Mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ: Giải pháp giúp người lao động hay 'cái bẫy'?

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Ngoài tăng tuổi nghỉ hưu, đề xuất mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa lên mức 400 giờ/năm được nêu trong dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) là một nội dung mà các đại biểu Quốc hội (QH) còn có ý kiến khác nhau.

Cần xây dựng phương án trả lương lũy tiến

Dự thảo Luật quy định mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành (từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm). Theo Tờ trình của Chính phủ, việc mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp (DN) và nhu cầu của một bộ phận người lao động (NLĐ).

Để khắc phục những tác động tiêu cực về làm thêm giờ và bảo đảm sức khỏe trước mắt cũng như lâu dài cho NLĐ, dự thảo Luật quy định nguyên tắc tự nguyện, theo đó chỉ khi NLĐ đồng ý thì DN mới được huy động làm thêm giờ. 

Dự thảo Luật cũng quy định việc trả lương ít nhất bằng 150% nếu làm thêm giờ vào ngày thường, 200% nếu làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần và 300% nếu làm việc vào ngày nghỉ lễ, Tết. Ngoài ra, dự thảo bổ sung quy định hai bên thỏa thuận trả lương lũy tiến cao hơn mức trên để bảo đảm ổn định và phát triển của DN cũng như bảo vệ quyền lợi tiền lương của NLĐ, thúc đẩy thương lượng về tiền lương phù hợp với điều kiện của từng DN…

Đồng ý với đề xuất của Chính phủ, ĐB Ngọ Duy Hiểu (Đoàn TP Hà Nội) cho hay, phía công đoàn không hề mong muốn giờ làm thêm nhưng trên thực tế NLĐ lương rất thấp, không làm thêm sẽ không đủ thu nhập trang trải cuộc sống.

Do đó, nếu NLĐ làm thêm giờ thì cần xây dựng phương án trả lương lũy tiến để hạn chế hậu quả xảy ra, ví dụ giờ làm việc thứ nhất là 5 USD, thì giờ thứ 2, thứ 3 phải 6 - 7 USD vì càng làm thêm nhiều giờ thì nguy cơ bị tai nạn của NLĐ ngày càng cao. Quy định như vậy cũng giúp tránh được việc DN huy động làm thêm giờ quá cao, ít tuyển lao động mới. 

Theo ĐB Trương Thị Bích Hạnh (Đoàn Bình Dương), thực tiễn cho thấy việc NLĐ phải làm thêm giờ quá quy định rất phổ biến, thậm chí làm nhiều gấp 2 - 3 lần; có DN tăng thời giờ làm thêm đến 1.000 giờ/năm trong khi luật hiện hành chỉ cho tối đa 300 giờ/năm. Việc làm thêm là vắt kiệt sức của NLĐ nhưng nếu công đoàn không đồng thuận thì NLĐ sẽ phản ứng vì tiền lương không đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho họ và gia đình nên họ muốn làm thêm giờ. 

ĐB Hạnh đề nghị cân nhắc mối quan hệ giữa làm thêm giờ và tiền công làm thêm; giữa mối quan hệ giữa làm thêm giờ với việc nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động của NLĐ; tăng lũy tiến tiền lương làm thêm giờ.

ĐB Hạnh cho hay: “Có ý kiến cho rằng tính như vậy là khó. Tôi cho rằng không có gì khó cả. Tiền điện tính theo bậc thang được, không lý gì tiền lương làm thêm giờ lại không tính lũy tiến được. Phải chấm dứt việc nhân công giá rẻ, mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ phải đảm bảo quyền lợi của NLĐ vì họ phải chịu rất nhiều hệ lụy khi làm thêm giờ. Cần quy định rõ trong luật về mức lương lũy tiến khi làm thêm giờ vì nếu để  cho NLĐ và DN tự thỏa thuận sẽ không khả thi”.

Cái bẫy?

Không đồng tình với nội dung dự thảo, ĐB Trần Văn Lâm (Đoàn Bắc Giang) cho rằng việc mở rộng khung làm thêm giờ tối đa sẽ mâu thuẫn với mục tiêu sửa Luật Lao động là để bảo vệ và tái tạo sức lao động cho NLĐ cũng như phát triển lực lượng lao động. Khung thêm giờ tối đa hiện nay đã là 300 giờ, tăng thêm 100 giờ, tức gấp đôi so với mức quy định trong khi điều kiện lao động, sức vóc của con người Việt Nam còn thua so với một số nước.

Bên cạnh đó, việc mở rộng khung làm thêm giờ như vậy càng hấp dẫn lực lượng lao động thích làm thêm giờ để được hưởng thù lao cao. Đó là một cái bẫy vì các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư luôn muốn làm sao để rút ngắn chu trình đầu tư, thu hồi vốn nhanh.

Như vậy, người ta lại càng sử dụng làm thêm giờ vì việc này sẽ giúp tiết kiệm được nhiều khoản chi phí, đặc biệt là chi phí đào tạo, chi phí quản lý… Đây sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư đẩy nhanh tốc độ, luân chuyển vốn mang về lợi nhuận cao. 

Theo ĐB Lâm, quy định trên “nhìn thì có vẻ tốt nhưng nếu tính về lâu dài và sức vóc, khả năng tái tạo sức lao động của người Việt Nam thì thiệt thòi sẽ rất lớn. 300 giờ hiện nhiều trường hợp làm việc đã kiệt quệ rồi, nếu mở rộng thì nguy cơ rất lớn tác động đến lực lượng lao động. Đề nghị giữ nguyên như hiện tại. 

ĐB Nguyễn Văn Quyền (Đoàn Cần Thơ) cũng đề nghị cân nhắc kỹ quy định tăng thời gian làm thêm lên 100 giờ và nếu tăng chỉ thêm 50 giờ là cùng. Nếu tăng giờ, DN sẽ tận dụng kỹ năng của công nhân lành nghề, trong khi đó số người thất nghiệp đang còn nhiều, nếu tăng giờ làm thêm lên cao quá sẽ mất đi công ăn việc làm của những người không có việc làm.

ĐB Phạm Quang Thanh (Đoàn Hà Nội) cũng bày tỏ không đồng tình với đề xuất tăng giờ làm thêm tối đa với lý do việc này sẽ làm hụt giờ làm của lao động mới vì lao động cũ làm thêm sẽ dễ quản lý hơn là tuyển lao động mới, lại không phải lo bảo hiểm. Chưa kể NLĐ mải làm thêm sẽ không có thời gian chăm sóc cho gia đình. Tốc độ đào thải NLĐ chắc chắn sẽ nhanh hơn. 

Trong khi đó, ĐB Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau) thì đề nghị cân nhắc tới bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Khi áp dụng tiến bộ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, người ta giảm giờ làm, giải phóng sức lao động thì chúng ta lại đi tăng thời gian thỏa thuận về giờ làm việc. Như vậy liệu có thuyết phục không? Vì vậy, chỉ nên thỏa thuận giờ làm thêm để tận dụng giá trị lao động gia tăng của khu vực trí thức, cá nhân có kỹ năng quản lý lãnh đạo. 

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...