* Công nghiệp chiếm 19-20% GDP của tỉnh
[links(right)](LĐ online) - Như tin đã đưa, ngày 24/11, tại Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh, hai nội dung lớn tiếp tục được thảo luận là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN, TTCN) và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NN CNC).
Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy, tốc độ hàng năm ngành CN Lâm Đồng đạt 15,89%/năm. Trong đó, CN khai thác tăng bình quân hàng năm hơn 24%, sản xuất và phân phối điện nước tăng gần 24%, CN chế biến tăng 12,5%. Tỷ trọng GDP CN-xây dựng chiếm 19,9% của tỉnh, riêng CN chiếm 11,8%...
Đến nay, ngành CN tỉnh đã đầu tư 225 dự án với tổng vốn đăng ký 17.460 tỷ đồng.
Mục tiêu đến năm 2015, ngành CN và xây dựng của tỉnh tăng 22,5 - 24%, chiếm 26,8-28% trong GDP của tỉnh. Tốc độ tăng
trưởng giá trị CN giai đoạn 2011-2015 là 22-23%. Trên 99% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, trên 85% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh. Năm 2015 có 50-55% lao động qua đào tạo.
Theo đó, giai đoạn tới tỉnh sẽ tập trung phát triển các ngành CN: khai thác và chế biến khoáng sản; CN điện, nước; chế biến; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất thức ăn gia súc, CN kỹ thuật-công nghệ cao…
Chương trình sản xuất NN CNC qua 7 năm đã góp phần đưa năng suất và sản lượng cây trồng tỉnh Lâm Đồng tăng bình quân hàng năm 7-8%.
Năm 2010, tổng diện tích gieo trồng ước đạt gần 202.300 ha; tổng giá trị thực tế gần 23.130 tỷ đồng, tăng 300% so năm 2004. Toàn tỉnh có trên 37.000 ha đất canh tác đạt giá trị sản xuất trên 100 triệu đồng/ha/năm (bao gồm rau, hoa, chè, cà phê). Giá trị sản xuất theo thực tế bình quân 76 triệu đồng/ha/năm với thu nhập 35-45 triệu đồng/ha, gấp 3,8 lần so năm 2004 và cao hơn nhiều so bình quân chung cả nước. Tổng diện tích ứng dụng NN CNC toàn tỉnh hơn 6.400 ha.
Đến năm 2015, tỉnh Lâm Đồng có diện tích cây trồng ứng dụng CNC trên 7% tổng diện tích canh tác toàn tỉnh. Tỷ trọng giá trị sản xuất NN CNC chiếm trên 10% tổng giá trị sản xuất NN toàn tỉnh. Giá trị sản xuất NN trên một đơn vị diện tích đạt bình quân trên 100 triệu đồng/ha/năm, trong đó 45.000 – 50.000 ha đạt từ 200 triệu đồng/ha/năm trở lên.
Sau ý kiến thảo luận sôi nổi của các đại biểu, đồng chí Huỳnh Đức Hòa-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh một số nội dụng quan trọng về những thành quả cũng như hạn chế trên hai lĩnh vực CN, TTCN và NN CNC.
Có nhiều giải pháp đối với ngành CN, TTCN, trong đó cần đẩy mạnh quy hoạch; thu hút đầu tư; đào tạo nhân lực; xây dựng cơ chế, chính sách; công tác chỉ đạo và quản lý.
Đối với sản xuất NNCNC, đồng chí Chủ tịch cho rằng: quy hoạch vùng hợp lý; đầu tư phát triển doanh nghiệp chuyên để tạo mô hình; khuyến khích mở rộng kinh tế trang trại nhưng phải là thực chất không được để lợi dụng; thành lập Trung tâm Xuất sắc; mở rộng các loại hình đào tạo-bồi dưỡng đội ngũ; tăng cường công tác quản lý…
“Du lịch, CN, TTCN và NN CNC là những vấn đề lớn trong phát triển kinh tế của tỉnh. Sau Hội nghị này, tỉnh sẽ có 3 Nghị quyết chuyên đề và sẽ ra chương trình hành động”- đồng chí Huỳnh Đức Hòa kết luận.
