Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống

Phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội (QH) về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược vừa qua, cho ý kiến về vấn đề kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử, Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn Bình Định) bày tỏ hoàn toàn đồng tình với việc quy định cho phép bán thuốc bằng giao dịch điện tử như trong dự thảo Luật bởi vấn đề này hiện đã và đang diễn ra. “Chúng ta chỉ cần gửi tin nhắn Zalo đến nhà thuốc thì ngay lập tức sẽ có thuốc ship đến tận nhà. Chúng ta cấm không được mà cần phải quy định chặt chẽ việc này”, Đại biểu nhấn mạnh.

“Hiến kế” để quản lý chặt chẽ việc kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử, Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, cần đảm bảo thuốc bán online phải được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Các thuốc bán qua thương mại điện tử phải bao gồm thuốc không kê đơn và các thuốc theo đơn nhưng phải được cơ sở y tế kê trên hệ thống đơn thuốc điện tử, sổ khám bệnh điện tử và bệnh án điện tử. Cùng với đó, nhà thuốc được bán online cần đảm bảo tiêu chuẩn Bộ Y tế ban hành và thẩm định cấp phép.

Theo Đại biểu, khi Luật được thông qua, nếu Bộ Y tế có thông tư hướng dẫn để triển khai thử nghiệm ngay tại các nhà thuốc của bệnh viện đã triển khai đầy đủ bệnh án điện tử, chắc chắn các bệnh viện sẽ triển khai, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, hạn chế tình trạng lộn xộn như hiện nay và theo chiều ngược lại, tránh tình trạng nhiều người vi phạm pháp luật vì tư duy “không quản lý được thì cấm” khi Luật có hiệu lực.

Có thể thấy, ý kiến của Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đã thể hiện rõ việc quán triệt yêu cầu từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm” đã được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV. Trong phát biểu, Tổng Bí thư chỉ rõ, trong 3 “điểm nghẽn” lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì “thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”.

Chia sẻ bên lề QH, Đại biểu Mai Văn Hải (Phó Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Thanh Hóa, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH) cho biết ông rất ấn tượng với chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm liên quan đến đổi mới công tác lập pháp; trong đó có vấn đề đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, tránh tình trạng “không quản được thì cấm”. “Tôi đồng tình với quan điểm: quy định của pháp luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài. Luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc, còn những vấn đề mang tính chất chi tiết, thường xuyên biến đổi thì giao cho Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương quy định để đảm bảo linh hoạt trong điều hành. Tuyệt đối không hành chính hóa hoạt động của QH, luật hóa các quy định của nghị định và thông tư”, Đại biểu Mai Văn Hải cho biết.

Theo Đại biểu, đây là vấn đề rất cần thiết và quan trọng để tránh tình trạng luật có thời gian, tuổi thọ ngắn; đồng thời cũng góp phần nâng cao tính thượng tôn pháp luật, đưa các quy định đi vào thực tiễn tốt hơn.

Hệ thống pháp luật phải là “điểm tựa” thúc đẩy phát triển đất nước

Khẳng định, thời gian qua, chúng ta đã nỗ lực rất nhiều để hoàn thiện thể chế, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, thể chế liên quan đến văn hoá, xã hội nhưng Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH) thể hiện sự đồng tình với đánh giá trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về những tồn tại, hạn chế trong công tác lập pháp. “Những phát biểu của Tổng Bí thư về công tác lập pháp rất đúng với thực trạng của hệ thống luật pháp thời gian qua. Đó là chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu, hệ thống luật pháp vẫn chưa ổn định, tuổi thọ của một số luật còn ngắn, phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Do đó, tư duy mà Tổng Bí thư đưa ra là rất đúng”, Đại biểu nói.

Theo Đại biểu Trần Hoàng Ngân, trên cơ sở chỉ đạo của Tổng Bí thư, các cơ quan soạn thảo luật, lập pháp phải xem xét kỹ lưỡng; khi thảo luận thì cần tập trung vào tính khả thi, lâu dài của luật, đảm bảo phù hợp với thực tiễn Việt Nam nhưng đồng thời cũng có sự tiếp thu những tinh hoa của thế giới để đảm bảo cho hệ thống pháp luật của Việt Nam không trở thành “điểm nghẽn” mà là “điểm tựa” để thúc đẩy sự phát triển của đất nước; giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, quản trị quốc gia một cách hữu hiệu hơn.

