Điện ảnh Việt có đang lạm dụng kịch bản nước ngoài?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, thị trường điện ảnh Việt nở rộ những sản phẩm được remake từ kịch bản nước ngoài. Tuy nhiên, phần nhiều trong số này không thành công như mong đợi.

Vì sao dòng phim "remake" thịnh hành tại Việt Nam?

Không thể phủ nhận, dòng phim remake, tức là đem những kịch bản của các bộ phim “ăn khách” tại nước ngoài về Việt Nam đã giúp cho điện ảnh Việt thêm phần sinh động. Từ 10 năm trở lại đây, cả phim chiếu rạp lẫn phim truyền hình chứng kiến sự xuất hiện, thành công, được yêu thích của hàng loạt bộ phim remake. Trong đó, có không ít tác phẩm được khán giả yêu thích, ghi dấu ấn trong thị trường điện ảnh.

Có thể kể đến những phim remake đã từng gây “bão” các cụm rạp từ nhiều năm trước đây mà đến giờ vẫn còn được nhắc lại như “Em là bà nội của anh”, “Tèo em”, “Bạn gái tôi là sếp”...

Sau thành công của “Em là bà nội của anh”, gần đây, không thể không kể đến hai bộ phim được đánh giá thành công “nhất nhì” làng phim Việt là “Tháng năm rực rỡ” và “Tiệc trăng máu”, đều là phim của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.

“Tháng năm rực rỡ” là một trong những tác phẩm được chuyển thể từ câu chuyện gốc “Sunny” (Hàn Quốc - 2011). Phim đã loại bỏ bớt những nhân vật mờ nhạt trong tác phẩm gốc để tập trung xây dựng và làm nổi bật những nhân vật còn lại. Cách chuyển thể mượt mà, sáng tạo, gần gũi với đời sống Việt, cùng với dàn diễn viên nổi bật thuộc 2 thế hệ điện ảnh Việt, âm nhạc và hình ảnh đầu tư công phu đã khiến phim lay động được cảm xúc người xem.

“Tiệc trăng máu” thì sở hữu dàn diễn viên “gạo cội”, kịch bản xuất sắc, đặc biệt là được “Việt hóa” để thân thuộc với khán giả ngay từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm, yêu thích của người xem… Thậm chí khi so sánh với phiên bản remake của Hàn Quốc, nhiều khán giả còn cho rằng phiên bản này xuất sắc và hấp dẫn hơn hẳn. Chính những điều này đã giúp “Tiệc trăng máu” trở thành một hiện tượng phim chiếu rạp, thu về 175 tỉ, lọt top 5 phim Việt có doanh thu cao ngất.

Ở mảng phim truyền hình, có thể chứng kiến sự thành công của hàng loạt phim remake trong những năm qua như phim truyền hình “Người phán xử”, “Nhà trọ Balanha”, “Hương vị tình thân”, “Gạo nếp, gạo tẻ”...

Thành công của các bộ phim remake, trước hết đến từ mức độ mượt mà trong khâu “Việt hóa” kịch bản cho phù hợp với văn hóa, tâm lý Việt. Như “Người phán xử” đã thay đổi đến 50% so với bản gốc của Israel, với nhiều điểm sáng thuộc về lời thoại đậm chất “giang hồ đất Việt” mà cũng giàu chất triết lý. Hay như “Tiệc trăng máu”, khiến khán giả yêu thích không chỉ vì nội dung kịch bản hay mà còn bởi những “mảng miếng” hài tung hứng khéo léo, những trào lưu đang nổi bật của Việt Nam được đưa vào kịch bản một cách hết sức duyên dáng, hợp lý.

Nhiều chuyên gia nhận định, phim remake là “không thể thiếu” trong thị trường điện ảnh Việt. Bởi vấn đề đang gặp phải nhiều năm nay của điện ảnh Việt chính là “thiếu kịch bản hay”. Việc mua lại kịch bản hấp dẫn của những bộ phim “ăn khách” của nước ngoài được coi là một giải pháp tình thế, vừa giải quyết được vấn đề thiếu kịch bản, vừa tương đối “an toàn” hơn bởi bộ phim đã từng thành công tại một thị trường khác. Cạnh đó, những kịch bản remake cũng đem lại những khía cạnh độc đáo, mới lạ cho khán giả Việt thưởng thức.

Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh từng sở hữu nhiều dự án phim remake tương đối thành công cho rằng, làm phim remake là trào lưu chung của thế giới nên nhà sản xuất không có gì phải ngại ngần. Ngay cả những kinh đô điện ảnh lớn như Hollywood, Trung Quốc… vẫn làm lại những bộ phim hay của nước khác, cho dù họ không thiếu kịch bản tốt. Còn đối với điện ảnh Việt, nó không chỉ là lối thoát cho cơn bí bách kịch bản mà còn giúp khán giả có thêm món ăn tinh thần mới lạ, hấp dẫn.

