Đền thờ vị thần phòng cháy chữa cháy duy nhất ở Việt Nam

Đền thờ vị thần phòng cháy chữa cháy duy nhất ở Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại đất Thăng Long Hà Nội linh thiêng và hào hoa, có một ngôi đền thiêng mà dân gian quen gọi là đền Thần Lửa - thờ vị thần linh ứng phòng ngừa hỏa hoạn, phòng cháy chữa cháy. Đó là đền Hỏa Thần nằm trên phố Hàng Điếu (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Nằm trong ngõ nhỏ, chỉ cách mặt phố Hàng Điếu một đoạn ngắn nhưng ở đây dường như một không gian khác. Trái với sự ồn ào náo nhiệt của những người và xe nườm nượp như nước chảy từ tinh mơ đến hoàng hôn ở ngoài kia, nơi đây không còn những xô bồ bụi bặm của cuộc sống đời thường, bước chân vào sân đền Hỏa Thần ta bỗng thấy lòng thanh tao, trầm lắng lạ, dường như những bon chen vội vã đã dừng lại ở phía sau...

Đền Hỏa Thần là ngôi đền duy nhất thờ Thần Lửa tại Hà Nội và của nước ta. Được xây dựng đầu thế kỷ 19, ngôi đền được 34 lần sắc phong và được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1996. Theo “Hỏa thần miếu bia ký” dựng ngày tốt tháng 7 năm Thiệu Trị, đền Hỏa Thần được xây dựng năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) ở ngoài Cửa Đông thành Hà Nội với kiến trúc đơn sơ. Trải qua các triều vua, đền đều được ban sắc phong thần và được trùng tu sửa chữa nhiều lần, đơn cử lần trùng tu ở các năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), Tự Đức năm đầu (1848), xây thêm Phương đình, nhà tiền tế năm Giáp Tý niên hiệu Tự Đức (1864) dựng bia ghi việc công đức tu sửa đền.

Không gian tâm linh đền Hỏa Thần.

Không gian tâm linh đền Hỏa Thần.

Theo Lược sử ngôi đền, đền Hỏa Thần thuộc thôn Yên Nội tổng Tiền Túc xưa, sau đổi thành tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long. Địa chỉ ngôi đền ngày nay thuộc số nhà 30 phố Hàng Điếu, phường Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Về lý do người xưa dựng lên ngôi đền này, theo Lược sử đền Hỏa Thần, thì với quy hoạch và đặc điểm kiến trúc đô thị của người Hà Nội xưa: kinh thành đất chật người đông, nhà ở liền sát nhau, vật liệu xây dựng chủ yếu là tranh tre nứa lá lên họa họa rất dễ xảy ra và có sức tàn phá cực kỳ dữ dội.

Sử cũ đã nhiều lần viết về các vụ hỏa tai lớn xảy ra tại kinh thành Thăng Long, theo ghi chép, đầu năm 1828 Hà Nội có vụ cháy 200 nhà, giữa năm cháy 1420 nhà của 27 phường. Đến năm 1837 lại cháy thêm 1400 nhà nữa. Vì thế người dân đã lập ngôi đền thờ thần Hỏa, cầu xin thần dập lửa. Mặc dù vậy, theo ghi nhận thì đến năm 1885, ở khu phố cổ Hà Nội vẫn cháy nhiều.

Lược sử đền Hỏa Thần.

Lược sử đền Hỏa Thần.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn, có thể là do giặc ngoại xâm đốt phá, do khí hậu khô hành cùng với sự bất cẩn của người dân trong sử dụng lửa sinh hoạt. Nhưng vì bất kỳ nguyên nhân nào thì cũng dẫn đến những thiệt hại

Trước tác hại của hỏa hoạn, người Thăng Long đã chọn các giải pháp để chế ngự phòng ngừa, hạn chế tác động hỏa tai. Trong đó biện pháp chủ động phòng cháy chữa cháy trở thành quy định của triều đình, bao gồm cẩn tắc trong việc sử dụng lửa để triệt tiêu nguyên nhân cháy và mọi nhà đều chuẩn bị dụng cụ cứu hỏa.

Bên cạnh đó, giải pháp tâm linh là việc phụng thờ Thần Hỏa để mong sao hỏa hoạn không xảy ra. Biện pháp này nhằm đem lại sự an lạc về tinh thần cho nhân dân. Đó là lý do ra đời của đền Hỏa Thần ngay trong lòng phố cổ Hà Nội.

Ngôi đền đã được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1996.

Ngôi đền đã được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1996.

