Nghề xôi Phú Thượng trở thành 'Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia'

Lãnh đạo phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đón nhận Quyết định ghi danh Nghề xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. (Ảnh: Vân Nhi)
Lãnh đạo phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đón nhận Quyết định ghi danh Nghề xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. (Ảnh: Vân Nhi)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều ngày 17/2/2024, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống xôi Phú Thượng lần thứ VII; Lễ công bố Quyết định ghi danh Nghề xôi Phú Thượng vào danh mục “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”.

Làng nghề xôi Phú Thượng nằm ở phía Tây của Hà Nội. Từ lâu đời, nơi đây đã nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống với rất nhiều loại xôi mang thương hiệu Xôi Phú Thượng như xôi chè, xôi xéo, xôi gấc, xôi ngũ sắc... trở thành đặc sản ẩm thực thu hút nhiều thực khách trong nước và quốc tế.

Nghề xôi Phú Thượng trở thành 'Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia' ảnh 1

Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Hoa Dương)

Hiện tại Phú Thượng có khoảng 600 hộ nấu xôi. Người dân trong làng tạo dựng thương hiệu và đưa xôi đến bán tại nhiều chợ truyền thống, các cửa hàng ở Hà Nội cũng như phục vụ cho các lễ, tiệc trên khắp các tỉnh thành.

Nghề xôi Phú Thượng trở thành 'Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia' ảnh 2

Người dân trong làng tạo dựng thương hiệu đặc sản xôi Phú Thượng nức tiếng thơm ngon nức tiếng (Ảnh: Hoa Dương)

Xôi Phú Thượng thơm ngon và nức tiếng là một đặc sản của Thủ đô. Đặc biệt xôi chè, xôi ngũ sắc, xôi xéo là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP của thành phố Hà Nội. Mỗi loại xôi dưới bàn tay của người dân trong làng lại có những kỹ thuật riêng về ngâm gạo, trộn nguyên liệu, điều chỉnh lửa khi nấu... từ đó tạo nên món xôi ngon dẻo thơm mà ai ăn một lần đều nhớ mãi.

Nghề xôi Phú Thượng trở thành 'Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia' ảnh 3

Người dân làng Phú Thượng cùng nhau trổ tài trang trí những đĩa xôi hấp dẫn tại các quầy hàng của mình. (Ảnh: Hoa Dương)

Hàng năm, cứ vào ngày mùng 8 tháng 1 Âm lịch, phường Phú Thượng lại tổ chức lễ hội xôi tôn vinh nghề truyền thống của địa phương. Lễ hội đã thu hút được hàng nghìn người dân và du khách đến tham dự.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương cho biết, món xôi Phú Thượng như một nét văn hoá, không thể không nhắc tới Lễ hội truyền thống của làng Phú Gia, phường Phú Thượng, diễn ra thường niên vào 3 ngày 8, 9, 10 tháng Giêng âm lịch.

Trong ngày hội, Nhân dân địa phương làm lễ cơm mới, dâng cúng lên Thành hoàng làng những sản phẩm xôi do mình làm ra bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong Ngài phù hộ cho dân làng một mùa màng bội thu. Đồng thời, các gia đình nấu chè bà cốt để dâng cúng lên bàn thờ tổ tiên tại gia đình để bày lòng biết ơn tổ tiên đã khuất và mong muốn phù hộ cho con cháu làm ăn suôn sẻ.

Nghề xôi Phú Thượng trở thành 'Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia' ảnh 4

Mỗi loại xôi dưới bàn tay của người dân trong làng lại có những kỹ thuật riêng. (Ảnh: Hoa Dương)

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương, trong những năm qua, với mong muốn gìn giữ nghề truyền thống địa phương và nâng cao đời sống người dân, quận Tây Hồ đã luôn quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ làng nghề phát triển.

Nhờ đó, ngày 30/12/2016, Phú Thượng được UBND TP Hà Nội công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng. Năm 2018, xôi Phú Thượng là 1 trong 12 món ẩm thực truyền thống của Hà Nội phục vụ tại Trung tâm Báo chí Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.

Năm 2019, làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Xôi Phú Thượng. Ngoài ra, xôi Phú Thượng đã có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP của TP Hà Nội.