Có thể thấy, phim remake là một hướng vừa “bắt trend” với thế giới, vừa có thể giải quyết bài toán khó về kịch bản, thuận lợi hơn trong truyền thông và giảm bớt rủi ro. Có lẽ vì thế mà trong những năm gần đây, người ta thấy phim remake ào ào đổ bộ thị trường phim trong nước với hàng loạt phim từ điện ảnh đến truyền hình như “Sắc đẹp ngàn cân”, “Em yêu bất chấp”, “Tìm vợ cho bà”, “Song song”, “Yêu bằng cả trái tim”, “Hậu duệ mặt trời”...

Không phải giải pháp căn cơ

Tuy nhiên, không phải phim remake nào cũng đạt được thành công như mong muốn của đạo diễn. Nếu không muốn nói rằng, tỉ lệ thành công của dòng phim remake này là không cao. Ngoài những cái tên nổi bật đi cùng với thành công về mặt doanh thu như “Tèo em”, “Em là bà nội của anh”, “Tháng năm rực rỡ”, “Tiệc trăng máu”... Có thể thấy, có đến vài chục dự án phim remake được quảng bá, phát hành để rồi nhanh chóng “rơi vào quên lãng”. Có những phim ra rạp chưa bao lâu đã phải rút suất chiếu vì lượng người xem quá thấp, có phim bị xem là “thảm họa”, có phim không để lại dấu ấn gì, nhắc đến khán giả còn bảo “chưa bao giờ nghe qua”.

Thực tế, mua kịch bản nước ngoài cũng chỉ là một trong những giải pháp, chứ không phải “chìa khóa thành công” của điện ảnh Việt. Trong 2 năm gần đây, số lượng không nhỏ phim remake thất bại thảm hại đã cho thấy xu hướng “thoái trào” của dòng phim này. Không như những thời gian đầu, khán giá hào hứng, tò mò xem những bộ phim đình đám tại các thị trường khác sẽ được chuyển thể tại Việt Nam thế nào, thì nay, khán giả cần đến những gì mới mẻ, hay ho và tốt nhất là khai thác được những thế mạnh của văn hóa Việt.

Đồng thời, sự lạm dụng kịch bản từ nước ngoài xuất hiện trong các bộ phim remake đang khiến không ít khán giả ngao ngán. Có những thời điểm như vừa qua, khán giả chứng kiến một lúc vài phim điện ảnh remake ra rạp. Nhiều bộ phim tuy có vẻ chất liệu lạ từ kịch bản nước ngoài, nhưng lại khiến khán giả không hứng thú, thậm chí đôi khi thấy phản cảm vì xem phim Việt mà ngỡ như... nước ngoài bởi cách nói năng, hành xử, ăn mặc, sinh hoạt, lối sống... hoàn toàn không phù hợp văn hóa Việt.

Nhiều chuyên gia điện ảnh khẳng định, remake chỉ là một giải pháp mang tính tức thời, không phải là giải pháp bền vững đối với lĩnh vực phim ảnh nước nhà. Nhà sản xuất Ngô Thanh Vân từng khá thành công với những phim lấy chất liệu truyền thống Việt thẳng thắn cho biết: “Chất liệu văn hóa Việt còn nhiều, sao ta phải remake kịch bản nước ngoài? Tôi còn tận 10 dự án phim đang xếp hàng sản xuất trong thời gian tới và sẽ đi theo đúng tinh thần truyền tải được văn hóa Việt, sử dụng hoàn toàn kịch bản gốc từ Việt Nam”.

Thực tế, những năm qua, bên cạnh “làn sóng” kịch bản remake, nhiều nhà làm phim Việt vẫn chọn “con đường khó” với những kịch bản thuần Việt, tôn vinh đời sống, văn hóa, vẻ đẹp Việt. Có thể kể đến những bộ phim như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Mắt biếc” (Victor Vũ), “Trạng Tí”, “Cô ba Sài Gòn” (Ngô Thanh Vân), “Kiều” (Mai Thu Huyền), “Song Lang” (Leon Le), “Gái già lắm chiêu” (Trần Nguyễn Bảo Nhân), “Bố già” (Trấn Thành). Cạnh đó, còn có hàng loạt dự án điện ảnh thuần Việt đang rất được quan tâm như “Trưng Vương”, “Đất rừng phương Nam”, “Em và Trịnh”...

Trong số những phim ấy, cũng có những phim được đánh giá cao ở khía cạnh nghệ thuật như “Song Lang”, “Cô ba Sài Gòn”, doanh thu “khủng” như “Bố già”, “Mắt biếc”... Cũng có những bộ phim bị chê hoặc gây tranh cãi, như “Kiều”, “Gái già lắm chiêu”... Tuy nhiên, dù thành công hay không thì những nỗ lực để đem đến một tác phẩm thuần Việt, đưa những nét đẹp văn hóa, con người Việt vào điện ảnh là rất đáng quý.

Một nền điện ảnh vững vàng nên được xây dựng trên nền tảng những tác phẩm mang chất liệu văn hóa, đời sống Việt, gần gũi, thiết thân với người Việt. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng, Nhà nước ta đã đề ra.

Tin cùng chuyên mục

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não

(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

Đọc thêm

Trưng bày chuyên đề 'Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản'

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản".
(PLVN) - Ngày 22/11, tại Bảo tàng Nghệ An, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản". Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.