Dịch vụ logistics 'theo thông lệ quốc tế' như thế nào?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Góp ý Dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh dịch vụ logistics, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các quy định phân loại dịch vụ logistics trong dự thảo vẫn còn chưa rõ ràng, khó để phân loại dịch vụ.

Theo Luật thương mại hay theo thông lệ quốc tế?

Trên thực tế, rất khó để phân loại dịch vụ logistics bởi tính đa dạng và linh hoạt của thị trường phù hợp với nhu cầu và năng lực của các bên giao kết hợp đồng. Do đó, việc Dự thảo đưa ra quy định “quét” tại Điều 4.17 là phù hợp. Tuy nhiên, quy định này yêu cầu dịch vụ khác phải đáp ứng hai yêu cầu: một là, “theo thông lệ quốc tế về dịch vụ logistics”; hai là, “phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật Thương mại”. 

Theo nhận định của các chuyên gia từ VCCI, việc yêu cầu một dịch vụ phải đáp ứng yêu cầu “theo thông lệ quốc tế về dịch vụ logistics” là chưa thực sự phù hợp. Thứ nhất, không rõ tiêu chí để xác định như thế nào là “thông lệ quốc tế về dịch vụ logistics”, việc có một hoặc một vài doanh nghiệp (DN) đến từ một hoặc một vài quốc gia khác cung cấp một loại dịch vụ thì có được gọi là thông lệ quốc tế không, hay phải yêu cầu mức độ phổ quát lớn hơn? Các bên sẽ dùng tài liệu nào để chứng minh sự tồn tại của thông lệ quốc tế đó và việc dịch vụ của mình cũng tương tự như các thông lệ quốc tế đó?

Hơn nữa, một dịch vụ chỉ cần phù hợp với quy định của Luật Thương mại là đủ để được coi là dịch vụ logistics, và việc các bên cung ứng, sử dụng dịch vụ đó là hoàn toàn hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, mà không cần phải chứng minh sự phù hợp với thông lệ quốc tế.

“Việc yêu cầu một loại dịch vụ mới phải phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ dẫn đến cản trở khả năng sáng tạo của các DN Việt Nam khi muốn cung ứng một dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nói cách khác,  nếu duy trì quy định này, các DN Việt Nam chỉ có thể trở thành “người bắt chước” chứ không thể trở thành “người sáng tạo” ra các dịch vụ mới. Trong bối cảnh Chính phủ phát động khởi nghiệp, cổ vũ đổi mới sáng tạo thì việc quy định cứng như vậy là không phù hợp” – văn bản của VCCI gửi Vụ Kinh tế tổng hợp (Văn phòng Chính phủ) nêu rõ.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, các dịch vụ logistics cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm loại hàng hóa, cấu trúc thị trường, thể chế, pháp luật của mỗi quốc gia… Do đó, nếu Việt Nam có một loại hàng hóa đặc thù, có cấu trúc thị trường đặc thù (ví dụ, do đặc điểm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa) hoặc có một số quy định pháp luật đặc thù thì có thể dẫn đến việc nảy sinh các nhu cầu mà không một quốc gia nào khác trên thế giới nảy sinh tương tự.

Điều đó dẫn đến việc có những dịch vụ logistics mà chỉ có tại Việt Nam không có tại các quốc gia khác. Nếu quy định cứng là dịch vụ khác phải “theo thông lệ quốc tế” thì có thể dẫn đến việc Nhà nước không công nhận tính hợp pháp của một loại hình dịch vụ nào đó mà việc cung cấp, sử dụng dịch vụ này không gây bất kỳ một tác động xấu nào đến xã hội.

Chính vì thế, VCCI cho rằng, cần phải “sửa đổi Điều 4.17 của Dự thảo theo hướng bỏ yêu cầu dịch vụ khác phải theo thông lệ quốc tế mà chỉ cần phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật Thương mại là đủ”.

Thực hiện điều kiện đầu tư theo nghị định nào?

Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư có một số quy định mang tính nguyên tắc về việc thực hiện điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Một số quy định tại Dự thảo Nghị định này chưa thống nhất với Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Cụ thể, Điều 10.2.a của Nghị định 118 đưa ra nguyên tắc: “Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với các ngành, nghề đó”. Trong khi đó, Dự thảo chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.

Điều 10.2.b của Nghị định 118/2015/NĐ-CP đưa ra nguyên tắc: Khi có nhiều điều ước có quy định khác nhau thì nhà đầu tư được lựa chọn một trong số các điều ước đó và nếu đã lựa chọn thì phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo điều ước đó. Trong khi đó, Điều 5.4 của Dự thảo lại xử lý trường hợp này bằng cách ưu tiên áp dụng điều ước có cam kết ưu đãi cao hơn so với quy định của Nghị định này (Nghị định này được hiểu là đang nội luật hóa cam kết của Việt Nam trong WTO). 

Điều 10.2.d của Nghị định 118/2015/NĐ-CP cho phép nhà đầu tư đến từ quốc gia ngoài WTO được áp dụng điều kiện đầu tư tương tự như nhà đầu tư đến từ quốc gia trong WTO. Trong khi đó, Điều 3 của Dự thảo lại loại trừ các nhà đầu tư đến từ quốc gia ngoài WTO ra khỏi đối tượng áp dụng của dự thảo.

Điều 10.2.đ và Điều 10.2.e của Nghị định 118/2015/NĐ-CP xử lý trường hợp không có điều ước, không có quy định của pháp luật Việt Nam thì phải lấy ý kiến Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ quản lý chuyên ngành, sau đó phải đăng công khai và áp dụng nguyên tắc “tiền lệ” đối với các trường hợp sau. Trong khi đó, Dự thảo lại chưa có quy định xử lý trường hợp này. 

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Bộ Công an đề xuất phạt đến 18 tỷ đồng, 15 năm tù với tội phạm môi trường

(PLVN) - Bộ Công an đề xuất tăng mạnh mức phạt tù và tiền đối với các tội về môi trường tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội năm 2025. Trong đó, mức phạt cao nhất đối với hành vi xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường có thể lên tới 18 tỷ đồng và 12 năm tù, riêng tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người có thể bị phạt tới 15 năm tù.

Đọc thêm

Có phải làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập tỉnh?

Có phải làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập tỉnh?
(PLVN) - Bạn Đình Nam (Thái Bình) hỏi: Xin hỏi, sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp, người dân có bắt buộc phải chỉnh lý hoặc đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) không?

Cử tri kiến nghị có giải pháp chặn lừa đảo công nghệ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Cử tri tỉnh Đắk Lắk lo lắng về tình trạng tội phạm lừa đảo ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là dưới sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng, như: Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố người nước ngoài sử dụng sim rác gọi điện, nhắn tin cho vay nặng lãi, đòi nợ kiểu xã hội đen, giả danh cơ quan Nhà nước (Tòa án, Viện kiểm sát, Công an...) hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ công (ngân hàng, bảo hiểm, nhà mạng...) để lừa đảo, gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội. Cử tri đề nghị có giải pháp quyết liệt để giải quyết tình trạng này.

Sự việc một người bị phản ánh tự nhận luật sư và chiếm đoạt tài sản: Sở Tư pháp Hà Nội chuyển hồ sơ đến Công an Thành phố

Văn bản của Liên đoàn LS Việt Nam và Sở Tư pháp Hà Nội. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của bạn đọc PLVN về việc một cá nhân tự nhận là luật sư (LS), thông qua việc thỏa thuận chuyển nhượng nhà đất để chiếm đoạt tiền, Sở Tư pháp Hà Nội sau khi tiếp nhận nội dung tố giác và đối chiếu quy định, đã chuyển hồ sơ đến Công an TP Hà Nội.

