Điểm chuẩn trồi sụt, thí sinh như... "lướt sóng" xét tuyển Đại học

Điểm chuẩn trồi sụt, thí sinh như... "lướt sóng" xét tuyển Đại học
(PLO) - Sau 20 ngày nháo nhào xét tuyển, 17h hôm qua (20/8), hệ thống tiếp nhận xét tuyển nguyện vọng 1 đã đóng tại các trường đại học. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chậm nhất vào 17h ngày 25/8 các trường phải công bố kết quả. Tuy nhiên, không ít trường dự kiến công bố điểm chuẩn ngay sau khi chốt thời gian xét tuyển… 
Nhà trường và phụ huynh thi nhau than thở 
Sớm 20/8, nhiều trường đã nhộn nhịp thí sinh đến nộp, rút hồ sơ. Tại Học viện Ngân hàng, ngay đầu giờ sáng đã có hàng nghìn thí sinh và phụ huynh chầu chực để nộp, rút hồ sơ. Tất cả các ngành của Học viện đều lấy trên 20 điểm. Ngành thấp nhất là ngành Hệ thống thông tin quản lý lấy 20,75 điểm, nhìn chung tổng số thí sinh trúng tuyển đều nhiều hơn chỉ tiêu của các ngành 110 - 160%.
Như mọi năm thì thời gian nộp hồ sơ nguyện vọng 1 (NV1) là 25 ngày, nhưng năm nay Bộ GD-ĐT thay đổi, thu gọn lại chỉ còn 20 ngày. Thời gian thu hồ sơ như trên vẫn là quá dài khiến nhiều phụ huynh, học sinh thêm mệt mỏi khi đã phải chịu áp lực trước kỳ thi THPT, nay lại thêm đợt xét NV1 kéo dài 20 ngày. 
“Tôi nghĩ, việc này đã tạo ra áp lực quá lớn cho thí sinh. Tôi nghĩ Bộ cứ giữ nguyên cách làm cũ và cho đề tương đối khó để sàng lọc thí sinh”, phụ huynh của em Đào Thu Thảo, đang nộp đơn vào Học viện Ngân hàng bày tỏ. 
Cùng quan điểm với phụ huynh này,  PGS.TS Lê Văn Luyện, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cho hay: “Bộ đưa ra thời gian 20 ngày để thu hồ sơ là quá dài, cần rút ngắn thời gian xuống còn một nửa và đưa thêm công nghệ thông tin vào để thu hồ sơ, như vậy việc thu hồ sơ cũng sẽ không ảnh hưởng tới các thí sinh và giản tiện cho các trường”.
Dự kiến, từ tối 20/8, một số trường sẽ bắt đầu công bố điểm chuẩn chính thức xét tuyển NV 1 ĐH, CĐ năm 2015. Thế nhưng do có nhiều thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện sẽ chậm hơn (thời gian trên phong bì trong ngày 20/8) nên phần lớn các trường sẽ công bố điểm chuẩn chính thức trong ngày 22/8. 
Điểm chuẩn thay đổi như… giá vàng
Ngày cuối đợt xét tuyển NV 1, điểm chuẩn vào ĐH Y Hà Nội tiếp tục tăng. Nếu cách đây 3 ngày, Trường ĐH Y công bố mức điểm chuẩn dự kiến ngành Y đa khoa là 27,5 điểm thì trong sáng 20/8, điểm chuẩn vào ngành này đã tăng thêm 0,25 điểm. Như vậy, ngành Y đa khoa có điểm trúng tuyển dự kiến là 27,75, trong đó thí sinh phải đạt từ 9 điểm trở lên cho bài thi môn Toán, cộng thêm tiêu chí phụ (điểm môn Sinh học phải đạt từ 8,75 điểm trở lên).
ĐH Dược Hà Nội cũng là một trong những trường top đầu, có điểm chuẩn tăng theo từng ngày. Cụ thể, từ 15h ngày 18/8, ĐH Dược Hà Nội dự kiến điểm chuẩn trúng tuyển là 26,5. Tuy nhiên, cuối ngày 19/8,  điểm trúng tuyển dự kiến là 27,5 (thêm những tiêu chí xét tuyển phụ như môn Toán phải từ 9 điểm trở lên).