[links(right)](LĐ online) - Như tin đã đưa, ngày 24/11, tại Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh, hai nội dung lớn tiếp tục được thảo luận là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN, TTCN) và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NN CNC).
Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy, tốc độ hàng năm ngành CN Lâm Đồng đạt 15,89%/năm. Trong đó, CN khai thác tăng bình quân hàng năm hơn 24%, sản xuất và phân phối điện nước tăng gần 24%, CN chế biến tăng 12,5%. Tỷ trọng GDP CN-xây dựng chiếm 19,9% của tỉnh, riêng CN chiếm 11,8%...
Đến nay, ngành CN tỉnh đã đầu tư 225 dự án với tổng vốn đăng ký 17.460 tỷ đồng.
Mục tiêu đến năm 2015, ngành CN và xây dựng của tỉnh tăng 22,5 - 24%, chiếm 26,8-28% trong GDP của tỉnh. Tốc độ tăng
Sản xuất NN CNC góp phần đưa năng suất và sản lượng cây trồng tỉnh Lâm Đồng tăng bình quân hàng năm 7-8%. Ảnh internet. |
Theo đó, giai đoạn tới tỉnh sẽ tập trung phát triển các ngành CN: khai thác và chế biến khoáng sản; CN điện, nước; chế biến; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất thức ăn gia súc, CN kỹ thuật-công nghệ cao…
Chương trình sản xuất NN CNC qua 7 năm đã góp phần đưa năng suất và sản lượng cây trồng tỉnh Lâm Đồng tăng bình quân hàng năm 7-8%.
Năm 2010, tổng diện tích gieo trồng ước đạt gần 202.300 ha; tổng giá trị thực tế gần 23.130 tỷ đồng, tăng 300% so năm 2004. Toàn tỉnh có trên 37.000 ha đất canh tác đạt giá trị sản xuất trên 100 triệu đồng/ha/năm (bao gồm rau, hoa, chè, cà phê). Giá trị sản xuất theo thực tế bình quân 76 triệu đồng/ha/năm với thu nhập 35-45 triệu đồng/ha, gấp 3,8 lần so năm 2004 và cao hơn nhiều so bình quân chung cả nước. Tổng diện tích ứng dụng NN CNC toàn tỉnh hơn 6.400 ha.
Đến năm 2015, tỉnh Lâm Đồng có diện tích cây trồng ứng dụng CNC trên 7% tổng diện tích canh tác toàn tỉnh. Tỷ trọng giá trị sản xuất NN CNC chiếm trên 10% tổng giá trị sản xuất NN toàn tỉnh. Giá trị sản xuất NN trên một đơn vị diện tích đạt bình quân trên 100 triệu đồng/ha/năm, trong đó 45.000 – 50.000 ha đạt từ 200 triệu đồng/ha/năm trở lên.
Sau ý kiến thảo luận sôi nổi của các đại biểu, đồng chí Huỳnh Đức Hòa-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh một số nội dụng quan trọng về những thành quả cũng như hạn chế trên hai lĩnh vực CN, TTCN và NN CNC.
Có nhiều giải pháp đối với ngành CN, TTCN, trong đó cần đẩy mạnh quy hoạch; thu hút đầu tư; đào tạo nhân lực; xây dựng cơ chế, chính sách; công tác chỉ đạo và quản lý.
Đối với sản xuất NNCNC, đồng chí Chủ tịch cho rằng: quy hoạch vùng hợp lý; đầu tư phát triển doanh nghiệp chuyên để tạo mô hình; khuyến khích mở rộng kinh tế trang trại nhưng phải là thực chất không được để lợi dụng; thành lập Trung tâm Xuất sắc; mở rộng các loại hình đào tạo-bồi dưỡng đội ngũ; tăng cường công tác quản lý…
“Du lịch, CN, TTCN và NN CNC là những vấn đề lớn trong phát triển kinh tế của tỉnh. Sau Hội nghị này, tỉnh sẽ có 3 Nghị quyết chuyên đề và sẽ ra chương trình hành động”- đồng chí Huỳnh Đức Hòa kết luận.
Minh Đạo