Nghề xôi Phú Thượng trở thành 'Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia' ảnh 5

Hàng năm, cứ vào ngày mùng 8 tháng 1 Âm lịch, phường Phú Thượng lại tổ chức lễ hội xôi. (Ảnh: Hoa Dương)

Để định vị giá trị, bảo vệ và phát huy giá trị làng nghề truyền thống với tư cách là một di sản văn hoá, trong thời gian qua, với sự đồng hành, hỗ trợ của Sở VHTT, sự hướng dẫn, giúp đỡ của Cục Di sản văn hoá phi vật thể, Bộ VHTT&DL, các nhà khoa học đầu ngành văn hoá, quận Tây Hồ đã hoàn thành việc lập hồ sơ khoa học đề nghị ghi danh “Nghề Xôi Phú Thượng” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Vào ngày 17/02/2024, Lễ hội truyền thống xôi Phú Thượng lần thứ VII năm 2024 tổ chức tại di tích Đình Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Đặc biệt, trong đó tổ chức Lễ Công bố Quyết định ghi danh "Nghề làm xôi Phú Thượng" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Nghề xôi Phú Thượng trở thành 'Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia' ảnh 6

Những người dân trong làng thổi xôi thơm ngon để dâng lên Thành hoàng làng. (Ảnh: Hoa Dương)

“Lễ công bố Quyết định ghi danh Nghề xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia hôm nay là dịp để chúng ta tôn vinh di sản; ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền phường Phú Thượng, các phòng, ngành liên quan của quận và cộng đồng Nhân dân trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghề truyền thống xôi Phú Thượng; đồng thời thúc đẩy trách nhiệm bảo tồn, phát huy di sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống người dân” - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

Nhiều người trẻ tâm huyết với nghệ thuật hát bội

(PLVN) - Trước dòng chảy như vũ bão của nghệ thuật hiện đại với sự du nhập của nhiều loại hình giải trí mới, các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát bội rơi vào khủng hoảng, bấp bênh. Lo ngại di sản niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng, tạo cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

Đọc thêm

'Vui lên nào, anh em ơi' - bộ phim ca ngợi sức mạnh tình bạn

"Vui lên nào, anh em ơi" hướng đến khẳng định giá trị bản thân, sức mạnh của tình bạn (ảnh trong phim)
(PLVN) - “Vui lên nào, anh em ơi” khẳng định sức mạnh của tình bạn, giá trị của niềm tin, sự khích lệ và lối sống tích cực. Bộ phim không chỉ mang đến cho khán giả những tiếng cười mà còn truyền tải những bài học quý giá về cuộc sống, khơi dậy sự lạc quan trong mỗi người.

18 tác phẩm hội họa tại 'Hồng Sen'

Một số bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam (ảnh Sơn Tùng).
(PLVN) - 18 tác phẩm hội họa có chủ đề về hoa sen thuộc bộ sưu tập “Hồng Sen” của nhà sưu tập Thúy Anh được trưng bày tại Hà Nội. Những bức tranh hoa sen với nét vẽ tài hoa của các họa sĩ đương đại Việt Nam xuất hiện bên áo dài, nón lá đã tạo điểm nhấn đẹp đẽ, khó phai, góp phần tôn vinh vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.

Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp bình dị

Cuộc sống quanh ta 2024” tôn vinh nét đẹp đời thường (Ảnh: BTC).
(PLVN) - Triển lãm “Cuộc sống quanh ta 2024” trưng bày 63 tác phẩm, là những sáng tác mới của 62 tác giả thuộc thuộc Câu lạc bộ Mỹ thuật sáng tác đề tài xây dựng Tổ quốc. Người xem có thể bắt gặp những hình ảnh bình dị với làng gốm, làng thổ cẩm, làng nón, phong cảnh bốn mùa, đình làng, Khuê Văn Các...

Phiêu lưu trong thế giới nghệ thuật rùa biển

Nghệ sĩ điêu khắc Cao Thanh Thà có duyên với các dự án nghệ thuật cộng đồng hướng tới bảo vệ môi trường biển. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Với tỷ lệ sống rất thấp 1/1000 của rùa biển, nghệ sĩ điêu khắc Cao Thanh Thà muốn thông qua hành trình phiêu lưu của rùa biển từ khi sinh ra đến khi được hòa mình vào đại dương, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và tỷ lệ 1/1000 cũng là cái tứ để Cao Thanh Thà chọn tạo ra 1001 rùa biển bằng gốm cho triển lãm nghệ thuật đầu tiên của mình.

