng  phường chưa thể tiếp nhận xét duyệt mới cho trường hợp nào.

 

Trên địa bàn phường Hạ Lý (quận Hồng Bàng) từ khi triển khai chương trình cho vay đối với học sinh, sinh viên, xét duyệt cho 158 trường hợp. Qua rà soát lại theo chính sách mới, cả phường chỉ còn 2 trường hợp thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp tục được vay vốn dành cho học sinh, sinh viên.

 

Bà Bùi Thị Nhạn, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thủy Nguyên cho biết, vào thời điểm này năm trước, ngân hàng giải ngân vốn vay theo chương trình dành cho học sinh, sinh viên. Nhưng do có sự thay đổi về chính sách cho vay, năm nay các xã phải tiến hành rà soát lại. Theo quy định mới này thì số trường hợp phải tạm dừng việc vay vốn là khá nhiều, dự tính số tiền giải ngân sẽ giảm đáng kể so với mọi năm.

 

Cần có lộ trình, tìm thêm nguồn vốn

 

Theo ý kiến của nhiều người, việc triển khai điều chỉnh chính sách cho vay vốn đối với học sinh, sinh viên “quá đột ngột”, sang đến đầu tháng 10, các phường, xã mới nắm được thông tin, gây không ít khó khăn. Việc thay đổi quy định về đối tượng cho vay cần có lộ trình, thời gian thích hợp để các ngân hàng chính sách xã hội địa phương có thời gian thông tin rộng rãi đến người dân. Nếu áp dụng ngay quy định mới hiện nay càng gây khó khăn cho người dân. Bởi các trường cao đẳng, đại học đều bước vào năm học mới, thu học phí của sinh viên. Ông Nguyễn Đức Trọng, Trưởng phòng đào tạo Trường đại học Hàng hải cho biết, do chưa nắm được thông tin điều chỉnh, đầu tháng 10, trường vẫn xác nhận cho nhiều sinh viên để làm thủ tục vay vốn. Nếu siết chặt việc vay vốn, nhiều sinh viên của trường gặp khó khăn hơn. Thậm chí, có thể không tránh khỏi trường hợp sinh viên phải tạm dừng việc học.

 

Chủ trương cho học sinh, sinh viên vay vốn là đúng và rất trúng. Không có đầu tư nào tốt và có ý nghĩa bằng đầu tư cho giáo dục. Trong quá trình cho vay tín dụng đào tạo thời gian qua, trên thực tế việc bình xét cho vay ở một số địa phương còn hạn chế, vướng mắc. Nhiều địa phương vì quyền lợi của con em mình nên khi bình xét nới rộng điều kiện, tiêu chuẩn được vay vốn, dẫn đến nhiều đối tượng chưa cần vay vốn đã được xét hoặc khó khăn ít cũng được vay. Đối tượng vay tăng đột biến gây sức ép cho quỹ tín dụng đào tạo. Vì vậy trong điều kiện nguồn lực còn hạn, chính sách cần có sự điều chỉnh để nhiều đối tượng khó khăn thật sự được hỗ trợ. Việc cho vay vốn cần có sự giám sát chặt chẽ. Thời gian xét cho vay đối với hộ khó khăn đột xuất cũng không quá bó hẹp thời gian vay. Nhà nước cần tìm thêm nguồn đầu tư, tài trợ khác để có thêm vốn vay,  tăng số vốn vay để học sinh, sinh viên có thể giảm bớt gánh nặng cuộc sống.            

 

Lê Minh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.