Để không còn cảnh trang thiết bị y tế “nằm đắp chiếu”

Rất nhiều nguyên nhân được ngành chủ quản lý giải cho việc sử dụng trang thiết bị y tế chưa hiệu quả. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Rất nhiều nguyên nhân được ngành chủ quản lý giải cho việc sử dụng trang thiết bị y tế chưa hiệu quả. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
(PLO) - Trước  tình trạng vô vàn máy móc, trang thiết bị ở rất nhiều cơ sở y tế đang bị khai thác, sử dụng một cách rất lãng phí…  một loạt giải pháp đã được Bộ Y tế đưa ra để giải quyết tình hình. Tuy nhiên, một giải pháp hữu hiệu và đủ mạnh nghe chừng còn quá xa vời. 
Lãng phí và gian dối
Như báo chí đã phản ánh, cuối năm 2014 gần trăm trang thiết bị y tế (TTBYT) bị hỏng hóc, không còn sử dụng được nữa đã bị phát hiện tại Bệnh viện (BV) Bãi Cháy, Quảng Ninh. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở y tế này cũng không cung cấp được giấy tờ, tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các loại trang thiết bị này. 
Trung tuần tháng 8/2014, Đội quản lý thị trường số 14 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với Đội kinh tế tổng hợp - Phòng PA81 (Công an Hà Nội) tiến hành kiểm tra 3 cơ sở kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh (số 38, 73, 111 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội) cũng đã phát hiện và tạm giữ 12 máy chiếu, chụp có dấu hiệu vi phạm…
Tình trạng máy móc, TTBYT sử dụng kém hiệu quả và không công khai, minh bạch không chỉ diễn ra tại các cơ sở này mà xảy ra ở rất nhiều cơ sở y tế trong cả nước. Để phát hiện và chấn chỉnh tình trạng trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chỉ đạo ngành y tế phải vào cuộc, quá trình thanh, kiểm tra cho thấy sai phạm chồng sai phạm và không chỉ dừng lại ở đó. 
Điển hình nhất phải kể đến vụ mập mờ trong việc mua sắm TTBYT vừa được phanh phui tại Sở Y tế Đắk Lắk và một số đơn vị trực thuộc. Đáng buồn hơn khi tổng số tiền mua sắm số TTBYT đó lên tới hơn 150 tỷ đồng, trong đó có nhiều thiết bị đang “nằm đắp chiếu” trong kho. Không chỉ có vậy, nhiều hợp đồng mua thiết bị y tế chính hãng Mỹ, Nhật Bản, CHLB Đức nhưng qua thanh tra cho thấy đó là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc không có nhãn mác. 
Cụ thể, năm 2012 BV Đa khoa huyện Ea H’Leo được trang bị hệ thống khí y tế giá 234 triệu đồng. Đơn vị trúng thầu là Trung tâm kỹ thuật thiết bị y tế Minh Tâm cam kết thiết bị này của Hãng Smyth (Mỹ). Tuy nhiên, thực tế kiểm tra lại... thiết bị không có nhãn mác. 
Năm 2014, BV này cũng được trang bị máy hút ẩm công nghiệp HM630 EB, dòng máy compressor giá 20 triệu đồng. Đơn vị trúng thầu là Cty TNHH thương mại TTBYT Tây Nguyên khẳng định đây là công nghệ “chính hãng Nhật Bản”, nhưng qua kiểm tra lại là “made in China” (sản xuất tại Trung Quốc)…
Nâng cao nhân lực là khắc phục được thực trạng?
Có rất nhiều nguyên nhân được ngành chủ quản lý giải cho việc vô vàn TTBYT “nằm đắp chiếu” trong kho chứa đồ cũ hỏng, trong khi máy móc, TTBYT vẫn thiếu, thậm chí không có để phục vụ công tác khám chữa bệnh. Trong đó, có ba nguyên nhân chính, là: nhân lực yếu; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng chưa đáp ứng; công tác tư vấn, cải tiến kỹ thuật chưa nâng cao. 
Cụ thể, theo nhận xét của Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, thực trạng đầu tư của chúng ta chưa thực sự cân đối giữa việc xây lắp và TTBYT cũng như mua sắm và sử dụng. TTBYT nhìn chung còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực. 
Hầu hết các TTBYT đang sử dụng tại các cơ sở y tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tư và đổi mới, nhiều địa phương không có đủ kinh phí để mua vật tư tiêu hao và bảo trì, bảo dưỡng; năng lực của cán bộ kỹ thuật TTBYT thì chưa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ; chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật thiết bị y tế còn thấp so với yêu cầu. 
Nhiều BV tỉnh chưa có phòng quản lý vật tư – TTBYT và còn ghép với Khoa Dược; các xí nghiệp sản xuất TTBYT còn ít, chủng loại nghèo nàn, chất lượng sản phẩm chưa cao…
Để khắc phục tình trạng này, tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng TTBYT” vừa được Hội TTBYT Việt Nam tổ chức hôm qua (4/11) tại Hà Nội, ông Hà Đắc Biên, đại diện Hội TTBYT Việt Nam cho rằng, việc trước mắt mà chúng ta cần thiết phải làm là chú trọng hoạt động đào tạo nhân lực. 
Cụ thể, nên tăng cường đào tạo cho cán bộ TTBYT theo hướng “cầm tay chỉ việc”. Đồng thời với việc thành lập các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa tại 3 cấp Trung ương, vùng và tỉnh…, tiến tới xây dựng các trạm sửa chữa, bảo dưỡng TTBYT tại các vùng miền với sự hỗ trợ của các nhà sản xuất, thông qua các nhà phân phối chính thức tại Việt Nam. 
Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn đến công tác tư vấn TTBYT. Đặc biệt, Bộ Y tế cần có văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các phòng vật tư – TTBYT của các BV, vì hiện nay chức năng, nhiệm vụ của đơn vị này tại các cơ sở y tế rất khác nhau, thậm chí trong cùng tuyến cũng không giống nhau…

Đọc thêm

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.