Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: 'Gừng càng già, càng cay'?

Còn nhiều tranh luận về tăng tuổi nghỉ hưu, đặc biệt với ngành đặc thù như nhà giáo.
Còn nhiều tranh luận về tăng tuổi nghỉ hưu, đặc biệt với ngành đặc thù như nhà giáo.
(PLVN) - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa chính thức đưa ra phương án sửa đổi quy định hiện hành về đề xuất nâng tuổi hưu cho người lao động bắt đầu từ năm 2021. Theo đó, dự thảo đưa ra 2 phương án, theo đó tuổi nghỉ hưu của nam sẽ tăng dần đến đủ 62 tuổi, nữ tăng dần đến đủ 60 tuổi. Cùng với đó, luật cũng quy định quyền nghỉ hưu sớm hơn 5 năm hoặc muộn hơn 5 năm để đáp ứng các nhu cầu khác nhau… Nhiều ý kiến cho rằng, không nên đánh đồng tuổi nghỉ hưu với các ngành nghề lao động trực tiếp…

Có “chiếm chỗ” của người trẻ?

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), ba lý do được bộ này lý giải cho đề xuất tăng tuổi hưu gồm: dân số đang già hóa, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu để bảo đảm cân bằng ổn định của quỹ bảo hiểm xã hội và khả năng lao động sau tuổi nghỉ hưu của người Việt Nam còn cao.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hoá), Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu là hợp lý vì thực tế vẫn có 42% người lao động sau nghỉ hưu tham gia vào thị trường lao động. Lương hưu của người lao động hiện rất thấp, bình quân chỉ khoảng ba triệu đồng. Nếu kéo dài thêm thời gian làm việc sẽ giúp người lao động tích lũy thêm quỹ hưu trí để có thể được hưởng tiền lương hưu cao hơn. Bên cạnh đó, việc tăng tuổi hưu cũng giúp Việt Nam có thể chuẩn bị đi trước đón đầu, tiếp cận với quá trình già hóa dân số sắp tới.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cũng khẳng định, việc tăng tuổi nghỉ hưu là “không thể trì hoãn”. Bộ trưởng Dung nhấn mạnh: “Không có chuyện người già tranh chấp chỗ của người trẻ, quan chức giữ ghế để làm việc và nếu không tăng tuổi nghỉ hưu thì sẽ truyền gánh nặng cho thế hệ sau”. 

Tuy nhiên, không ít đại biểu Quốc hội vẫn chưa đồng tình với đề xuất này. Theo đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội), Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, thực tế các quốc gia tăng tuổi nghỉ hưu là quốc gia thiếu lao động. Trong khi đó, Việt Nam mỗi năm có hơn một triệu lao động thất nghiệp, lại đang trong thời kỳ giảm biên chế.

Mặt khác, tại Việt Nam chủ yếu là lao động nặng nhọc, cơ bắp, không phù hợp để làm việc khi đã lớn tuổi. Chủ các doanh nghiệp cũng không muốn sử dụng người lớn tuổi vào lao động trực tiếp. Do đó, nếu tăng tuổi hưu, năng suất lao động sẽ không cao. Ngược lại, người trẻ sẽ thiếu việc làm, hậu quả đối với xã hội là rất lớn.

Đồng quan điểm, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cũng cho rằng, việc đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đã được bàn luận từ nhiều năm trước nhưng chưa nhận được sự đồng thuận của người lao động. Nhiều sinh viên hiện ra trường không có việc làm, nếu kéo dài tuổi nghỉ hưu sẽ mất đi cơ hội có việc làm của giới trẻ. Vì vậy, đến ngưỡng nào đấy nên khép lại tuổi lao động để tạo cơ hội cho giới trẻ có việc làm. Theo bà Mai, không nên vì sợ vỡ quỹ bảo hiểm mà đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu mà cần đánh giá rõ tác động của đề xuất này đối với các tầng lớp lao động.

