Dệt may Việt Nam đã… “đến hồi thái lai”

Dệt may Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn.
Dệt may Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn.
(PLVN) - Một năm đầy khó khăn với ngành dệt may chuẩn bị qua đi. Đơn hàng đã quay trở lại. Năm 2021 với các Hiệp định thương mại cực kỳ thuận lợi hứa hẹn một kết quả khả quan cho ngành dệt may - một kết quả mà ngành đã bỏ lỡ trong năm 2020 do dịch Covid-19.

Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu giảm sau 25 năm…

Báo cáo của Bộ Công Thương về tình hình công nghiệp thương mại cho thấy, trong 11 tháng của năm 2020, kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng dệt và may mặc ước đạt 26,73 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ. Dự báo tổng trị giá XK cả năm của ngành dệt may (DM) sẽ đạt khoảng 33,5-34 tỷ USD (cao hơn dự báo trước đó là chỉ đạt 30-31 tỷ USD). Nhưng tính chung cả năm 2020, kim ngạch XK sẽ giảm khoảng 14-15% so năm 2019.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn DM Việt Nam (Vinatex) cho biết, đây là lần đầu tiên kim ngạch XK của ngành DM giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục. Tuy nhiên, mức giảm của DM Việt Nam không lớn như các quốc gia khác, đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu DM thế giới giảm 25% và các quốc gia cạnh tranh được hỗ trợ bởi đồng tiền của các quốc gia này giảm giá so với đồng USD, trong khi đồng Việt Nam giữ giá so với đồng USD khiến hàng DM XK của Việt Nam đắt hơn so với các quốc gia.

Đại diện Bộ Công Thương cũng đánh giá, dù lần đầu tiên kim ngạch XK DM giảm nhưng với việc khống chế dịch bệnh hiệu quả cùng với việc các doanh nghiệp (DN) trong ngành đã nhanh chóng tiến hành triển khai thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh như chuyển từ mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... sang đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) nên mức giảm của DM Việt Nam không lớn như các quốc gia khác. 

Đáng chú ý, dù trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Vinatex vẫn đảm bảo duy trì việc làm cho toàn hệ thống, không có người lao động nào phải nghỉ việc vì không có việc làm. Thu nhập bình quân dự kiến năm 2020 là 7,95 triệu đồng/người/tháng.  Ông Trường cho rằng, để đạt được kết quả này, các DN trong Tập đoàn đã linh hoạt triển khai trong công tác tổ chức sản xuất, sẵn sàng tiếp nhận các đơn hàng có giá trị gia tăng thấp, tập trung nghiên cứu và phát triển nhanh các đơn hàng mới phục vụ chống dịch. 

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội DM Việt Nam cho biết thêm, dù kim ngạch XK sang các thị trường đều giảm, tuy nhiên, thị phần DM của Việt Nam cũng có những thay đổi. Việt Nam là nước XK DM đứng thứ 2 sang Hoa Kỳ (chiếm 11,8% thị phần), đứng thứ 6 sang Châu Âu, đứng thứ 2 sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành nước XK lớn nhất sang Trung Quốc với thị phần 19,1%. 

Nhiều kỳ vọng cao vào năm 2021

Một năm khó khăn với DM chuẩn bị qua đi. Ngay từ thời điểm này, theo ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng giám đốc Vinatex, hiện các đơn hàng đang dần trở lại đối với ngành may, thị trường sợi đang ấm dần lên, các DN sợi bắt đầu có lãi trên từng kg sợi bán ra, bước đầu vượt qua được giai đoạn cực kỳ khó khăn của năm 2020. Do đó, năm 2021 Vinatex phấn đấu kết quả SXKD sẽ bằng với kết quả SXKD năm 2019. 

Có thể nói, ngành DM Việt Nam chuẩn bị đón năm 2021 với nhiều hy vọng vào sự đột phá khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA), một hiệp định mà các DN DM rất kỳ vọng đã chính thức có hiệu lực. Chưa hết, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với 30% dân số toàn cầu cũng đã được ký kết, có thể được thực thi trong khoảng giữa năm 2021 cũng sẽ trở thành một hiệp định mang lại động lực lớn cho DN DM. 