Đền Hỏa Thần thờ vị thần trông coi vì lửa là Quang Hỏa Mã Nguyên súy, theo truyền thuyết thần vốn là Phật đăng - tức cây đèn trong cửa Phật, nhờ được nghe thuyết pháp nhiều nên giác ngộ và trở thành môn đệ của Phật. Do tính hỏa (tính tình nóng nảy) nên không giữ được nghiêm giới luật, phải xuống trần đầu thai vào họ Phùng. Khi đắc đạo, được về trời là môn đệ của Ngọc hoàng thượng đế, chuyên việc trừ hỏa tai, với mục đích cầu mong thần phù giúp, ngăn ngừa hỏa hoạn ở chốn kinh thành. Vậy nên đền thờ Thần Lửa nhưng vị thần này chủ yếu phòng ngừa hỏa tai, phòng cháy chữa cháy. Dân gian gọi ngôi đền này là đền thờ ông tổ phòng cháy chữa cháy là vậy.

Một bia đá cổ ghi lịch sử ngôi đền.

Một bia đá cổ ghi lịch sử ngôi đền.

Theo sách Đường phố Hà Nội, trước đây trong đền Hỏa Thần có một quả chuông to bằng đồng, hễ có hỏa hoạn thì thỉnh chuông lên Hỏa thần nghe thấy sẽ về trừ họa. Trải qua thời gian và những nắng mưa thời cuộc, quả chuông cổ nay không còn...

Bàn thờ Tổ quốc ghi công các liệt sĩ trong sân đền.

Bàn thờ Tổ quốc ghi công các liệt sĩ trong sân đền.

Đền Hỏa Thần hiện nay là sản phẩm của lần tu bổ tôn tạo năm Kỷ Hợi 2019. Theo quan sát, đền Hỏa Thần hiện nay được xây dựng khang trang, đẹp đẽ nhưng cơ bản vẫn giữ được nét cổ kính với nhà tiền tế, gian hậu cung, nhà sắp lễ và gian phương đình ở hai bên.

Khoảng sân phía trước đền tuy không rộng nhưng bài trí đẹp mắt, có một số cây xanh được trang trí đèn lồng. Một giếng nước xây bằng đá màu xám với những hoa văn chạm khắc khá tinh xảo ở góc sân, theo nhà đền thì giếng này mới được thiết kế cho hợp phong thủy, chứ không phải giếng cổ. Một bàn thờ Tổ quốc ghi công dưới tán cây hoa đại ngát hương.

Giếng nước trong khuôn viên đền...

Giếng nước trong khuôn viên đền...

Khoảng không gian xanh trước sân đền.

Khoảng không gian xanh trước sân đền.

Với những ý nghĩa và giá trị nhân văn, đặc sắc riêng có của ngôi đền cổ trên đất Hà Nội linh thiêng và hào hoa, đền Hỏa Thần đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1996. Hàng năm tại đền vào dịp xuân thu nhị kỳ, chính quyền và nhân dân phường Cửa Đông đều tổ chức trọng thể hai dịp lệ chính và 28/3 và 28/9 âm lịch, tương truyền đây là ngày sinh và ngày hóa của Thần.

Cách đền Hỏa Thần vài trăm mét là một con phố nhỏ mang tên phố Nhà Hỏa. Theo tìm hiểu, tên phố Nhà Hỏa không thể hiện đây là phố có trụ sở cơ quan cứu hỏa của đất kinh kỳ xưa, mà chỉ vì nó ở gần khu vực có đền Hỏa Thần.

Cách đền Hỏa Thần vài trăm mét là một con phố nhỏ mang tên phố Nhà Hỏa. Theo tìm hiểu, tên phố Nhà Hỏa không thể hiện đây là phố có trụ sở cơ quan cứu hỏa của đất kinh kỳ xưa, mà chỉ vì nó ở gần khu vực có đền Hỏa Thần.

Tin cùng chuyên mục

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành

(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Đọc thêm

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Giới trẻ và hành trình tới thế giới tinh thần lành mạnh

Nhiều bạn trẻ đang trên hành trình xây đắp những giá trị sống tốt lành cho mình và cộng đồng.
(PLVN) - Nếu xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh, một tâm hồn phong phú, người trẻ có thể dễ dàng chống lại những cám dỗ của lối sống nhanh, sống gấp, sống buông thả hiện nay, bảo vệ được chính mình trong một xã hội mà giá trị vật chất đang lên ngôi...

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Gặp nhau là duyên, xin hãy trân quý

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuộc đời giống như một hành trình dài với vô vàn ngã rẽ. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ gặp biết bao người. Có những cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những mối nhân duyên đi cùng ta một đoạn đường dài. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời ta đều mang theo một ý nghĩa nhất định, dù ngắn hay dài, dù vui hay buồn.

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc
(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.