Dẻo thơm xôi làng Phú Thượng

Mẻ xôi thơm ngon của làng Phú Thượng trở thành món ăn yêu thích của người dân Hà thành. (Nguồn: NVCC)
Mẻ xôi thơm ngon của làng Phú Thượng trở thành món ăn yêu thích của người dân Hà thành. (Nguồn: NVCC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nép mình gần triền đê sông Hồng, làng Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) bao năm nay vẫn thổi lửa truyền đời món xôi thơm ngon, dẻo mịn. Từ những con ngõ nhỏ, xôi làng Phú Thượng mang “tiếng thơm” đi khắp mọi nơi ở Hà Thành, trở thành một thức quà được nhiều người sành ăn yêu mến.

“Giữ lửa” truyền thống

Làng Phú Thượng hay còn có tên gọi là làng Phú Gia, trước đây được biết đến với cái tên làng Gạ. Ngôi làng tọa lạc gần sông Hồng, với truyền thống hàng trăm năm làm xôi. Phải nói rằng không có nơi đâu làm xôi ngon bằng làng Phú Thượng, hạt xôi dẻo, căng, hương thơm nồng đượm.

Chỉ cần thực khách lai rai một buổi chiều men theo triền đê sông Hồng, rẽ vào địa phận Phú Thượng trên đường An Dương Vương, Tây Hồ, khoảng chiều tối nhập nhoạng có thể thấy những ngôi nhà sáng đèn, mùi thơm của xôi mới nấu vấn vít trên các nóc nhà. Tiếng xoong nồi leng keng, những bàn tay thoăn thoắt lấy những mẻ xôi ấm nóng đặt lên các chiếc rổ lớn.

Người làng Phú Thượng cũng giống như những thúng xôi ấm áp, ngọt lành thân thiện và niềm nở. Họ rất tự hào về nghề truyền thống của ông cha để lại, nghề chỉ được những người mẹ, người bà sẽ truyền dạy cho con gái, con dâu. Đối với người ngoài, dù có trả bao nhiêu tiền để xin học nghề họ cũng khéo léo từ chối. Theo dòng chảy của thời gian, làng nghề làm xôi Phú Thượng ngày càng được nhiều thanh, thiếu niên cả nam lẫn nữ lựa chọn học nghề.

Chị Nguyễn Huyền Trang (30 tuổi, ngõ 373 An Dương Vương), có hơn 10 năm nấu xôi cho biết, hiện nay ngày càng có nhiều người trẻ trong làng theo nghề làm xôi. Thời xưa phần lớn chỉ có phụ nữ bán xôi, tuy nhiên, bây giờ các nam thanh niên trong làng cũng dành tình yêu cho nghề truyền thống của gia đình, có rất nhiều người đàn ông sáng sáng chở theo thúng mẹt cùng vợ, cùng mẹ đi bán xôi ở khắp các ngõ ngách, khu chợ tại Hà Nội.

Gia đình chị Trang tính tới nay đã truyền nghề qua bốn đời. Chị Trang là con dâu trong nhà, trên chị có mẹ chồng, bà nội, cụ nội (đã mất) đều làm nghề bán xôi. Mỗi người có khoảng ba mươi, bốn mươi năm kinh nghiệm trong nghề. Chị Trang là người trẻ nhất trong gia đình vẫn “giữ lửa” truyền thống. Với nhu cầu ăn xôi ngày càng nhiều của người dân, hiện tại, cả nhà chị đều làm xôi. Chị cho biết: “Tôi và mẹ chồng là người nấu xôi, bán xôi. Ở nhà chồng tôi sẽ giúp tôi dỡ xôi, làm các công việc nặng nhọc, mỗi buổi sáng bố chồng sẽ ở nhà tự tay phi hành, làm ruốc, vừng lạc...”.

Bà Xíu và chị Huyền Trang cũng như nhiều người dân Phú Thượng luôn tự hào và mong muốn món xôi thơm ngon sẽ vươn xa. (Ảnh: PV)

Bà Xíu và chị Huyền Trang cũng như nhiều người dân Phú Thượng luôn tự hào và mong muốn món xôi thơm ngon sẽ vươn xa. (Ảnh: PV)

Đi qua nhà chị Trang, chếch theo những con ngõ nhỏ rợp bóng cây ở làng Phú Thượng, ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Nhẫn (62 tuổi, ngõ 353 An Dương Vương) lúc nào cũng tấp nập người ra vào. Từ đầu đường, mùi thơm của vò xôi chín, hạt ngô nếp đã vấn vít mời gọi bước chân người qua đường ghé vào.