Ông Giang đánh giá, RCEP sẽ mang tới nhiều cơ hội cho DM Việt Nam. Đặc biệt, khác với các hiệp định khác, ở RCEP quy tắc xuất xứ lại là một “điểm cộng” tương đối dễ dàng cho DN Việt Nam. Ngành DM Việt Nam kỳ vọng RCEP sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam có một thị trường rộng mở hơn ở Trung Quốc, khi quốc gia này bắt đầu nhập khẩu sản phẩm DM của Việt Nam.

“Nhật Bản cũng là một thị trường tiềm năng trong RCEP. Trước đó, hàng may mặc vào thị trường này buộc phải chứng minh được nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ từ ASEAN, Nhật Bản mới được hưởng ưu đãi. Trong khi Việt Nam nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu trong ngành này từ Trung Quốc thì với RCEP, hàng may mặc Việt Nam được sản xuất từ nguyên phụ liệu Trung Quốc cũng được hưởng ưu đãi về thuế quan khi XK sang thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, RCEP tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong ngành DM dễ dàng khai thác lợi ích của các hiệp định đã có và thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực” - ông Giang phân tích.

Tuy thế, ông Giang vẫn lưu ý, trong thời gian tới, ngành DM cần chú trọng hơn đến phát triển thị trường nội địa để bảo đảm bền vững hơn cho SXKD dài hạn. Đồng thời, ngành cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng, phát triển công nghiệp phụ trợ. Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị DN trong tình hình mới, tăng cường chuyển đổi số trong quản lý, vận hành DN; Tiếp tục tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, phát triển, mở rộng ngành sản xuất nguyên liệu, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng, chủ động hơn trong chuỗi cung ứng.

Đọc thêm

Kinh doanh đặt cược: Cần có quy định mới trên tinh thần đổi mới

Một trường đua chó từng hoạt động ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (Ảnh: VNE)
(PLVN) - Sau hơn 7 năm triển khai Nghị định 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế, đến nay mới chỉ có một nhà đầu tư kinh doanh đặt cược đua chó được cấp phép. Có quá nhiều vướng mắc liên quan đến pháp lý xung quanh vấn đề đang được xã hội quan tâm này.

Tương lai của hệ sinh thái Ngân hàng mở

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (Fintech) và sự xuất hiện của các nền tảng công nghệ số, hệ sinh thái ngân hàng mở (Open Banking) đã trở thành một trong những xu hướng quan trọng nhất của ngành tài chính hiện nay.

Nỗ lực giảm chi phí logistics

Thuế vận chuyển và kho bãi là 2 phương thức được nhiều DN áp dụng để giảm chi phí logistics. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Chi phí logistics Việt Nam được nhận diện cao gần gấp đôi chi phí bình quân của thế giới, có giai đoạn chiếm đến 20% GDP (trung bình trên thế giới là 10,6%). Do đó, tối ưu hóa quy trình logistics là một trong những giải pháp quan trọng để giảm chi phí, từ đó giúp hàng hóa Việt Nam tăng thêm sức cạnh tranh trên toàn cầu.

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Nguồn năng lượng mới, kỳ vọng mới

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững Kỳ 3: Đưa quan hệ đối tác phát triển thực chất, đi vào chiều sâu

Một hội thảo chuyên đề của ngành Hải quan lấy ý kiến doanh nghiệp. (Ảnh: TH)
(PLVN) -   Để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế, trong thời gian tới, công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan cần phải được tiến hành cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 2: Cần khắc phục một số tồn tại, hạn chế

Cơ quan Hải quan và doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác. (Ảnh: Châu Long)
(PLVN) -  Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp thì cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục để đưa công tác này gặt hái thêm nhiều thành quả hơn nữa.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 1: Được thực hiện toàn diện, xuyên suốt

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn thường niên Hải quan - Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” hồi tháng 9/2024. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Công tác phát triển quan hệ đối tác được thực hiện ở cả 3 cấp Tổng cục, Cục, Chi cục; trong đó tại cấp Tổng cục, hoạt động đối tác tập trung vào các vấn đề về chính sách, phương thức quản lý; tại cấp Cục hoạt động đối tác gắn với các vấn đề tổ chức thực thi; tại cấp Chi cục, các hoạt động đối tác gắn với các hoạt động thường xuyên hàng ngày của đơn vị. Việc thực hiện gồm 4 nhóm giải pháp lớn: thông tin, tham vấn, tham gia, hợp tác.