Do đó, chưa có hệ thống kè cơ bản bên ngoài, sóng biển gây sạt lở nghiêm trọng một đoạn khoảng 400 mét từ bờ Bắc T25 (U Minh), dù rừng phòng hộ nơi đây có bề dầy từ 18 - 40 mét. Tương tự với hiện trạng như trên, nhưng đai rừng còn rất mỏng, chỉ khoảng 3 mét với cây rừng thưa thớt, 230 mét đoạn bờ bắc Vàm Ba Tỉnh (Trần Văn Thời, Cà Mau), cũng đang sạt lở nghiêm trọng.
Đê biển, bờ biển Cà Mau vẫn xuất hiện nhiều vị trí sạt lở, nguyên nhân không còn đai rừng phòng hộ, sóng biển gây áp lực lên thân đê trong những đợt triều cường dâng cao. |
Tuy nhiên, đối với đoạn bờ Bắc và Nam Sào Lưới (Trần Văn Thời, Cà Mau), đã có gần 2.000 mét đang bị sạt lở nghiêm trọng, trong đó có đến trên 600 mét không còn đai rừng phòng hộ. Do đó, đai rừng phòng hộ ngày càng bị thu hẹp, nhiều vị trí không còn đai rừng, triều cường đưa sóng biển gây áp lực rất lớn lên thân đê. Cụ thể, tại 02 vị trí sạt lở này đã có dự án kè cơ bản bên ngoài với chiều dài toàn tuyến 5.447 mét.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết: Những đoạn đê dù có kè cơ bản bên ngoài, tuy nhiên do không còn đai rừng phòng hộ, việc sạt lở vẫn diễn ra. Điển hình tại huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), từ đoạn bờ Bắc Kinh Mới, sạt lở vào tận chân đê với chiều dài 65 mét. Song song đó, đoạn bờ Nam Kinh Mới hướng về Kênh Tư cũng đã sạt lở một đoạn 85 mét, làm hư hại chân đê…
Sóng biển do những đợt triều cường dâng cao gây áp lực lên thân đê, kè hộ đê biển bằng rọ đá chưa đạt hiệu quả. Do đó, Sở, ban ngành có liên quan nhanh chóng triển khai giải pháp ứng phó tốt nhất. |
Trước diễn biến thực trạng sạt lở nghiêm trọng bờ biển, đê biển tại Cà Mau, phương pháp kè hộ chân đê bằng đá hộc bị lún, sóng đánh lâu ngày đã làm những viên đá nhỏ rơi ra khỏi lưới, kéo theo tạo ra những lỗ hổng lớn, làm cho những hộc đá không còn đảm nhiệm chức năng phá sóng, gây sạt lở mái đê.
Thực trạng này đang diễn ra tại đoạn kè khẩn cấp khu vực cống Tiểu Dừa (U Minh) và kè khẩn cấp từ Vàm Đá Bạc - Vàm Kinh Mới (Trần Văn Thời, Cà Mau). Qua khảo sát của ngành chức năng, sạt lở ven biển còn xảy ra tại bờ Bắc và Nam Kênh Tám, Bắc và Nam Cống Bảy Ghe…
Cùng với đó, tình hình sụt lún thân đê tại Khánh Bình Tây (Trần Văn Thời, Cà Mau), ngoài 02 vị trí xảy ra sự cố trên với chiều dài trên 200 mét, hiện trên tuyến đê này xuất hiện 03 điểm nứt giữa tim thân đê với khoảng cách các khe nứt từ 3 - 5cm, kéo dài khoảng 280 mét, nguy cơ xảy ra sự cố trong thời gian tới là rất cao.
Công nhân dùng xe cuốc kè rọ đá hộ mái đê biển tại Vàm Kinh Mới (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau). |
Biến đổi khí hậu tác động ảnh hưởng rất mạnh mẽ và nhanh chóng, cho nên tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu hậu quả rất lớn. Ngoài giải pháp hiện thời, các Sở, ban ngành có liên quan cần đẩy mạnh hơn nữa giải pháp về kỹ thuật, xây kè tạo bãi trồng rừng ven biển.
Tuy nhiên, do sạt lở tại Cà Mau rất nghiêm trong, vì vậy, giải pháp thu hút về nguồn lực, nguồn kinh phí từ các nhà đầu tư tư nhân là rất quan trọng. Cho nên cần có cơ chế, chính sách, để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia trong công tác phòng chống sạt lở tại Cà Mau nói riêng, cả nước nói chung.