Đi khám sức khỏe định kỳ, bất ngờ nhập viện điều trị vì phát hiện khối u

Khám sức khỏe định kỳ là cách phát hiện chính xác bệnh ngay khi không có triệu chứng. (Ảnh minh họa)
Khám sức khỏe định kỳ là cách phát hiện chính xác bệnh ngay khi không có triệu chứng. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo lịch khám sức khỏe định kỳ, bệnh nhân N.T.N (nữ, 64 tuổi, Hà Nội) đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám đã bất ngờ với chẩn đoán ung thư phổi nên phải nhanh chóng nhập viện điều trị gấp.

Phát hiện khối u khi không có triệu chứng

Bệnh nhân N.T.N đến khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khi cơ thể không có dấu hiệu bất thường nào.

Được bác sĩ chỉ định làm các chỉ số xét nghiệm kiểm tra đường máu, mỡ máu, khám phụ khoa, cùng các marker ung thư vú, dạ dày, đại trực tràng, điện tim và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực liều thấp để tầm soát các khối u ở phổi. 

So với độ tuổi thì các chỉ số xét nghiệm của bệnh nhân N đều nằm trong ngưỡng cho phép, tuy nhiên, trên phim chụp cắt lớp vi tính phát hiện một khối u nhỏ chỉ 7mm trong phổi - nghi ngờ có nhiều đặc điểm ác tính. Bệnh nhân đã được sinh thiết và kết quả là ung thư phổi giai đoạn đầu.

Rất may cho bệnh nhân là đã phát hiện sớm, chưa có dấu hiệu di căn sang các cơ quan nên tiên lượng điều trị khỏi và kéo dài sự sống trên 5 năm là rất cao. Trước kết quả khẳng định đó, bệnh nhân được làm thủ tục chuyển viện nhanh chóng sang đơn vị liên kết là Bệnh viện Phổi Hà Nội để được điều trị kịp thời.

BSCKI. Vũ Thanh Tuấn, Chuyên khoa Hô hấp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: Ung thư phổi có những dấu hiệu sớm gồm mệt mỏi, ho, đau ngực âm ỉ... do đó nếu xuất hiện dấu hiệu này cần đi khám ngay để phát hiện kịp thời.

Nếu xuất hiện các triệu chứng điển hình như ho nhiều, ho ra máu, đau ngực nhiều, khó thở, sụt cân, đau nhức xương (di căn xương), nhức đầu kèm nôn ói (di căn não)... lúc này mới đi khám thì thường đã ở giai đoạn quá trễ.

Với trường hợp bệnh nhân N, trong lần tình cờ đi khám sức khỏe định kỳ, vô tình kiểm tra và may mắn phát hiện bệnh sớm khi cơ thể hoàn toàn không có biểu hiện bất thường nào. Vì vậy, để tránh bỏ sót bệnh, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ, nhất là người hút nhiều thuốc lá, làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, gia đình có người bị ung thư phổi và độ tuổi trên 55.

Ung thư phổi - Bệnh cần thăm khám thế nào để không bỏ sót?

 Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Bệnh không có dấu hiệu điển hình, thường khi di căn hoặc xâm lấn đến các cơ quan khác thì người bệnh mới thấy xuất hiện triệu chứng nên khi đi khám đa số phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, hiệu quả điều trị thấp.

 BS Tuấn cho biết: Để chẩn đoán bệnh ung thư phổi, ngoài khám lâm sàng tỉ mỉ, với các bệnh nhân đã biết rõ hoặc nghi ngờ ung thư phổi có biểu hiện tại chỗ hoặc di căn xa thì việc chẩn đoán dễ dàng hơn thông qua các kỹ thuật hiện đại. Tuy nhiên, với những trường hợp dấu hiệu không điển hình thì việc thăm khám, nhận định ban đầu của bác sĩ có ý nghĩa rất quan trọng để đưa ra các chỉ định xét nghiệm và thăm dò phù hợp, nhằm tìm chính xác căn nguyên bệnh.

Máy chụp CT 128 dãy đang được thực hiện hàng ngày tại MEDLATEC.
 Máy chụp CT 128 dãy đang được thực hiện hàng ngày tại MEDLATEC.

 Thông thường, để chẩn đoán có mắc bệnh ung thư phổi hay không, cần sử dụng các phương pháp sau:

- Khám lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra lồng ngực, nghe phổi và kiểm tra hạch ngoại vi vùng cổ, nách, bẹn... các hội chứng cận u hay các biểu hiện toàn thân kín đáo.