Cũng trong ngày 20/8, ĐH Y Dược Hải Phòng công bố dự kiến điểm chuẩn tính đến hết ngày 19/8. Theo đó, một số ngành tiếp tục tăng 0,25 điểm so với ngày trước đó,  cao nhất là ngành Y đa khoa 25,25 điểm, ngành Răng - Hàm - Mặt tạm thời là 25,25 điểm, Dược học 25 điểm. 
Điểm chuẩn dự kiến đang ở mức thấp nhất của ĐH Y dược Hải Phòng là 23,25 vào ngành Điều dưỡng, Xét nghiệm Y học và Y học cổ truyền. ĐH Y Dược Thái Bình cũng vừa công bố điểm chuẩn dự kiến trúng tuyển vào trường năm 2015 vào các ngành dao động từ 21,5 đến 25,75 điểm, tăng 0,25 đến 0,5 điểm so với hôm trước. Học viện Quân y dự kiến với hệ Dân sự, mức điểm ngành Dược sĩ là 26; Bác sĩ Đa khoa: 26,5.
Khối các trường kinh tế, kỹ thuật top đầu đều có điểm chuẩn trên 20. Tại ĐH Ngoại thương, đến sáng 20/8 Trường cũng có mức điểm trúng tuyển tạm thời tăng 0,25 điểm so với ngày trước đó. Điểm chuẩn tạm thời hầu hết các ngành của ĐH Ngoại thương đều đã vượt mức 24 điểm. Trong khi đó, tại ĐH Kinh tế Quốc dân, từ ngày 17/8 đến ngày 20/8, mỗi ngày điểm chuẩn dự kiến đều tăng 0,5-1,5 điểm. 
Cụ thể, ngành Kế toán ứng dụng, Marketing tăng 1 điểm; ngành Chương trình định hướng ứng dụng tăng 4,75 điểm (tiếng Anh nhân hệ số), ngành Kinh tế Quốc tế tăng 2,25 điểm. ĐH Bách khoa Hà Nội điểm chuẩn dự kiến theo thống kê cũng tăng từ 0,01 đến 0,05 điểm (điểm xét tuyển của trường tính theo cách riêng).
Tính đến 17h ngày 19/8, tại ĐH Luật Hà Nội, điểm chuẩn dự kiến vào trường đều tăng 0,5-2 điểm. Trong đó ngành Luật tăng từ 18,25 lên 20,25 điểm. Ngành Luật thương mại quốc tế tăng 0,83 điểm. Học viện Ngoại giao có mức điểm chuẩn tạm thời từ 23 đến 24 điểm. Riêng ngành Ngôn ngữ Anh, điểm chuẩn tạm thời là 31,42.  ĐH Thương mại công bố điểm chuẩn tạm thời tính đến 10h ngày 19/8. Ngành cao nhất là Ngôn ngữ Anh với 29,25 điểm. Điểm chuẩn các ngành khác dao động quanh mức 21 điểm…
Có thể nói chưa năm nào điểm chuẩn lại khó xác định và liên tục trồi, sụt như năm nay khiến nhiều thí sinh trong một đêm đã từ đỗ thành trượt. Và đến giờ phút này, thí sinh vẫn đang tiếp tục hồi hộp chờ đợi điểm chuẩn do các trường công bố để biết mình có thực sự đỗ hay không. Nếu như không đỗ ở đợt xét tuyển này thì trước mắt các em còn cả chặng đường chạy đua ba đợt xét tuyển đầy gian nan nữa…
15,5 điểm vẫn có thể đỗ Đại học Kiến trúc TP.HCM
Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM cho biết: “Hiện đang có sự chênh lệch khá cao giữa các ngành trong một khối thi. Chẳng hạn ở khối V, ngành Kiến trúc có mức điểm trúng tuyển khoảng 21,5 thì ngành Quy hoạch vùng và đô thị chỉ 15,5. Trong khi đó, ở khối H, ngành Thiết kế đồ họa tới 20 điểm mới có thể trúng tuyển thì ngành thiết kế công nghiệp chỉ ở mức 16,5. Riêng khối A, mức điểm trúng tuyển của các ngành khá tương đồng, Kỹ thuật xây dựng là 21,25 và Kỹ thuật hạ tầng đô thị là 20,5”.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...