Đêm nhạc duy nhất của 'gã nhà quê'' Nguyễn Trọng Tạo

Nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo phát biểu tại cuộc gặp gỡ báo chí trước đêm nhạc “Khúc hát sông quê”.
Nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo phát biểu tại cuộc gặp gỡ báo chí trước đêm nhạc “Khúc hát sông quê”.
(PLO) - Nguyễn Trọng Tạo, gã “nhà quê” thứ thiệt đúng là vương giả trong những cuộc chơi. Có lẽ sân chơi cuộc đời chính là “live show” lớn nhất mà người nghệ sỹ độc diễn chính là nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo.

Cuộc “rong chơi” ngoài chủ đích

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo không giấu tuổi mình, dẫu nhìn ông, gặp ông cứ ngỡ như gã “liêu trai” của văn học nghệ thuật này mới ngoài năm mươi. Sung sức, tươi trẻ, ông đã có gia tài lớn, không riêng về thơ với Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cách đây đã 12 năm. Nguyễn Trọng Tạo thường nói, ông sáng tác nhạc để chơi, viết báo để sống và làm thơ để... chết.

Với ông, viết báo một thời là công việc kiếm sống và đúng, ông từng là nhà báo; thơ là con đường ông xác định đi đến cùng, còn nhạc là ngẫu hứng. Nhưng điều thú vị là, chính lĩnh vực ông coi chỉ là cuộc chơi, là sự ngẫu hứng lại khiến ông trở thành “người của công chúng”. Nhạc dễ đến với công chúng hơn là thơ, cần không gian và sự chiêm nghiệm.

Trong cuộc chơi âm nhạc của mình, Nguyễn Trọng Tạo đã sáng tác được gần 100 bài hát. Nhưng không cần phải viện đến con số đáng kể kia, chỉ cần với ca khúc “Làng quan họ quê tôi” và đặc biệt là “Khúc hát sông quê”, ông cũng đã đàng hoàng có mặt trong danh sách những nhạc sĩ được mến mộ nhất Việt Nam. Rất nhiều người có thể chưa đọc câu thơ nào của Nguyễn Trọng Tạo nhưng thuộc từng chữ, từng lời trong bài hát da diết tình yêu quê hương này.

Tôi nhớ, khi nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo chuyển về căn hộ mới thuộc tòa nhà HH2C Linh Đàm, trong bữa chạng vạng dông, hai anh em lang thang phố. Mấy cô cậu cư dân mới như ông ở tòa nhà này nhận ra, thế là xin chụp ảnh. Rất, rất nhiều nơi ông đến đều như thế. Ông như con người của showbiz. Chính Nguyễn Trọng Tạo cũng công nhận, nhờ có “Khúc hát sông quê” mà ông đi đâu cũng... sướng. Nó như một thứ tôn giáo, rất dễ gặp tín đồ.

Vốn coi âm nhạc là một cuộc chơi, Nguyễn Trọng Tạo chưa bao giờ có ý định tổ chức một đêm nhạc của riêng mình, dù ông đã sáng tác gần 100 ca khúc. Nhưng bạn bè yêu mến cứ “xúi” ông nên làm, bảo sắp chết đến nơi rồi mà chẳng có riêng một đêm nhạc tử tế, lại còn đưa tiền để “ép” ông thực hiện nữa, khiến ông quá cảm động không thể từ chối. Nhưng ông cũng nói, chương trình “Khúc hát sông quê” sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào tối 8/9 này không chỉ là đêm nhạc đầu tiên mà cũng là đêm nhạc duy nhất và cuối cùng của ông. Nhà thơ, tác giả lời Lê Huy Mậu từ Vũng Tàu, tất nhiên cũng có mặt trong đêm “duy nhất” này. Điều này, hẳn không phải nhiều người biết.

Theo nhạc sỹ Minh Đạo, Giám đốc âm nhạc của chương trình “Khúc hát sông quê”, đêm nhạc sẽ mang đến cho công chúng những ca khúc viết về quê hương, đất nước của Nguyễn Trọng Tạo qua 2 phần. Phần 1 là những sáng tác mang âm hưởng dân gian đương đại như “Đôi mắt đò ngang”, “Làng quan họ quê tôi”, “Khúc hát sông quê”, “Trống hội cổng làng”, “Tình ca bên một dòng sông”, “Non nước Cao Bằng”, “Mẹ tôi”... Phần 2 là những tác phẩm nhạc nhẹ theo phong cách semi-classic, thậm chí cả rock như “Vầng mây bất hạnh”, “Nghe biển ru đêm”, “Tình khúc bốn mùa”, “Con dế buồn”...

Cũng xin nói thêm, về đạo diễn chương trình “Khúc hát sông quê”, đó là nghệ sỹ Đinh Anh Dũng. Ông chính là đạo diễn và là nhà quay phim nổi tiếng của mảng phim truyện và tài liệu nhựa thập niên 80, người mở đường của trào lưu làm phim ca nhạc ở Việt Nam với những tác phẩm nổi tiếng về những con người nổi tiếng như Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Đoàn Chuẩn - Từ Linh... Sự gặp gỡ giữa Đinh Anh Dũng và Nguyễn Trọng Tạo vì vậy, hay và đẹp như cùng hẹn trước.

