Dịch COVID-19 sáng 17/3: EU sẽ nhận được 200 triệu liều vaccine của Pfizer trong quý II, Người nước ngoài nhập cảnh Lào phải mua bảo hiểm COVID-19

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 00 giờ ngày 17/3 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 121.015.515 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.676.186 ca tử vong, số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 97.597.214 người.

Malaysia: Ca nhiễm mới thấp nhất trong 4 tháng

Ngày 16/3, Malaysia ghi nhận 1.063 ca nhiễm mới, mức thấp nhất trong 4 tháng qua và là ngày thứ 10 liên tiếp ở mức dưới 2.000 ca/ngày .

Ca nhiễm mới tại Malaysia lần đầu vượt qua ngưỡng 1.000 ca/ngày là vào 24/10/2020, tức hơn 5 tháng trước. Kỷ lục ca nhiễm mới cao nhất là 5.728 ca vào ngày 30/1/2021.

Malaysia đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng COVID-19 hàng loạt từ ngày 24/2, với trên 300.000 liều vaccine đã được tiêm.

Lào: Người nước ngoài nhập cảnh phải mua bảo hiểm COVID-19

Truyền thông Lào ngày 16/3 đưa tin, Ban Chỉ đạo quốc gia Lào về phòng chống và kiểm soát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mới đây đã ra thông báo nêu rõ các công dân nước ngoài khi nhập cảnh vào Lào sẽ phải mua bảo hiểm COVID-19 và đeo thiết bị theo dõi sức khỏe.

Theo đó, thiết bị theo dõi y tế có giá thuê 6 USD/ ngày. Bên cạnh việc tích hợp GPS để xác định vị trí người đeo, thiết bị còn có các chức năng như đo thân nhiệt, nhịp tim, nút bấm yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp và sẽ tự động gửi cảnh báo nếu phát hiện thấy thân nhiệt bất thường của người đeo. 

Hiện bảo hiểm COVID-19, đang được bán thí điểm tại sân bay quốc tế Wattay, thủ đô Viêng Chăn, có giá 100 USD cho 21 ngày, 150 USD trong 45 ngày và 250 USD cho 60 ngày, áp dụng đối với người từ 1-90 tuổi. Người mua bảo hiểm có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 sẽ được chi trả từ 10.000-20.000 USD. Ngoài việc phải mua bảo hiểm và đeo thiết bị theo dõi sức khỏe, người nhập cảnh vẫn phải chấp hành quy định cách ly bắt buộc trong 14 ngày

EU sẽ nhận được 200 triệu liều vaccine của Pfizer trong quý II

Ngày 16/3, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhận được tổng cộng hơn 200 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng Pfizer/BioNTech sản xuất trong quý II năm nay. Con số trên bao gồm 10 triệu liều, đáng lẽ sẽ được bàn giao vào quý III và quý IV theo kế hoạch ban đầu.

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen khẳng định đây là thông tin tích cực, giúp các nước thành viên chủ động phân phối vaccine và có khả năng thu hẹp khoảng cách giữa đợt giao hàng.

Vaccine ngừa COVID-19 do Pfizer/ BioNTech phát triển trong một thời gian ngắn kỷ lục và đã được đưa vào sản xuất ngay sau khi được EU cấp phép vào cuối tháng 12/2020. Tuy nhiên, ngày 15/1 vừa qua, Pfizer cho biết việc vận chuyển vaccine sẽ bị trì hoãn trong vòng 3 - 4 tuần  do tiến độ sản xuất tại nhà máy chính của hãng ở Bỉ. Sau đó, Pfizer và BioNTech thông báo sẽ rút ngắn thời gian chậm giao hàng xuống còn 1 tuần.

Việc trì hoãn này đã gây quan ngại cho các nước châu Âu, trong bối cảnh nhiều nước EU chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, Chủ tịch EC khẳng định sau giai đoạn trục trặc ban đầu, các công ty BioNTech và Pfizer đã có quy trình sản xuất ổn định.

Bà von der Leyen cũng bày tỏ kỳ vọng EU có thể nhận được 100 triệu liều mỗi tháng từ tháng 4 tới, với tổng cộng khoảng 300 triệu liều vào cuối tháng 6, khi năng lực sản xuất của các công ty được nâng cao cũng như việc có thêm vaccine được EU cấp phép sử dụng.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.