- Chụp X-quang lồng ngực hoặc có điều kiện có thể chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để tầm soát, xác định vị trí, kích thước và mức độ phát triển của khối.

- Soi phế quản: Là một phương pháp thăm dò quan trọng hỗ trợ chẩn đoán các trường hợp nghi ngờ ung thư phổi, đặc biệt các tổn thương ở vùng trung tâm của phổi. Có thể tiến hành sinh thiết tổn thương trong quá trình soi phế quản.

- Ngoài ra, dựa theo tình hình cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp thăm dò chẩn đoán khác như chọc dịch màng phổi nếu có tràn dịch màng phổi, sinh thiết xuyên thành ngực trong trường hợp khối u nằm ở ngoại vi mà ống soi phế quản không thể vươn tới, sinh thiết màng phổi,...

Ung thư phổi là bệnh dễ di căn. Tỷ lệ sống còn 5 năm đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối là dưới 10%. Nhưng khi ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn sớm, có nhiều khả năng bệnh nhân sẽ được điều trị thành công. Vì vậy, để có chất lượng cuộc sống khỏe, phát hiện sớm bệnh có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.

Ưu đãi 30% phí chụp CT ngực phổi tại MEDLATEC

Theo hướng dẫn từ Hiệp hội Ung thư Mỹ, nên chụp CT phổi liều thấp hàng năm cho các đối tượng từ 55-74 tuổi, hút thuốc trên 30 bao mỗi năm hoặc đang hút thuốc hay đã ngưng thuốc trong vòng 15 năm trở lại.

CT-scanner là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, giúp đánh giá toàn diện gồm chẩn đoán bệnh có liên quan trực tiếp tới phổi như viêm, dị vật, lao phổi… tới việc xác định vị trí khối u ngay khi có kích thước nhỏ từ 1mm. Ngoài ra, còn có giá trị theo dõi bệnh nhân đang điều trị.

Kỹ thuật này an toàn do khả năng quét liên tục 30 giây hoặc dài hơn như thế, giúp loại trừ những thay đổi giải phẫu giữa hai lần nhịn thở của bệnh nhân. Cho phép tạo ảnh có độ phân giải tổ chức cao hơn nhiều so với phim X-quang quy ước, đồng thời vẫn đảm bảo độ phân giải không gian cần thiết cho chẩn đoán nên rất an toàn cho người bệnh.

Hình ảnh khối u phổi được phát hiện bằng chụp CT 128 dãy tại MEDLATEC.
 Hình ảnh khối u phổi được phát hiện bằng chụp CT 128 dãy tại MEDLATEC.

Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu kiểm tra, tầm soát sức khỏe của bệnh nhân, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong số ít bệnh viện ngoài công lập đầu tư máy chụp CT 128 dãy của Đức hiện đại. 

Trong chuỗi chương trình “Vì sức khỏe cộng đồng” và tri ân thầy cô giáo, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức ưu đãi đặc biệt - Miễn phí khám các bệnh lý về hô hấp và giảm 30% phí chụp CT ngực phổi, diễn ra từ ngày 10 - 30/11/2020, tại 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.

Đến MEDLATEC, khách hàng hoàn toàn an tâm bởi được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm luôn tận tâm, tận tụy vì người bệnh trực tiếp thăm và điều trị, gồm: PGS.TS Hoàng Thị Phượng - Chuyên gia Nội Hô hấp, nguyên Trưởng Khoa Lao và Bệnh phổi - Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm bộ môn Nội khoa Y Dược, Trường Đại học Y - Đại học Quốc gia Hà Nội với trên 30 năm kinh nghiệm; PGS.TS Đoàn Hữu Nghị - Chuyên gia Ung bướu, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện E với trên 40 năm kinh nghiệm; BSCKI. Vũ Thanh Tuấn, BSCKI. Lê Thị Hoài Thanh - Chuyên khoa Hô hấp; ThS.BS Đỗ Đức Linh - Chuyên gia Chẩn đoán hình ảnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với 15 năm kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, với việc đáp ứng trọn bộ, chính xác xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu: Maker ung thư phổi (NSE, Cyfra 21-1, CEA), đặc biệt là những xét nghiệm chuyên sâu NTM/MTB Realtime PCR, GeneXpert; vì vậy, mọi nhu cầu khám, tầm soát và điều trị của bệnh nhân/khách hàng đều được giải quyết hiệu quả.

Vì chất lượng sống khỏe, MEDLATEC sẵn sàng đồng hành chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài: 1900 56 56 56.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.