Nghệ sỹ “nhà quê” thứ thiệt

Trong lần gặp gỡ báo chí trước thềm đêm nhạc “Khúc hát sông quê”, nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo “tái khẳng định” ông là một anh “nhà quê” chính cống. Sinh ra ở quê, lớn lên ở đó và “chất nhà quê” đậm đặc cho mãi tới giờ, dẫu ông đã đi khắp thế giới.

Trước đây, một thời dân kẻ chợ thường miệt thị mấy ông vừa ở quê ra tỉnh là “đồ nhà quê”, nhưng với Nguyễn Trọng Tạo, các chữ “nhà quê” đã trở nên bác học, ông thích được gọi thế, bởi gọi ông là “nhà” gì cũng khó: nhà thơ, nhà làm nhạc, nhà vẽ... lĩnh vực nào ông cũng thành công, nhất là “gia tài thơ” và “gia tài nhạc”.

Là dân “nhà quê” nhưng uống rượu Tây – toàn loại “xách tay” thì có lẽ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo không được xếp nhất, cũng nhì trong giới nghệ sỹ. Hút xì gà, từ loại cao cấp như Bolivar, Cohiba... cũng thế. Có điều Nguyễn Trọng Tạo dân dã, dễ gần, nồng ấm. Ông kể chuyện vui, mấy đợt mưa bão ở phía Bắc vừa rồi làm ngôi nhà, vườn bên kia sông Hồng của ông đổ mất vài cây đặc sản quý. Thuê công thợ chỉ mất 200.000đ. Thế nhưng có tốp thợ sẵn lòng giúp ông không lấy công. Khi đến nhà sàn của ông, cây chưa kịp dựng lại, tốp thợ đã được ông đãi đằng chầu rượu. Uống cạn chừng 10.000.000đ tiền rượu Tây thì tốp thợ lăn ra ngủ. Đến bây giờ cây nghiêng đổ vẫn chưa dựng lại được.

Nhà thơ đồng hương của ông là Vương Cường vẫn nói: Nguyễn Trọng Tạo có lẽ là nhà thơ sướng nhất, ông đi đâu cũng được bạn bè hoan hỉ, người hâm mộ quý mến hết lòng, gần như nhà thơ là “công dân toàn cầu”.

Tôi có khá nhiều cơ hội gặp gỡ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Nghe ông nói chuyện thơ, nhạc... đã đành. Ông còn là một “tổng giám đốc” ngân hàng “điển tích” văn nghệ, tất nhiên không phải chỉ của riêng ông.

Cách chơi của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thì có lẽ ít người theo kịp. Chưa có nhạc sỹ nào tổ chức đêm nhạc riêng cho mình theo cách của Nguyễn Trọng Tạo. Người ta kinh ngạc khi “Khúc hát sông quê” diễn ra vào tối 8/9 tới chỉ là đêm duy nhất. Tiền đâu để làm? Ông không phải lo lắng đi bán vé, nhà tài trợ không nhận với “bất cứ giá nào”.

Dẫu đã cận kề đêm nhạc, bạn bè vẫn thấy ông thanh thản “bầu rượu, túi thơ”, ngỡ như không phải “đêm của mình”. Nhà báo Hồng Đăng, một người kiên trì “xúi” ông làm đêm nhạc đã rất thật khi nói rằng, “không ai sướng như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo”.thơ trẻ tên tuổi.

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đa tài, rõ rồi. Người ta vẫn kháo nhau, “ước” được như ông, luôn có người đẹp bên mình, ngưỡng mộ. Chuyện đa tình của nhà thơ có lẽ còn là câu chuyện dài, hấp dẫn, có điều đêm nhạc “Khúc hát sông quê” của ông sắp diễn ra tại Hà Nội được những người đàn bà xinh đẹp, thông minh và mát tay lo lắng chu toàn. Nếu như “chủ nhiệm”, kiến trúc sư của đêm nhạc là nhà báo nữ Hồng Đăng thì bên tổ chức sự kiện, event “Vàng son một thuở” là ca sỹ, MC Nguyễn Ngọc Châm tài năng và giám đốc truyền thông của chương trình lại chính là một nữ nhà báo, nhà

Nguyễn Trọng Tạo, gã “nhà quê” thứ thiệt đúng là vương giả trong những cuộc chơi. Có lẽ sân chơi cuộc đời chính là “live show” lớn nhất mà người nghệ sỹ độc diễn chính là nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoa khôi, á khôi tham gia cuộc thi (ảnh H. Linh).

Đi tìm Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024

(PLVN) - Cuộc thi "Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024" được tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm gương mặt Đại sứ du lịch hội tụ nhan sắc, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh xứng với danh hiệu Hoa hậu Du lịch Việt Nam, góp phần quảng bá sâu rộng đến bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hiện đại, năng động và không ngừng phát triển cùng với những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.