Đề nghị tôn vinh doanh nhân là anh hùng nếu tạo được 10.000 việc làm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Cup Thánh Gióng cho doanh nhân tiêu biểu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Cup Thánh Gióng cho doanh nhân tiêu biểu.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng TW các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, kiến nghị với Thủ tướng: Chính phủ nên lấy tiêu chí giải quyết công ăn việc làm là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá đóng góp của doanh nhân đối với đất nước, để có thể phong cho họ các danh hiệu dũng sĩ, anh hùng.

“Chúng tôi, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng tạo việc làm cho người lao động là sứ mệnh cao cả của mình trước Tổ quốc. Chúng tôi rất mong cả hệ thống chính trị sẽ hậu thuẫn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện sứ mệnh này”, ông Vũ Tiến Lộc bày tỏ.

Cũng theo ông Lộc, nếu doanh nghiệp tạo được 10 việc làm đàng hoàng cho người lao động thì cấp xã nên ghi nhận, nếu tạo 100 việc làm thì cấp huyện tôn vinh, 1.000 việc làm thì tỉnh tôn vinh, ghi nhận. Còn nếu tạo 10.000 việc làm đàng hoàng thì Thủ tướng và Chính phủ tôn vinh doanh nhân là những dũng sĩ, anh hùng.

Kiến nghị được đưa ra tại lễ phát động phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập - phát triển”, mới đây.

Tại buổi lễ, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cam kết: "Chúng tôi hứa sẽ triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của phong trào thi đua yêu nước mà Thủ tướng đã giao là phải đoàn kết, hợp tác, đổi mới, sáng tạo, phải tuân thủ luật pháp, phải liêm chính, thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội và văn hóa kinh doanh".

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, bốn nhiệm vụ trên như bốn trụ cột của ngôi nhà doanh nghiệp. Bốn động cơ để đoàn tàu doanh nghiệp Việt Nam vững tiến tới mục tiêu đất nước có trên 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020.

Tại buổi lễ, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện “3 đồng hành, 5 hỗ trợ" với cộng đồng doanh nghiệp.
"Ba đồng hành" là đồng hành đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh; đồng hành trong hoàn thiện thể chế, pháp luật trên các lĩnh vực như xuất nhập khẩu, thuế, đất đai, xây dựng, tín dụng, đầu tư… bảo đảm công khai, minh bạch, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; đồng hành và thực hiện tốt cơ chế đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nghiệp, nhất là trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế vùng và địa phương. Tiếng nói của doanh nghiệp sẽ được Thủ tướng lắng nghe thường xuyên.

Năm hỗ trợ là: Hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động; hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm quyền kinh doanh bình đẳng, tiếp cận nguồn lực và cơ hội; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Sáng 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp thứ nhất.

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 4: Dấu ấn ngành Tư pháp ​

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11/2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh có những thách thức chưa từng có tiền lệ, nhiều sự việc pháp lý nảy sinh đột xuất cần giải quyết kịp thời và hiệu quả; trên tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “vướng mắc phải tháo gỡ, thách thức phải vượt qua”, Bộ, ngành Tư pháp đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, triển khai kịp thời các nhiệm vụ, để lại những dấu ấn nổi bật.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương
Chiều 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến Đại hội XIV của Đảng.

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường. Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự gặp mặt và phát biểu chỉ đạo. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Vun đắp quan hệ đoàn kết – Trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu

Vun đắp quan hệ đoàn kết – Trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu
Sáng 18/11, Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile và Cộng hoà Peru, cũng như tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình dương (APEC) 2024.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường. Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự gặp mặt và phát biểu chỉ đạo.

Thủ tướng hội đàm với Tổng thống Brazil: Việt Nam – Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Thủ tướng hội đàm với Tổng thống Brazil: Việt Nam – Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, ngày 17/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva. Hai bên thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại chương trình (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - “Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, gắn bó và bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc..., khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ không ngừng được củng cố ngày càng vững chắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định.