“Điểm nghẽn” cản trở sản xuất lớn

Nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống nên DN chưa mặn mà đầu tư vào nông nghiệp.
Nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống nên DN chưa mặn mà đầu tư vào nông nghiệp.
(PLO) - Muốn tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng một nền sản xuất hàng hóa tập trung, trước tiên ngành nông nghiệp phải giải được bài toán “tích tụ đất đai” thì mới có cơ may hấp dẫn được các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực lắm rủi ro này.

99% doanh nghiệp đang “quay lưng”

Nếu nhìn vào con số thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, ngành nông nghiệp hiện vẫn chưa trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn dù cơ hội vẫn còn nhiều so với các lĩnh vực khác. Cho đến nay, mới có khoảng 3.643 doanh nghiệp (DN), đầu tư vào nông nghiệp trong gần nửa triệu DN đầu tư vào các khu vực nền kinh tế, chiếm khoảng 1%. Thậm chí, trong hơn 3 ngàn DN đó, có tới  90% là DN nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, số DN lớn mang tính đầu tàu cực kỳ ít.

Sau 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành, Bộ NN&PTNT phải thừa nhận, ngành nông nghiệp vẫn tồn tại nhiều yếu kém cần khắc phục như sức cạnh tranh chưa cao, chuỗi giá trị ngắn. Bộ này xác định việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, trong đó thu hút và phát triển DN trong lĩnh vực nông nghiệp là giải pháp đột phá trong giai đoạn tiếp theo.

Theo tìm hiểu của PLVN, Nghị định 210 về chính sách khuyến khích DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được Chính phủ ban hành cuối năm 2013 được coi hành lang pháp lý hiệu quả cho DN có thể dễ dàng đầu tư vào lĩnh vực đầy tiềm năng này, nhưng cũng sau hơn 2 năm thực hiện người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng phải thốt lên “cơ chế này chưa đi vào cuộc sống được”.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Nghị định 210 áp dụng trên mọi vùng miền nhưng điều kiện phát triển mọi vùng miền khác nhau, chính sách chưa phân định được. Ngoài ra, áp dụng chính sách hỗ trợ sau đầu tư theo Nghị định 210, mức tối đa chỉ 2,5 tỷ đồng. Trong khi đầu tư nông nghiệp rủi ro lớn, một số ngành hàng yêu cầu vốn lớn, địa phương hiện nay Trung ương còn phải điều tiết về ngân sách thì bản thân địa phương gặp khó trong kinh phí.

Bên cạnh đó, một số hình thức tín dụng hay trong vấn đề tiếp cận đất đai còn đang bất cập cũng là những tồn tại khiến chính sách này chưa thể đi vào cuộc sống. 

“Điểm nghẽn” cản trở sản xuất lớn

Một thống kê cho thấy, trong lĩnh vực trồng trọt có 13 triệu hộ nông dân, nhưng bình quân mỗi hộ chỉ có 0,3 ha đất. Đất đai phân bổ manh mún, việc tích tụ đất đai đang là “điểm nghẽn” cản trở sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn. 

Bộ trưởng Cường cũng thừa nhận, những khó khăn đang kìm hãm DN đầu tư thì có nhiều, trong đó điển hình là nút thắt đất đai. Tất cả DN đầu tư muốn sản xuất phải có đất. Đất nông nghiệp, năm 1993 đã thực hiện giao đất cho nông dân ổn định lâu dài, nay nhu cầu cần tập trung, để giải quyết cho DN, nhiều tỉnh đã sáng tạo cách làm. 

Lấy ví dụ tại tỉnh Hà Nam, trên cơ sở giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân, những nơi nông dân cảm thấy làm hiệu quả không bằng dồn vào một tổ chức làm tốt hơn thì trên cơ sở dân tự nguyện, tỉnh đại diện giao lại đất cho DN. Quyền sử dụng đất vẫn của nông dân, chuyển quyền sử dụng trong giới hạn thời gian nhất định.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp cho biết thêm, tại tỉnh Nam Định, một số DN mạnh dạn tiếp nhận quyền sử dụng đất qua việc chuyển nhượng của người dân. Tuy nhiên vấn đề này bị giới hạn bởi hạn điền. Hiện nay, quy định hạn điền cho phép DN tiếp nhận chuyển nhượng chỉ giới hạn 20-50 ha. Tuy nhiên, DN tổ chức làm tốt vẫn tích tụ được diện tích nhất định.

“Vừa qua, sau khi đã giao đất DN ổn định lâu dài cho nông dân, chúng ta đã có những cơ chế, chính sách để hướng dẫn việc chuyển nhượng đất đai, góp phần từng bước tích tụ ruộng đất, tuy nhiên điểm lại thì cũng có những chế tài hướng dẫn cụ thể vấn đề này để giúp cho quá trình tập trung đất đai theo đúng luật định tạo điều kiện cho DN có quỹ đất đầu tư tổ chức sản xuất hàng hóa” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh. 

Được biết, mới đây, một trong hai vấn đề nổi cộm của ngành nông nghiệp được Ban Kinh tế Trung ương tập trung tháo gỡ là vấn đề tích tụ đất để DN có điều kiện sản xuất lớn. Ban Kinh tế Trung ương đang giao Bộ NN&PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng bộ, ngành liên quan tiếp tục bàn thảo sâu để sớm có chính sách phù hợp khai thông “điểm nghẽn” này. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.