Lấy ví dụ về những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng kết cấu hạ tầng vừa qua như khánh thành Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên); đưa vào khai thác hơn 2.000km đường bộ cao tốc..., Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng đây là kết quả của cơ chế, thể chế thông thoáng cùng quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn và trình độ khoa học, kỹ thuật trong nước, giúp chúng ta tự tin, tự chủ, tự lực thực hiện được.

Tại Kỳ họp thứ 8, QH sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật, dự thảo nghị quyết. Theo Đại biểu Trần Hoàng Ngân, các cơ quan cần quán triệt quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương. “Đây là vấn đề rất quan trọng, giúp giải quyết được rất nhiều thủ tục hành chính và quan trọng hơn đảm bảo là tiết kiệm, chống lãng phí. Việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương sẽ tạo nên thế chủ động, năng động, sáng tạo của các địa phương trong phạm vi luật pháp quy định, tạo đột phá phát triển”, Đại biểu cho hay.

Khẳng định tính đúng đắn của những chỉ đạo mà Tổng Bí thư đưa ra, Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Đoàn Nam Định) nêu quan điểm: “Chúng ta không thể cấm những cái không quản được, mà phải khơi thông nguồn lực cho phát triển, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp. Những nhiệm vụ chính trị mà Tổng Bí thư đã giao cho QH ngắn gọn, dễ hiểu nhưng tôi nghĩ rằng để thực hiện được đòi hỏi trách nhiệm, nỗ lực của QH và bản thân từng đại biểu QH”. Phân tích, Đại biểu cho biết, hiện nay, chúng ta vẫn có tư duy là đưa các quy định từ thông tư, nghị định thành luật nhưng việc đó đã dẫn đến những khó khăn nhất định cho việc triển khai. Ví dụ, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được QH thông qua nhưng luật rất dài và các địa phương hiện vẫn lúng túng trong việc triển khai nhiều nội dung, điển hình là việc định giá đất. “Với quan điểm của Tổng Bí thư thì chúng ta xây dựng luật ngắn gọn hơn, chỉ quy định những nguyên tắc chung, còn những gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các Bộ, ngành thì để Chính phủ và các Bộ, ngành quy định. Thực hiện như vậy sẽ đảm bảo các luật ngắn gọn, có sức sống lâu dài và giúp cho điều hành của Chính phủ được linh hoạt hơn, tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong thể chế”, Đại biểu nói.

Tin cùng chuyên mục

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Cải cách hành chính trong công tác giám định tư pháp tại Trung tâm Pháp y Hà Nội: Củng cố niềm tin của cơ quan tố tụng và người dân

Trong hai năm gần đây, CCHC đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận tại Trung tâm Pháp y Hà Nội. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, công tác cải cách hành chính (CCHC) là một công tác trọng điểm của cả bộ máy nhà nước, ngành Y tế cũng không ngoài cuộc. Trung tâm Pháp y Hà Nội, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ của ngành Y tế còn là một trong những tổ chức thực hiện pháp luật về giám định tư pháp, hỗ trợ các cơ quan tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự có nội dung cần phải giám định pháp y. Do đó, công tác CCHC đặc biệt quan trọng để rút ngắn thời gian giám định, sớm ra bản kết luận giám định để cơ quan điều tra, tố tụng có căn cứ giải quyết, không để án tồn đọng, không để người dân mất niềm tin.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ xát thực tế

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà phát biểu tham luận tại Hội thảo Thương mại quốc tế trong bối cảnh mới: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) -  Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ xát thực tế.

Bảo đảm “đúng vai, đúng thẩm quyền” trong xây dựng pháp luật

Hình ảnh Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh trong bài: Quochoi.vn).
(PLVN) -  Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật đã có bước tiến rất dài, hệ thống pháp luật của chúng ta đã cơ bản đồng bộ, hoàn thiện và đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, tư duy xây dựng pháp luật cần phải có sự đổi mới có tính bứt phá để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Bế mạc Kỳ họp thứ 8 - Tạo tiền đề tốt nhất bước vào kỷ nguyên mới

Các đại biểu dự phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 30/11, sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc.

Cần tái giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - Bài 3: Bảo đảm thực thi đầy đủ các mục tiêu đề ra trong sắp xếp đơn vị hành chính

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long. (Ảnh: Nguyễn Thủy)
(PLVN) -  Để có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về thực trạng của quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cả nước tính đến nay, Báo Pháp luật Việt Nam đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long.