Đề xuất thành lập Ủy ban Giám sát và Kiểm soát nợ công

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Tính đến cuối năm 2015, nợ công/GDP của Việt Nam ở mức 62,2%, áp sát ngưỡng kiểm soát 65% của Quốc hội, tuy nhiên, theo tiêu chuẩn quốc tế, nợ công/GDP của Việt Nam đã vượt mức 100%. Thông tin của Trung tâm Nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV (TTNC) vừa công bố. Đơn vị này cũng đề xuất sớm thành lập Ủy ban Giám sát và Kiểm soát nợ công trực thuộc Quốc hội...

Tăng nhanh sát ngưỡng

Theo TTNC, trong giai đoạn 2011- 2015, nợ công gia tăng nhanh chóng với mức 16,7%/năm. Đến cuối năm 2015, về số tuyệt đối, dư nợ công lên đến 2.608 nghìn tỷ đồng, gấp 1,9 lần so với cuối năm 2011 (1.393 nghìn tỷ đồng); về số tương đối, nợ công/GDP ở mức 62,2%, áp sát ngưỡng kiểm soát 65% của Quốc hội. 

Đáng lưu ý, nhiều chuyên gia cho rằng quy mô nợ công thực tế có thể đã cao hơn so với mức công bố do cách thức xác định nợ công của Việt Nam và một số tổ chức quốc tế uy tín có sự khác biệt. 

Cụ thể, nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam dựa trên nguyên tắc: trách nhiệm thanh toán thuộc về chủ thể đi vay; còn nợ công theo tiêu chuẩn 

quốc tế được xác định trên cơ sở: chủ sở hữu thực sự hay pháp nhân đứng sau chủ thể đi vay phải có trách nhiệm thanh toán. Theo đó, nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ bằng nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam cộng với nợ của Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội và một số địa phương. Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều chuyên gia đưa ra ước tính và cho rằng tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã vượt mức 100%.

“Theo thông lệ quốc tế, ngưỡng nợ công tối ưu (nhằm đảm bảo nợ công là động lực giúp tăng trưởng kinh tế) thông thường cho các nước phát triển là 90%, các nước đang phát triển có nền tảng tốt là 60% và có nền tảng kém là 30-40%.Vì vậy, mức ngưỡng nợ công/GDP được Quốc hội đề ra là 65% là phù hợp  với thông lệ quốc tế; và việc vượt ngưỡng tối ưu có thể tiềm ẩn rủi ro…” - Báo cáo của TTNC lưu ý.

Áp lực

Mặc dù, theo các tổ chức quốc tế và trong nước, khả năng vỡ nợ của Việt Nam là khá thấp, nhưng trên thực tế, nợ công vẫn đang là vấn đề cấp bách, bởi chỉ tiêu nợ phải trả (nợ gốc và lãi) có nguy cơ tiến sát vượt ngưỡng cảnh báo và nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nguồn trả nợ công không bền vững.

Hiện nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung, dài hạn/thu ngân sách nhà nước (NSNN) đã tăng lên 22,3% (ngưỡng an toàn 25%), chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ/thu NSNN tăng lên 38% vào năm 2014 và 45% năm 2015; hệ quả là, tình trạng vay để trả nợ gốc ngày càng tăng, lên đến 80.000 tỷ năm 2014 và 150.000 tỷ năm 2015. Tuy nhiên, khả năng gia tăng thu ngân sách/GDP giảm mạnh, cụ thể năm 2011 là 25,9%  xuống 22,1% năm 2015 và dự kiến tiếp tục giảm. 

Cùng với những hạn chế trong quản lý nợ công, TTNC chỉ ra 3 bất cập lớn trong sử dụng nợ công, đó là: Hiệu quả sử dụng không cao; một phần đáng kể của nợ công được sử dụng để trả nợ thay cho đầu tư phát triển; và cơ cấu chi ngân sách không bền vững, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nợ công.

Đáng ngại, trong thời gian tới, nợ công vẫn đang đứng trước áp lực tăng do: Cơ cấu thu chi ngân sách (sự sụt giảm của tỷ lệ thu ngân sách/GDP trong khi nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng khoảng 10-12% GDP/năm giai đoạn 2015- 2020 vượt xa khả năng của NSNN); yêu cầu tăng trưởng kinh tế gây áp lực nên nợ công (Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đã được xác định ở mức 6,5-7%/năm, mức khá tham vọng trong bối cảnh hiện nay); và nợ ưu đãi nước ngoài sẽ giảm dẫn tới yêu cầu về các nguồn thay thế (giảm dần vốn ODA ưu đãi sau khi đạt đỉnh vào 2009).

Hoàn thiện bộ máy

Các chuyên gia của TTNC đặc biệt lưu ý đến việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nợ công, trong đó đề xuất cần sớm xem xét thành lập Ủy ban Giám sát và Kiểm soát nợ công (trực thuộc Quốc hội). Ủy ban này có chức năng: Giám sát các vấn đề nợ công và NSNN; giám sát, chỉ đạo hoạt động và sự phối hợp của các đơn vị liên quan tới các vấn đề trên; cấp phép và giám sát hoạt động của các cơ quan chuyên môn cao được phép cung cấp dịch vụ tư vấn và đấu thầu cho dự án dùng vốn nợ công; tham mưu cho Quốc hội về việc ban hành luật, trong đó có quy định về đãi ngộ/ chế tài đối với cá nhân liên quan tới hoạt động quản lý, sử dụng và giám sát nợ công; phê duyệt và giám sát các quyết định về NSNN, khoản vay và cho vay từ nguồn nợ công với một giá trị tối thiểu cho trước; dưới mức ngưỡng này, Bộ Tài chính tự xử lý, Ủy ban chỉ giám sát.

Cùng với đó, Bộ Tài chính cần: Đưa ra văn bản hướng dẫn thi hành Luật về nợ công, quản trị rõ ràng; xây dựng hệ thống quốc gia về khai báo các khoản vay; trong thẩm quyền được giao, tự ra quyết định về NSNN, phê duyệt các khoản vay và đầu tư trên cơ sở tham khảo ý kiến của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp đã được Ủy ban Giám sát và Kiểm soát nợ công chấp thuận. 

“Chính phủ cần giao Bộ Tài chính làm đầu mối xây dựng đề án nâng cao hiệu quả quản lý nợ công ngay trong quý 3/2016, để chính thức triển khai từ cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017” - TTNC đề nghị.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh minh họa.

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Đọc thêm

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...

Triển khai FTA Index giúp Bắc Giang định vị vị thế trong Hội nhập kinh tế Quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi triển khai FTA Index, Bắc Giang sẽ có cơ hội "định vị" rõ ràng vị thế của mình trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy các giải pháp về truyền thông và xúc tiến đầu tư mà còn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tận dụng tối đa các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, mở ra cơ hội lựa chọn những nhà đầu tư quốc tế phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Quang cảnh hội nghị nhóm các nước trong khối CPTPP tại thành phố Vancouver, Canada vào tháng trước. Ảnh: DW.
(PLVN) - Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) vào hôm nay, 15/12. Một số quan chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng vào hợp tác tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.