Gia đình bà Nhẫn cũng giống như chị Trang đều có truyền thống làm xôi lâu đời. Bà đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề làm xôi, bà bắt đầu học nghề từ mẹ mình vào năm 18 tuổi. Đến nay, bà Nhẫn đã có tuổi và truyền dạy nghề lại cho hai người con trong gia đình. Mỗi ngày, gia đình bà sản xuất khoảng 70kg xôi, đủ các loại từ những xôi truyền thống, thông dụng như xôi xéo, xôi ngô, xôi đỗ, xôi lạc,... cho đến các loại xôi ngọt như xôi vò, xôi dừa, xôi cốm,...

Bà Nhẫn cho biết, nguyên liệu làm ra được những mẻ xôi thơm ngon, dẻo mềm phải chọn lọc thật kỹ, thông thường, người làng Phú Thượng sẽ sử dụng gạo nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung. Nếp nhung có nhiều loại, loại ngon, loại dở, đối với người làm xôi truyền thống, họ đều có kinh nghiệm phân biệt, lựa chọn được nguyên liệu ưng ý nhất. Bà chia sẻ: “Chúng tôi chỉ cần nhìn hạt nếp là có thể phân biệt được, đây là một kỹ năng cơ bản, đơn giản nhất mà ai theo nghề cũng đã được học từ xưa”.

Hương xôi lan tỏa khắp các ngõ ngách ở Hà Nội

Chị Huyền Trang tâm sự, nghề làm xôi không khó, nhưng vất vả nhất là phải dậy từ lúc 3 giờ sáng, thổi lại xôi, chuẩn bị thúng mẹt, đồ đạc để kịp giờ bán. Mùa đông cũng như hè, không ngại gió rét, nóng nực họ đều thức dậy đúng giờ, không chậm trễ.

Có lẽ, vì vậy mà tới làng Phú Thượng lúc ông trăng còn chưa khuất bóng, đã thấy những ngôi nhà sáng đèn, tiếng ríu rít, thì thầm của các gia đình làm xôi. Hương xôi thơm nồng nàn từ đầu ngõ đến cuối ngõ. Khoảng độ bốn rưỡi, năm giờ sáng, những chiếc xe máy chở các thúng xôi nóng ấm sẽ tỏa đi khắp các ngõ ngách ở Hà Nội đem hương vị xôi Phú Thượng đến với từng vị khách.

Ở làng Phú Thượng có đến cả trăm hộ gia đình làm xôi, mỗi nhà mỗi hương vị, cách chế biến riêng biệt khác nhau. Mỗi người sẽ bán xôi ở một địa điểm khác nhau. Nhà bà Nguyễn Thị Nhẫn thường mang xôi ra những khu chợ lân cận gần phố Bạch Đằng để bán. Nhờ hương vị xôi thơm ngon, bà được một khách sạn 5 sao ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đặt hàng, mỗi ngày lên đến hàng trăm suất. Bà Nhẫn tâm sự: “Khách của tôi có cả người Việt Nam, cả người nước ngoài, rất nhiều thực khách ở các nước châu Âu, châu Mỹ mê đắm hương vị xôi Phú Thượng mà tìm đến đặt mua”.

Đến với nhà chị Huyền Trang, từ bà nội (bên nhà chồng) đến mẹ chồng, ngay cả chị mỗi người đều bán xôi ở một địa điểm khác nhau. Bà Nguyễn Thị Xíu (81 tuổi, bà nội bên chồng của chị Trang) cho biết, bà đã có gần 30 năm theo nghề làm xôi trước khi “nghỉ hưu”. Hồi còn trẻ bà bán xôi ở trên phố cổ, có rất nhiều người yêu thích xôi của bà đã lặn lội từ xa đến để mua cho bằng được một nắm về ăn sáng. Bà tủm tỉm nói: “Trước đây, người dân chỉ đi bộ, không có xe, vậy mà xôi của tôi từng được những người ở trên tận phố Huế đi cả chặng đường dài để mua xôi về ăn”.

