“Điểm danh” một số vụ oan sai do bức cung, nhục hình

Hai cựu điều tra viên lãnh án vì bức cung, nhục hình
Hai cựu điều tra viên lãnh án vì bức cung, nhục hình
(PLO) - Nói đến oan sai, có nhiều nguyên nhân, trong đó có bức cung, nhục hình. Tại Việt Nam đã từng có những vụ việc đáng tiếc như vậy.

Ép cung người vô tội, điều tra viên hầu tòa

Một trong những vụ án điển hình được dư luận hết sức quan tâm là vụ án gây oan sai cho 7 thanh niên ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng). Theo cáo trạng của VKSNDTC, Nguyễn Hoàng Quân (SN 1977, nguyên Thiếu tá, Đội trưởng Đội hướng dẫn, điều tra án xâm phạm nhân thân, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an tỉnh Sóc Trăng); Triệu Tuấn Hưng (SN 1981, nguyên Đại úy, Phó Đội trưởng Đội hướng dẫn, điều tra án xâm phạm nhân thân PC45), cùng bị truy tố về tội ''Dùng nhục hình''. Riêng Phạm Văn Núi (SN 1958), nguyên Kiểm sát viên VKSND tỉnh Sóc Trăng bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo cáo trạng, rạng sáng 6/7/2013, tại ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề) xảy ra vụ án giết người, nạn nhân là ông Lý Văn Dũng (hành nghề xe ôm, ngụ cùng huyện). Qua điều tra, cơ quan CSĐT bắt tạm giam 7 thanh niên ở huyện này gồm các anh Khâu Sóc, Thạch Mươl, Thạch Sô Phách, Trần Văn Đở, Trần Cua, Trần Hol về hành vi giết người. Riêng Nguyễn Thị Bé Diễm bị khởi tố về hành vi không tố giác tội phạm.

Tuy nhiên các bị can trên đều không thừa nhận hành vi giết người. Hưng và Quân sau đó dùng còng số 8 treo một tay anh Đở lên cửa sổ, chỉ để các đầu ngón chân chạm sàn rồi đánh, thúc đầu gối vào bụng. Hưng còn dùng khăn bọc nước đá đặt vào bộ phận sinh dục anh Phách. Do không chịu nổi nhục hình, nhóm thanh niên phải nhận gây ra án mạng. Tuy nhiên, quá trình xét xử các bị cáo kêu oan, không thừa nhận những hành vi này.

Khi vụ án chuẩn bị kết thúc điều tra, ngày 18/11/2013, Lê Mỹ Duyên (15 tuổi, quê Kiên Giang) và Phan Thị Kim Xuyến (17 tuổi, quê Sóc Trăng) tự thú khai nhận mình là hung thủ giết người lái xe ôm để cướp tài sản. Qua điều tra, lời khai của Duyên và Xuyến phù hợp với chứng cứ, tình tiết của vụ án. Lần lượt 7 thanh niên bị bắt giam oan được thả tự do. Các anh Phách, Sóc và Đở làm đơn tố cáo một số cán bộ điều tra đã đánh đập, ép cung.

Ngày 7/10, TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên phạt nguyên điều tra viên Công an tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Hoàng Quân 1 năm 6 tháng tù; Triệu Tuấn Hưng 2 năm tù về tội “Dùng nhục hình”; buộc các bị cáo bồi thường 11,5 triệu đồng cho mỗi bị hại.

Liên quan đến vụ án, ông Phạm Văn Núi bị phạt 1 năm cải tạo không giam giữ về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Không chỉ vì “bệnh thành tích”

Một oan án khác cũng vì lý do bức cung nhục hình là vụ xảy ra tại Đồng Tháp. Mới đây, TAND Đồng Tháp tuyên phạt bị cáo Huỳnh Ngọc Tòng (41 tuổi, nguyên Thiếu tá, Đội phó Đội điều tra Công an TP Cao Lãnh) 18 tháng tù; Phạm Xuân Bình (31 tuổi, nguyên Thiếu úy, cán bộ Đội điều tra Công an TP.Cao Lãnh) 11 tháng 11 ngày tù, cùng về tội dùng nhục hình.

Đây là vụ án do VKSNDTC ủy quyền VKSND Đồng Tháp tham gia xét xử. Theo cáo trạng, ngày 16/11/2012, Nguyễn Tuấn Thanh (29 tuổi, ngụ xã Mỹ Thạnh Tây, Đức Hòa, Long An) và Phạm Quốc Nhựt (ngụ Long An), bị Công an Cao Lãnh phối hợp Công an Tháp Mười (Đồng Tháp) bắt giữ điều tra về hành vi trộm cắp. Công an Cao Lãnh đưa Thanh về trụ sở lấy lời khai, sau đó Thanh bị giữ ở nhà tạm giam. Sáng 17/11/2012, Thanh được trích xuất ra làm việc thì đã tử vong dù được đưa đi cấp cứu kịp thời.

Gia đình bị can yêu cầu giám định tử thi. Ngày 17/1/2013, VKSNDTC quyết định trưng cầu Viện Pháp y quân đội (Bộ Quốc phòng) giám định lại và kết luận: “Nguyên nhân gây tử vong do tình trạng suy tuần hoàn cấp không hồi phục… bị chấn thương do tác động của vật tày với lực tác động mạnh ở nhiều vùng cơ thể, trong đó có vùng nguy hiểm là vùng mũi, thượng vị”. Quá trình điều tra đã xác định, Bình và Tòng đã dùng nhục hình với Thanh.

Trong các vụ án oan sai, còn có thể kế đến vụ 5 công an TP Tuy Hòa (Phú Yên) dùng nhục hình dẫn đến cái chết của anh Ngô Thanh Kiều bị quy kết trộm cắp tài sản.. Một số vụ oan sai gây chấn động khác như vụ ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang)… oan sai do các yếu tố khác như giám định, khám nghiệm hiện trường, sử dụng chứng cứ, lời khai không đúng…

Năm 2015, giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, nguyên nhân dẫn đến oan sai có thể kể đến như xuất phát từ bệnh thành tích, tình trạng coi trọng án tại hồ sơ, chưa coi trọng án tại phiên toà. Gần 80% vụ án hình sự hiện nay chưa có luật sư tham gia nên chưa bảo đảm tranh tụng.

Còn theo nhiều chuyên gia pháp luật, nguyên nhân của oan sai còn do bức cung nhục hình, trong khi pháp luật lại thiếu vắng những quy định giám sát hoạt động tố tụng, trong đó có hoạt động của điều tra viên. Chính vì thế, kể từ 1/7/2016 khi BLTTHS mới có hiệu lực, trong đó quy định việc hỏi cung tại cơ sở giam giữ phải được ghi âm ghi hình, sẽ được coi là cơ chế kiểm soát chặt tránh bức cung, nhục hình.

Đọc thêm

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với Phó Chủ tịch và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Bắt đối tượng vận chuyển gần 12.000 viên ma túy tổng hợp

Tang vật vụ án.

(PLVN) - Ngày 13/1, thông tin từ Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với Lê Văn Q (SN 1980, trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ).

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.