Đề phòng xuất hiện El Nino, Hà Nội có thể ảnh hưởng 2 cơn bão

Hà Nội cố gắng hạn chế tình trạng ngập úng sau mưa tại các tuyến phố. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Hà Nội cố gắng hạn chế tình trạng ngập úng sau mưa tại các tuyến phố. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Dự báo, khu vực Hà Nội có khả năng chịu ảnh hưởng của 1-2 cơn bão. Thời gian ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới chủ yếu sẽ tập trung vào tháng Bảy, tháng Tám và tháng Chín.
Năm 2015, dự báo thời tiết có những diễn biến phức tạp, có khả năng xuất hiện El Nino trong mùa mưa bão này.
Dự báo, sẽ có khoảng 9-10 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó, khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. 
Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm khu vực Hà Nội, có khả năng chịu ảnh hưởng của 1-2 cơn bão. Thời gian ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới chủ yếu sẽ tập trung vào tháng Bảy, tháng Tám và tháng Chín.
Trước tình hình thời tiết diễn biến bất thường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ông Nguyễn Vĩnh Liên, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Phó Chánh văn phòng Phòng chống thiên tai thành phố Hà Nội cho biết các ban, ngành có liên quan cần xây dựng, triển khai các kế hoạch, phương án phòng chống lụt, bão.
Các đơn vị tập trung hoàn thành các hạng mục tu bổ đê điều, công trình thủy lợi, công trình phòng chống lũ bão năm 2015. 
Các nhà thầu thi công cần chủ động xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thi công, đặc biệt là các công trình nhà cao tầng và công trình đang xây dựng liên quan đến đê điều. 
Trong trường hợp mưa lớn xảy ra từ 200mm trên diện rộng, giải pháp trước mắt trong tiêu úng là tuân thủ phương châm "bốn tại chỗ" phối hợp điều hành đồng bộ giữa tiêu úng nội thành và ngoại thành. 
Khi có mưa lớn Hà Nội sẽ áp dụng phương án tiêu nước ra 3 vùng gồm Vùng tiêu Sông Tích, Thanh Hà (hữu Đáy); vùng Sông Nhuệ (tả Đáy) và vùng Bắc Hà Nội thuộc sông Cà Lồ, sông Đuống. 
Hà Nội cũng chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tập trung tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về ý thức bảo vệ công trình thủy lợi; kiên quyết giải tỏa các vi phạm trên dòng chảy và kịp thời ngăn chặn các vi phạm mới, tái vi phạm trên các sông, kênh chính đặc biệt là trục chính sông Nhuệ.
Các doanh nghiệp thủy lợi thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi bảo đảm vận hành an toàn phục vụ sản xuất, chống úng vụ mùa năm 2015. 
Hiện nay, Hà Nội có tổng số 2.033 trạm bơm; trong đó có 122 trạm bơm dã chiến, các doanh nghiệp thủy lợi của thành phố quản lý 568 trạm bơm, Ủy ban Nhân dân cấp huyện quản lý 1.465 trạm bơm.

Đọc thêm

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.