Còn chị Huyền Trang đang bán xôi ở mạn Cầu Giấy, gánh xôi của chị mỗi sáng trở thành món ăn không thể thiếu của rất nhiều thực khách. Có những khách quen đã đi xe cả chục cây số chỉ để mua xôi của chị. Chị Trang vui vẻ chia sẻ: “Không chỉ ở Hà Nội, xôi Phú Thượng còn nức tiếng với người dân ở mọi miền Tổ quốc. Tôi có một vị khách người Quảng Ninh chuyên làm nghề lái xe du lịch đưa đón khách. Chỉ cần du khách đến Hà Nội, ông sẽ lái xe chở đến tận gánh bán xôi của tôi để mọi người thưởng thức hương vị xôi Phú Thượng gia truyền”.

Gánh xôi thơm ngon của làng nghề Phú Thượng được nhiều thế hệ gìn giữ. (Ảnh gia đình chị Huyền Trang - nguồn: NVCC)

Gánh xôi thơm ngon của làng nghề Phú Thượng được nhiều thế hệ gìn giữ. (Ảnh gia đình chị Huyền Trang - nguồn: NVCC)

Một ngày bán xôi của người dân làng Phú Thượng kết thúc vào những lúc khác nhau. Những hôm rằm, mùng một đắt hàng, bán chạy, chỉ đến 8 giờ sáng, gánh xôi của họ đã hết sạch hàng, người bán thu gom đồ để về nhà. Với những ngày thưa khách hơn, khoảng 10 giờ đến 11 giờ, họ sẽ trở về nhà chuẩn bị đồ xôi cho ngày mai.

Buổi chiều là thời điểm quan trọng nhất, những người thợ làm xôi, sau khi nghỉ ngơi sẽ bắt tay vào vo gạo, thổi xôi, chuẩn bị trước cho sáng sớm ngày hôm sau chỉ cần đồ lại là đi bán được. Đây là thời điểm quyết định chất lượng của mẻ xôi, với người làm nghề lâu năm ở Phú Thượng, họ cho biết bí quyết nằm ở nhiệt độ đun củi lửa, nguyên liệu, số lần đồ để ra mẻ xôi thơm ngon.

Hy vọng vào sự phát triển vững bền của làng nghề

Phải nói rằng người làng Phú Thượng luôn bám trụ với nghề gia truyền của ông cha. Bà Nguyễn Thị Xíu chia sẻ, trước đây, nghề làm xôi rất vất vả, chỉ dành cho những người lao động chân tay. Bà nói: “Vài chục năm trước, mọi người thích ăn phở, ăn bún cho sang miệng, có những lúc gánh xôi ế ẩm chẳng ai mua. Nhiều năm gần đây, mọi người bắt đầu quay trở lại với món ăn truyền thống. Nắm xôi ấm áp, no bụng dần được yêu thích trở lại”.

Quả thật vậy, khoảng những năm 2000 trở về trước, người theo nghề bán xôi ở làng Phú Thượng không nhiều. Vì làm xôi phải thức khuya, dậy sớm, đạp xe buôn bán hàng cây số chỉ thu lại vài đồng bạc lẻ. Ngay cả việc nấu xôi rất vất vả khi người thợ phải dùng bếp củi, thay vì bếp điện hiện đại như bây giờ. Phần lớn người làm xôi đều chọn “nghỉ hưu” sớm do căn bệnh đau lưng vì cúi nhiều, như bà Nguyễn Thị Xíu đã nghỉ làm nghề từ hàng chục năm nay. Bà Nguyễn Thị Nhẫn đã giao lại mối làm ăn cho những người con của mình để có thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.

Một trong những gian khổ của người làm xôi là thu nhập chỉ vừa đủ nuôi sống gia đình. Bà Nguyễn Thị Nhẫn chia sẻ, trung bình ba người làm của nhà bà thu nhập rơi vào khoảng 10 triệu đồng/tháng. Còn với gia đình chị Trang, mẹ chồng và chị cùng bán xôi thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày. Chị Huyền Trang tâm sự: “Đối với nghề làm xôi, tôi có thể tự làm chủ thời gian của mình. Nhưng lương hưu, trợ cấp là một vấn đề cần suy nghĩ lâu dài. Đặc biệt, nghề làm xôi giống như sáng tạo nghệ thuật luôn luôn đổi mới, cập nhật những xu hướng của thị trường”.

Mặc dù khó khăn là vậy, nhưng những hộ gia đình ở làng nghề xôi Phú Thượng vẫn luôn dành tình cảm cho nghề nghiệp của mình. Chị Huyền Trang vui vẻ nói: “Tôi mong rằng làng nghề của mình sẽ ngày càng phát triển. Để hương vị thơm ngon của xôi Phú Thượng đang “bay xa, bay cao” hơn vươn tầm quốc tế, đem đến hình ảnh đẹp cho thế giới về ẩm thực Việt Nam”.