“Tứ đại mỹ nhân” màn ảnh Việt thời xưa

“Tứ đại mỹ nhân” màn ảnh Việt thời xưa
(PLVN) - Những năm 60 - 70, Việt Nam có rất nhiều nữ diễn viên nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa. Trong đó bốn “ngọc nữ” được biết đến nhiều nhất là Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Thanh Nga và Trà Giang. Họ đã trở thành biểu tượng khó phai mờ trong lòng công chúng bao thế hệ.

'Viollage' gợi nhớ về những miền quê thanh bình

Tình yêu của nghệ sĩ trẻ Quỳnh Như với những miền quê qua "Viollage" (ảnh BTC).
(PLVN) - Những tác phẩm trong album “Viollage” của nghệ sĩ violin Quỳnh Như đều là những giai điệu nhẹ nhàng, thân quen với khán giả từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến nay, gợi nhớ về những miền quê mộc mạc, thanh bình và thắm đượm tình làng, nghĩa xóm.

Nỗ lực, bảo tồn, phát huy giá trị của Hồ Tây, Hà Nội

Bà Bùi Thị Lan Phương - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Hà Nội (ảnh T.D)
(PLVN) - Ngày 19/6/2024, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN quận Tây Hồ tổ chức cuộc gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí, truyền hình nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Cũng trong buổi lễ, lãnh đạo quận Tây Hồ đã thông tin về kết quả phát triển kinh tế - xã hội của quận 6 tháng đầu năm 2024 và “Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024”.

Định hình “căn cước văn hóa” cho di sản nghệ thuật chèo

Vở diễn “Như hạt mưa sa” thắng lớn tại Liên hoan Sân khấu các trường nghệ thuật của châu Á. (Ảnh: Trường ĐH SKĐA Hà Nội)
(PLVN) - Những làn điệu chèo cổ được người dân Đồng bằng Bắc Bộ lưu giữ như một nghệ thuật tiêu biểu, di sản văn hóa quý báu, lan tỏa, vang xa không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Hiện Việt Nam đang xúc tiến gửi hồ sơ trình UNESCO xét đưa nghệ thuật chèo vào danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

'Điểm chạm' văn hóa giữa ballet và văn hóa truyền thống

Thưởng thức nguyên bản kiệt tác Hồ Thiên Nga.
(PLVN) - Những năm gần đây, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam luôn sáng tạo và nỗ lực đưa nghệ thuật hàn lâm nói chung và ballet nói riêng đến gần hơn với công chúng Việt qua những vở diễn nguyên bản đỉnh cao hay sự kết hợp nghệ thuật hội họa truyền thống và sự kết nối giữa truyền thuyết dân gian Việt Nam với nghệ thuật ballet cổ điển thế giới.

'Tình lỡ' giữa dòng đời nghiệt ngã của nhạc sĩ Thanh Bình

Cố nhạc sĩ Thanh Bình và ca sĩ Ánh Tuyết. (Nguồn: HĐN)
(PLVN) - Nhắc đến nhạc sĩ Thanh Bình, có thể sẽ ít người nhớ đến tên tuổi của ông tuy nhiên nhắc đến bài hát “Tình lỡ” thì từ Nam ra Bắc, nhiều người vốn không lạ gì. Nổi tiếng là thế nhưng bài hát không mang lại nhiều danh tiếng, tiền bạc cho nam nhạc sĩ mà mang lại cho ông đường tình duyên buồn như tên gọi “Tình lỡ”.

“Cha để lại cho con” tôn vinh tình phụ tử

"Cha để lại cho con" đã thể hiện tấm lòng và sự dạy dỗ của người cha giúp con nên người ( ảnh T.Trung)
(PLVN) - “Công cha như núi Thái Sơn”, nhân Ngày của Cha (16/6), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã ra mắt ca khúc “Cha để lại cho con”. Ca khúc đã thể hiện tấm lòng và sự dạy dỗ của người cha giúp con nên người.