Bàn về quy định 'tạm đình chỉ hình phạt tù' trong pháp luật hình sự

Luật sư Vi Văn Diện. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là quy định văn minh, nhân văn được ghi nhận khá sớm trong pháp luật hình sự nước ta. Qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện Bộ luật Hình sự (BLHS), quy định này cũng được quy định cụ thể, toàn diện hơn. Tuy nhiên, quy định này vẫn còn một số điểm vướng mắc gây ra tranh cãi và khó khăn khi áp dụng trên thực tế.

Bạn đọc phản ánh liên quan vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”: VKSND tỉnh Lạng Sơn cung cấp thông tin

Bạn đọc phản ánh liên quan vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”: VKSND tỉnh Lạng Sơn cung cấp thông tin
(PLVN) - Liên quan đến đơn phản ánh của ông Đồng Duy Hòa gửi Báo PLVN cho rằng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ án hình sự “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, mới đây, VKSND tỉnh đã thông tin về việc giải quyết đơn.

Có được thế chấp nhà xưởng trên đất thuê không?

Có được thế chấp nhà xưởng trên đất thuê không?
(PLVN) - Bạn Minh Khoa (Nghệ An) hỏi: Việc thế chấp tài sản là một hình thức phổ biến để huy động vốn trong kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người sử dụng đất thuê để làm nhà xưởng. Vậy xin hỏi, nhà xưởng trên đất thuê có thế chấp vay ngân hàng được không?

TP Hồ Chí Minh: Sơ thẩm vụ kiện đòi tiền lương Kpi

Trụ sở Cty Fosco. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 17/4, TAND quận 3 (TP HCM) mở phiên sơ thẩm “tranh chấp đòi tiền lương và yêu cầu bồi thường thiệt hại” giữa một nhân viên đã nghỉ hưu và Cty TNHH MTV Dịch vụ cơ quan nước ngoài (Fosco, đơn vị trực thuộc UBND TP).

Xử phạt hành vi nghe, gọi điện thoại khi dừng đèn đỏ

 Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) - Bạn Hữu Anh (Hà Nội) hỏi: Hiện nay, vẫn có một số người đi xe máy tranh thủ lúc dừng đèn đỏ để nghe, gọi điện thoại. Theo quy định mới, khi điều khiển xe máy vào lúc dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại không? Nếu không thì mức xử phạt thế nào?

Đề xuất bỏ án tử hình với một số tội danh: Bước tiến trong cải cách tư pháp

Trung tướng, PGS.TS Đồng Đại Lộc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Chính phủ đã xem xét một đề xuất quan trọng, mang tính lịch sử: Sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng bỏ hình phạt tử hình, thay bằng hình phạt tù chung thân không giảm án đối với 8 tội danh. Đây là một dấu mốc tiến bộ trong tư duy pháp lý, thể hiện rõ bản chất nhân đạo và văn minh trong chính sách hình sự của Việt Nam.

Thủ tục về việc xét tặng danh hiệu 'Bà mẹ Việt Nam anh hùng'

Thủ tục về việc xét tặng danh hiệu 'Bà mẹ Việt Nam anh hùng'
(PLVN) - Bộ Quốc phòng vừa có Quyết định 1589/QĐ-BQP công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng, trong đó có thủ tục xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".

Hành trình đáng khâm phục

Hành trình đáng khâm phục
(PLVN) - Hành trình tới công lý của nạn nhân trong vụ án này đã rất mất mát, tổn thương, nhưng kiên trì, bền gan và đúng quy định pháp luật. Nạn nhân trong vụ án từng là một thôn nữ nghèo miền Tây lên TP HCM cần mẫn nhiều năm mới tạo dựng nên thương hiệu...

Diễn biến sự việc công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa (Nam Định): Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu kiểm tra báo cáo trước 21/4/2025

Một phần công trình sai phạm của Cty Trường Thoa. (Ảnh trong bài: Quốc Khải)
(PLVN) - Liên quan đến công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào (thuộc địa bàn phường Năng Tĩnh, TP Nam Định) của Cty TNHH Trường Thoa đã bị xử phạt hành chính, phải tháo dỡ, khắc phục hậu quả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng, Sở NN&MT, UBND TP Nam Định kiểm tra, xác minh, báo cáo trước ngày 21/4/2025.