Ở góc độ khác, đại biểu Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) chỉ quy định tăng tuổi nghỉ hưu với lao động nói chung. Tuy nhiên, các đối tượng, ngành nghề khác nhau cần có quy định tuổi nghỉ hưu khác nhau. Chẳng hạn như tuổi nghỉ hưu của thẩm phán toà án nhân dân tối cao hay kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là 65 tuổi, song cũng quy định rõ từ tuổi 60 trở đi, người lao động vẫn là thẩm phán và kiểm sát viên nhưng không giữ các chức vụ quản lý…

Ông đồng tình với đề xuất tăng tuổi hưu bởi đây là xu thế của thế giới trước sự già hóa dân số và bảo đảm an toàn của quỹ bảo hiểm xã hội hiện nay. Tuy nhiên, Luật Lao động nên có lộ trình tăng tuổi hưu và mức tăng phù hợp với các ngành nghề lao động khác nhau.

Còn theo ông Hiểu, Luật Lao động sửa đổi chỉ nên tăng tuổi nghỉ hưu với công chức, phần lớn viên chức và những ngành đặc thù đòi hỏi lao động trình độ cao. Ngược lại, không nên tăng tuổi hưu đối với những người lao động trực tiếp. Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam dẫn kết quả mà Hội đã khảo sát ở 5 tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh khác cho thấy: Lao động ở khu vực hầm lò độc hại, lao động một số ngành nghề nghiệp, cô giáo mầm non… hầu hết muốn được nghỉ hưu sớm.

Nhà giáo - “ Thầy già, con hát trẻ?”

Ở góc độ nghề đặc thù, có nên tăng tuổi hưu cho nhà giáo? Nhiều ý kiến cho rằng nên tăng vì “gừng càng già càng cay”, song cũng không ít ý kiến khẳng định đã hết thời “thầy già, con hát trẻ”. Theo nhiều ý kiến phân tích, nhà giáo, nhất là bậc mầm non và tiểu học, đa phần là phụ nữ, ở tuổi 50, 60, họ thay đổi tâm sinh lý rất nhiều, cơ thể đã mất sức rất nhiều do vừa hoạt động xã hội vừa phục vụ gia đình, sinh đẻ... Họ cần được nghỉ ngơi, do đó không nên tăng tuổi hưu cho họ cũng như phụ nữ nói chung. 

Hình minh họa
Hình minh họa

Và đứng trước dự thảo này, hơn ai hết, các nhà giáo đều cho rằng, với người trực tiếp đứng lớp trên 30 năm, “thầy già, con hát trẻ” không còn phù hợp. Bởi lẽ, công việc của một giáo viên đến lớp, để  đảm bảo kiến thức phải dành thời gian nghiên cứu trau dồi chuyên môn. Ngoài giờ dạy, giáo viên phải chấm trả bài kiểm tra, soạn giáo án, tham gia vô số các phong trào, hội thi, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, hội họp, chuyên đề, bồi dưỡng quanh năm…

Chưa kể,  giáo viên chịu áp lực về thành tích, thi đua, áp lực chất lượng về phía giáo viên và học sinh. Hơn nữa, giáo viên trực tiếp đứng lớp sắp về hưu hầu hết đều mắc bệnh nghề nghiệp như viêm phổi (hít bụi phấn), viêm thanh quản, viêm họng (do nói quá nhiều), đau dạ dày, tiểu đường, viêm khớp (đi lại nhiều), cao huyết áp, tim mạch (nóng giận khi xử lý học sinh vi phạm),… Do đó có thể nói giáo viên tới khi về hưu như hiện nay với nữ đủ 55 tuổi, nam 60 tuổi là trung bình khoảng 35 năm cống hiến là đã quá sức chịu đựng của giáo viên trực tiếp đứng lớp.

Từ một góc độ khác, chị Nguyễn Thị Phương chia sẻ câu chuyện thực tế: “Các con và cháu tôi lứa tuổi học cấp 2 và 3 hơn chục đứa, chúng nó nói không thích các thầy cô lớn tuổi vì ít cập nhật kiến thức mới, từ tin học tới ngoại ngữ hoặc ứng dụng những điều mới mẻ vào bài học. Chưa kể cách tiếp cận ứng xử với chúng thường thô bạo hơn các thầy cô trẻ bởi tâm lý mình nhiều kinh nghiệm, có “số má” quyền uy.