Đọc thêm

Mùa sen tháng 6 “đánh thức” giác quan

Gánh hoa sen đẹp ngỡ ngàng trên phố Hà Nội. (Ảnh: Tú Phạm)
(PLVN) - Dưới cái nắng nhiệt đới của tháng 6 khiến bao loài hoa e ngại, hoa sen lại càng tươi tắn, có lẽ vì là loài hoa tri kỷ của mùa hè, giống như hoa cúc của mùa thu hay hoa đào của mùa xuân. Nhiều người mong đến mùa hè để ngắm sen, không chỉ đơn thuần là chiêm ngưỡng hương sắc mà còn để nâng niu, thỏa mãn khứu giác, thậm chí là vị giác với những sản vật từ sen.

Hệ giá trị gia đình - Hạt nhân của hệ giá trị quốc gia

Từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam. Ảnh tham gia cuộc thi Gia đình do Hội Nhiếp ảnh TP HCM tổ chức.
(PLVN) -  Nhà yêu nước Phan Bội Châu đã từng có câu: “Nước là cái nhà to” và “Nhà chính là nước nhỏ”. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của mỗi một con người, mỗi một xã hội, mỗi một quốc gia, dân tộc. Gia đình là nơi khởi nguồn sinh ra mỗi con người, không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Vì thế, hệ giá trị gia đình chính là phần hồn cốt của gia đình, cũng chính là phần lõi của hệ giá trị quốc gia, dân tộc.

Nhà Nguyễn và những cuộc binh biến trong cung cấm

Cung điện nhà Nguyễn tại Huế. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Những cuộc khởi nghĩa nông dân chống Pháp và chống cả nhà Nguyễn nổi dậy khắp nước khiến nhà Nguyễn rất mỏi mệt và lo sợ. Trong cung cấm đã xảy ra ba cuộc binh biến lớn từ những vị trong dòng tộc nhà vua.

Nếp áo thanh xuân

Phụ nữ thành phố Tuyên Quang hưởng ứng Tuần lễ áo dài Việt Nam. (Ảnh: Báo Tuyên Quang)
(PLVN) - “Nếp áo thanh xuân” là sáng kiến trong chuỗi hoạt động của mạng lưới Di sản - Kết nối, được Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam khởi xướng nhằm gìn giữ, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới công chúng trong và ngoài nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ca trù, dòng chảy bền bỉ miền cửa biển

Các đào nương hát thờ tại cửa Đình An Biên- Lê Chân, TP Hải Phòng.
(PLVN) - “Hồng hồng tuyết tuyết! Mới ngày nào chửa biết cái chi chi. Mười lăm năm thấm thoát có xa gì...”. Vào những dịp lễ, tết hay các ngày kỷ niệm của đất nước và thành phố, người dân TP Cảng có nhiều cơ hội được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc ngay tại dải trung tâm thành phố hay vườn hoa Nhà kèn hoặc cửa đình An Biên hàng tháng…

Trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Một góc trưng bày trong khuôn khổ chương trình trải nghiệm. (Ảnh: T.T)
(PLVN) - Kỷ niệm 8 năm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2016 - 2024), chương trình trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm - Đẹp - Vui được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vào tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần từ tháng 6/2024.

Lễ Đông Sửa của người Thái ở Yên Châu

Lễ Đông Sửa của người Thái ở xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Lễ Đông Sửa (hay còn gọi là cúng rừng thiêng) của dân tộc Thái ở bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) là nét văn hóa tâm linh như một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây...

Nên và không nên làm gì trong Tết Đoan Ngọ?

Nên và không nên làm gì trong Tết Đoan Ngọ?
(PLVN) - Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi tết Đoan dương, Tết diệt sâu bọ là ngày lễ truyền thống của người Việt, diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch hàng năm. Năm 2024, Tết Đoan Ngọ rơi vào thứ 2, ngày 10/6 dương lịch. Dân gian cho rằng nên và không nên làm một số việc trong ngày này.

