Dịch vụ cung cấp nước sạch: Thiếu khung pháp lý và quy hoạch ổn định

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Là dịch vụ công thiết yếu liên quan trực tiếp đến đời sống người dân nhưng cho đến nay, việc quản lý, cung cấp và khai thác nguồn nước được điều chỉnh bằng một nghị định được ban hành từ năm 2007.

“Lỡ hẹn” mục tiêu 95-100% người dân có nước sạch vào năm 2030

Tại Tọa đàm “Dịch vụ cung cấp nước sạch tại Việt Nam: Thị trường và các vấn đề chính sách” hôm qua - 26/4, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) đánh giá: “Việt Nam đang có nguy cơ lỡ hẹn với mục tiêu 95-100% người dân thành thị và 93-95% người dân nông thôn có nước sạch để dùng vào năm 2025. Đặc biệt, tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận nước máy rất hạn chế, mới chỉ đạt xấp xỉ 35% số hộ vào năm 2019”.

Trong tiến trình hướng đến mục tiêu mọi người bình đẳng trong tiếp cận nước sạch, Việt Nam đã tiến hành xã hội hóa, kêu gọi tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công thiết yếu này cho xã hội. Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, dù chủ thể thực hiện cung cấp dịch vụ công là Nhà nước, tư nhân hay các thiết chế xã hội dân sự, trách nhiệm đảm bảo cung cấp thực hiện dịch vụ là của Nhà nước. Và 3 nguyên tắc phải tuân thủ để thiết kế thị trường này là “tính liên tục, quyền tiếp cận bình đẳng của mọi người dân và giá cả phù hợp”. “Nghĩa là nếu chưa có nước sạch thì phải đảm bảo cho người dân có nước với giá cả phải chăng; và không để xảy ra tình trạng mất nước trong quá trình sử dụng dịch vụ” - chuyên gia này nhấn mạnh.

Tuy nhiên, soi chiếu với các nguyên tắc trên, cả về khả năng tiếp cận lẫn tính bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ nước sạch đều chưa đạt được mục tiêu mong muốn. Điều đó một phần do tiến trình xã hội hóa, xây dựng thị trường dịch vụ công nước sạch chưa thực sự hợp lý, hiệu quả.

“Tiến trình xã hội hóa dịch vụ công nước sạch đã không đi kèm với việc xây dựng một cấu trúc thị trường cung cấp dịch vụ nước sạch hợp lý; trong khi Nhà nước thiếu nguồn lực đầu tư thì đồng thời thị trường vẫn không thu hút hiệu quả đầu tư của tư nhân. DN tư nhân gặp rủi ro cao khi tham gia thị trường (về giá, về khối lượng nước được mua dưới công suất). DN nhà nước cũng khó khăn khi giá nước thấp, không đủ khả năng mở rộng diện tích cấp nước…” - Viện trưởng IPS Nguyễn Quang Đồng phân tích.

Đề xuất cần có Luật về cấp thoát nước

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) bất ngờ khi loại hàng hóa đặc biệt thiết yếu này chủ yếu do Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch quy định.

Thực tế cho thấy việc quản lý nước do các địa phương tự điều chỉnh nhưng nguồn khai thác nước từ các con sông chảy qua địa phận của nhiều tỉnh khác nhau, dẫn đến sự thiếu thống nhất trong quản lý khai thác tài nguyên nước. Vai trò của nhà đầu tư tư nhân và DN nhà nước chưa được quy định rõ khiến thị trường chưa có sự tổ chức mạch lạc; độ minh bạch và tính cạnh tranh thấp.

“Thị trường dịch vụ nước sạch còn nhiều vấn đề chưa hoàn chỉnh, từ khâu tổ chức đến khâu điều tiết, vận hành thị trường. Tương tự như ngành điện có Luật Điện lực, cần có một văn bản ở cấp độ luật để tạo lập khuôn khổ thống nhất, minh bạch cho thị trường nước sạch” - ông Cung đề xuất.

Viện trưởng IPS Nguyễn Quang Đồng đề xuất, cần có đánh giá toàn diện và thiết kế một hệ thống chính sách tổng thể để hoàn chỉnh thị trường kinh doanh nước sạch. Tiến trình này nên gắn liền với việc xây dựng Luật về cấp nước và xử lý nước mà Chính phủ đã yêu cầu và Bộ Xây dựng đang triển khai.

Ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chỉ ra một thực tế là hiện nay có đến 6 bộ quản lý việc cấp thoát nước và cho rằng Chính phủ nên sớm đề xuất để Quốc hội xem xét Luật về cấp thoát nước.

Đồng ý với các ý kiến cho rằng thu hút đầu tư tư nhân là cần thiết để mở rộng nguồn cung nước sạch, bảo đảm được quyền tiếp cận nước cho người dân. Tuy nhiên, theo ông Huân, để tư nhân tham gia, các khuôn khổ, quy định cho thị trường cần được hoàn thiện thêm. Cùng với đó, cơ chế, chính sách cần được quản lý đồng bộ, hiệu quả từ cấp Trung ương đến cấp địa phương và phải được giám sát thực thi hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.