Bến xe Miền Đông hiện có khoảng 135 người sống bằng nghề bán hàng rong trong bến.
Tình trạng những người bán hàng rong trong các bến xe thường xuyên chèo kéo, ép buộc hành khách phải mua nước, bánh kẹo với giá cắt cổ, không bảo đảm vệ sinh vẫn còn diễn ra hằng ngày mặc dù các bến xe đang xây dựng bến xe “An toàn – Văn minh”.
Bà Nguyễn Thị Thanh Dung, Phó Giám đốc Bến xe Miền Đông, cho biết nhiều lần lãnh đạo bến có ý định dẹp hàng rong nhưng do gặp nhiều khó khăn nên những bất cập về quản lý hàng rong cứ diễn ra hằng ngày: Người bán lợi dụng việc hướng dẫn xe cho khách rồi buộc khách phải mua hàng của họ với giá cắt cổ, chưa nói hàng không bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Thậm chí khi hành khách không mua thì bị chửi rủa.
Tình trạng những người bán hàng rong trong các bến xe thường xuyên chèo kéo, ép buộc hành khách phải mua nước, bánh kẹo với giá cắt cổ, không bảo đảm vệ sinh vẫn còn diễn ra hằng ngày mặc dù các bến xe đang xây dựng bến xe “An toàn – Văn minh”.
Bà Nguyễn Thị Thanh Dung, Phó Giám đốc Bến xe Miền Đông, cho biết nhiều lần lãnh đạo bến có ý định dẹp hàng rong nhưng do gặp nhiều khó khăn nên những bất cập về quản lý hàng rong cứ diễn ra hằng ngày: Người bán lợi dụng việc hướng dẫn xe cho khách rồi buộc khách phải mua hàng của họ với giá cắt cổ, chưa nói hàng không bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Thậm chí khi hành khách không mua thì bị chửi rủa.
Người bán hàng rong trong bến xe sắp tới sẽ bị quản lý chặt |
Theo thống kê của Bến xe Miền Đông, hiện có khoảng 135 người sống bằng nghề bán hàng rong trong bến, trong đó hơn 90% là phụ nữ, nhiều người bán hơn 20 năm. Trước đây, để dễ quản lý, bến xe yêu cầu lực lượng này phải mặc đồng phục, đeo bảng tên, tuy nhiên một số người không đăng ký hoạt động đã trà trộn vào, o ép, bắt chẹt hành khách. Trước thực tế này, bà Dung cho biết: “Trước khi dẹp hàng rong, bến xe sẽ đưa ra lộ trình 1 năm để người bán chuẩn bị. Khi buộc hàng rong ngưng hoạt động, chúng tôi sẽ trích từ quỹ phúc lợi của công ty hỗ trợ từ 1,5 - 2 triệu đồng/người để họ chuyển nghề. Ngoài ra, một phương án khác là bến xe sẽ xây dựng một khu vực dành cho người buôn bán phục vụ hành khách để dễ quản lý!”. Riêng Bến xe Miền Tây vẫn chấp nhận tồn tại lực lượng hàng rong bởi theo ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Phòng Kinh doanh, thực tế hành khách vẫn có nhu cầu mua hàng rong, nếu phải dẹp lực lượng này, bến xe phải xây dựng nhà chờ, căng-tin để phục vụ, tuy nhiên phương án này chưa thực hiện được. Trước mắt, Bến xe Miền Tây sẽ siết chặt quản lý bằng cách thiết lập tổ, nhóm quản lý hàng rong, đồng thời hằng tháng tổ chức họp chấn chỉnh kịp thời các hành vi chèo kéo, o ép khách. Ai vi phạm sẽ bị cắt thẻ nhân viên tại bến xe.
Theo Thu Hồng
NLĐ