Lễ hội ẩm thực chay thu hút hàng ngàn người dân và du khách Huế

Lễ hội ẩm thực chay- Festival Huế 2024 diễn ra từ ngày 8/6 đến 9/6.
(PLVN) - Chiều 8/6, tại Nghinh Lương Đình, TP Huế, Ban từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Tổ chức Festival Huế, Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh và một số doanh nghiệp, cơ sở ẩm thực, nhà hàng, khách sạn trong tỉnh tổ chức khai mạc lễ hội ẩm thực chay - Festival Huế 2024.

Cần những câu chuyện kể để bảo tồn, phát huy tiềm năng di sản ở bảo tàng

Chiếc hộp kể chuyện ở Bảo tàng TP HCM. (Nguồn: baodautu.vn)
(PLVN) - Dự án “Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam” do Quỹ Đoàn kết các dự án Đổi mới (FSPI) của Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam khởi xướng từ năm 2022 - 2024. Để phát triển, nâng tầm các bảo tàng, Việt Nam đã và đang thực hiện những dự án, liên kết để học hỏi kinh nghiệm gìn giữ, bảo tồn di sản và phát huy tiềm năng của bảo tàng.

Đừng để lễ hội dân tộc bị “mất gốc” văn hóa

Lễ hội cầu mưa của người Thái Trắng ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La được bảo tồn và phát huy. (Ảnh: Hà Hằng)
(PLVN) - Một số lễ hội dân tộc được phục dựng chỉ để phục vụ, thu hút khách du lịch, nhiều yếu tố trong lễ hội được làm mới, xa lạ với truyền thống địa phương. Cách thức tổ chức nhiều lễ hội dân gian chưa tốt, thậm chí lộn xộn, gây bất bình cho người dân lẫn du khách.

Làng nghề Vĩnh Phúc thích ứng để hội nhập

Phát triển làng nghề thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
(PLVN) - Trong bối cảnh hội nhập, các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh để gìn giữ, phát triển nghề truyền thống bền vững.

Triển lãm 'Báu vật hoàng cung' tại Lâm Đồng

Triển lãm 'Báu vật hoàng cung' tại Lâm Đồng
(PLVN) - Bảo tàng Lâm Đồng mở cửa miễn phí đón khách tham quan với nhiều hoạt động hấp dẫn đến ngày 6/6, trong đó, lần đầu tiên 36 hiện vật “Báu vật hoàng cung” được trưng bày, giới thiệu đến công chúng. 

Những kỷ lục ở chùa 'bà Đanh' và đền 'bà chúa Mõ'

Chùa Trà Phương có lịch sử hơn 1.000 năm, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, tôn giáo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - “Cổ Trai Đế vương, Trà Phương Công chúa”, câu đồng dao được lưu truyền từ đời này sang đời khác khi nhắc đến mảnh đất Trà Phương (Kiến Thụy - Hải Phòng), nơi có ngôi chùa cổ lưu giữ những giá trị văn hóa, kiến trúc và lịch sử hàng nghìn năm gắn liền với tích chuyện xưa.

Di sản tư liệu - kho báu về tri thức và lịch sử

Châu bản triều Nguyễn còn lưu bút tích các vị hoàng đế. (Ảnh: TTH)
(PLVN) - Các di sản tư liệu của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, địa phương đều có bản sắc, nét độc đáo riêng. Những di sản tư liệu đó phản ánh một bề dày lịch sử - văn hóa. Việc bảo tồn và phát huy các di sản tư liệu là nhiệm vụ có ý nghĩa sâu sắc vì di sản tư liệu chứa đựng hồn phách của dân tộc.

Tiền Nhị Hà - bí ẩn từ lòng sông cổ

Tiền Nhị Hà - bí ẩn từ lòng sông cổ
(PLVN) - Cách đây hơn 4.500 năm khi bờ biển rút dần từ khu vực Hà Nội ra tới Hải Phòng, vùng châu thổ sông Tiền Nhị Hà (tức sông Hồng cổ) đã dần hình thành với các dấu vết địa chất vẫn còn rõ nét gây tò mò lớn đối với thế hệ trẻ Gen Z ngày nay.

Đến Đồng Tháp ăn 'đại tiệc' sen

Hội thi đã quảng bá, giới thiệu các món ẩm thực từ sen đặc trưng của Đồng Tháp.
(PLVN) - Qua bàn tay khéo léo và nguyên liệu phong phú từ sen, người dân Đồng Tháp đã sáng tạo, chế biến nhiều món ăn ngon, mới lạ, hấp dẫn. Các món ăn đa dạng về màu sắc và hương vị đã “mời gọi” níu chân du khách mỗi khi đến Đồng Tháp.