Bây giờ không phải là thời “thầy già con hát trẻ” mà “thầy trẻ, con hát trẻ”. Bạn tôi là giáo viên thuộc nổi tiếng ở trường chuyên mà còn cay đắng bảo: Lũ trẻ con thấy thầy cô lớn tuổi là chúng nó chán. Không chỉ vấn đề sức khỏe, sức ỳ... Tôi đã từng chứng kiến cảnh cả lớp, hàng chục đứa trẻ chỉ 6, 7 tuổi đầu ngồi lặng lẽ, ngơ ngác, sợ sệt, buồn tủi nhìn cô giáo của mình chì chiết, đay nghiến về một tội mà các em không hề phạm. Đơn giản chỉ vì cô mệt mỏi với tuổi tác, trầm cảm vì vị trí công việc, cuộc sống không như ý mà cứ phải kéo lê...

Nghề giáo là một nghề đặc thù, xin đừng đánh đồng với những nghề khác trong xã hội. Hãy cho các con đến trường với tâm thế chờ đợi một ngày vui.... Cũng có ý kiến đề nghị nên cho phép thầy cô gia hạn thời gian nghỉ hưu, khi đó ai còn sức và tâm huyết với nghề sẽ có thể tiếp tục còn ai muốn về hưu với con cháu thì về…

Nhiều ý kiến cũng cho rằng: Khi mà những người soạn thảo luật hẳn là chưa hình dung hết cảnh cô giáo mầm non đã ngoài 50 tuổi vẫn phải múa hát; chị công nhân dệt may ngồi còng lưng bên máy 10 tiếng mỗi ngày; hay anh công nhân điện tử mắt đã mờ vẫn phải cố đến ngày về hưu… thì việc tăng thêm 2 năm, 5 năm tuổi hưu là gánh nặng với họ đến mức nào?... Chưa kể, hiện có hàng ngàn cử nhân được đào tạo bài bản, công nghệ thông tin, ngoại ngữ rành rọt rất thích hợp cho việc đổi mới hiện nay, nhưng đành ngậm ngùi chờ kiến thức dần dần mai một theo thời gian vì không tìm được việc… 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào: Thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước

Hai Bộ trưởng BQP thực hiện nghi lễ chào cột mốc. (Ảnh: Phạm Cường)
(PLVN) -  Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (HNQPBG) Việt Nam - Lào lần thứ 2 diễn ra tại tỉnh Sơn La (Việt Nam) và tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã để lại ấn tượng sâu đậm. Thành công của chương trình góp phần củng cố tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương và Nhân dân khu vực biên giới hai nước cũng như quan hệ giữa hai Quân đội Việt Nam - Lào.

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bài 2: Đảng lãnh đạo - Tất yếu lịch sử đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bài 2: Đảng lãnh đạo - Tất yếu lịch sử đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(PLVN) -  Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu khách quan, có tính quy luật bảo đảm cho Nhà nước ta là “Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Cho nên, việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là lương tâm và trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng LB Nga Alexander Novak

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng LB Nga Alexander Novak
Sáng 23/10 (giờ địa phương), ngay sau khi đến Kazan, Cộng hoà Tatarstan, Liên bang Nga, để dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Alexander Novak; cùng dự có Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Maksim Reshetnikov và Bộ trưởng Công Thương Anton Alikhanov.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Kazan, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Kazan, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng
Sau hơn 8 giờ bay, vào lúc 10h23, theo giờ địa phương (tức 14h23 giờ Hà Nội), ngày 23/10, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Kazan, Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024.

Bảo đảm tính răn đe, đề cao tính nhân văn trong xử lý người chưa thành niên phạm tội

Đại biểu Phạm Văn Hoà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Qua thảo luận, các đại biểu thống nhất cao việc dự thảo Luật quy định giáo dục tại Trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng và quy định rõ từng trường hợp được áp dụng biện pháp này.

Đưa Việt Nam thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chào mừng các đại biểu quốc tế tới dự Hội nghị. (Ảnh: QĐND).
(PLVN) - Dự Hội nghị Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam, chiều 22/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam trở thành một ngành thế mạnh, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Halal trên thế giới.

Thủ tướng dự BRICS mở rộng: Minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP.
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, từ ngày 23 đến ngày 24/10. Chuyến công tác của Thủ tướng tiếp tục minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam, khẳng định vị thế là đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...

Phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) - Trung tâm dữ liệu quốc gia khi đưa vào triển khai hoạt động sẽ là tiền đề để thúc đẩy quá trình phát triển và đẩy mạnh khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu nâng tầm chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam theo kịp các quốc gia trên thế giới, bảo đảm điều kiện cho Việt Nam phát triển và hòa nhập với nền kinh tế số của thế giới.