Cô giáo Cao Tố Nga, Phó hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền, giáo viên cốt cán môn văn thành phố chia sẻ một vài kinh nghiệm làm bài để đạt điểm cao môn học này.
Trước hết, để làm bài thi tốt, học sinh cần nắm vững cấu trúc đề thi, tiếp đó, củng cố, tích lũy kiến thức và có kỹ năng làm bài (trình bày). Về cấu trúc đề thi môn văn, đây là năm thứ ba, Bộ GD-ĐT áp dụng cấu trúc đề thi gồm hai phần: phần chung và phần riêng. Phần chung có 2 câu, câu 1: 2 điểm, câu 2: 3 điểm. Trong đó, câu 1 là câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức học sinh về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách các tác gia văn học Việt
Phần riêng của đề thi gồm 2 câu: 3a và 3b, mỗi câu 5 điểm. Thí sinh được phép chọn 1 trong hai câu để làm bài, không kể thí sinh học chương trình chuẩn hay nâng cao. Yêu cầu của phần thi này là kiểm tra năng lực cảm thụ văn học, kỹ năng viết bài nghị luận văn học. Trong đó, đề thi yêu cầu thí sinh phân tích hoặc cảm nhận một trích đoạn, một hình tượng, một nhân vật hoặc một giá trị nội dung tư tưởng. Quá trình làm bài, thí sinh phải bộc lộ được năng lực cảm thụ văn chương, nắm vững các thao tác nghị luận, biết cách tổ chức một bài văn nghị luận. Trong đó, thí sinh cần chú trọng xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, tránh viết lan man, dài dòng mà không rõ ý.
Quá trình ôn tập môn văn, thí sinh rà soát lại kiến thức, kết hợp ôn tập kiến thức và kỹ năng. Cụ thể, tập làm dàn àn ý, tập viết mở bài, kết bài, tập viết các mở đoạn có chứa các luận điểm... Một điều rất quan trọng, bài viết môn văn cần trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết đúng chính tả, chữ đẹp thì càng tốt. Nên làm lần lượt từng câu, tạo tâm lý thoải mái, thuận chiều cho giáo viên chấm bài.
Minh Anh ghi